Ngày qua ngày, ga trải giường là nơi tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của bạn. Vì vậy tần suất giặt ga giường sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới làn da, sức khoẻ và thói quen sinh hoạt của bạn. Việc không thay ga gối thường xuyên có thể dẫn tới các bệnh về da liễu, dị ứng và các bệnh về đường hô hấp.
Mục lục
Nên thay ga gối bao lâu một lần — và tại sao cần làm vậy?
Theo bác sĩ da liễu Annie Gonzalez, Riverchase Dermatology, Miami, Mỹ, hầu hết mọi người nên giặt ga trải giường của mình ít nhất một lần hàng tuần. Việc này giúp loại bỏ các tế bào chết tích tụ trên giường từ da, bụi, dầu cơ thể và mồ hôi tiết ra.
Tiến sĩ Philip Tierno, là chuyên gia về vi trùng và vi sinh vật học tại Trường Y Grossman, Đại học New York, Mỹ cũng đồng ý rằng việc giặt ga trải giường hàng tuần là điều cần thiết.
Theo thời gian, chăn, ga và gối tích tụ các mảnh vụn tế bào da người, hơn nữa bụi bẩn, mồ hôi, cặn và dầu từ kem dưỡng da nếu có dùng, các mảnh thức ăn, thậm chí lông động vật và vết phân. Đó là lý do tại sao tiến sĩ Tierno khuyên bạn nên sử dụng ga giường và chú ý giặt sạch chúng sau mỗi lần sử dụng.
Nên giặt ga trải giường thường xuyên hơn khi nào?
Cần giặt ga trải giường ít nhất là hai lần/tuần trong các trường hợp sau:
- Nếu bạn là người có nhiều vấn đề về da như chàm hoặc mụn trứng cá.
- Bạn thường xuyên chảy nước dãi trên gối
- Bạn có thói quen ngủ chung với thú cưng
- Bạn có thói quen không tắm trước khi ngủ và ngủ khỏa thân
- Bạn có thói quen ăn trên giường.
- Bạn đổ mồ hôi nhiều khi ngủ
- Bạn bị hen suyễn hoặc dị ứng
Nước dãi đọng trên gối có thể gây ra mụn trứng cá, hay việc không tắm trước khi ngủ tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào da chết tích tụ nhiều hơn trên ga trải giường so với những người có thói quen tắm trước khi ngủ, và thói quen ngủ cùng thú cưng có thể để lại vết phân của chúng trên ga giường của bạn.
Điều gì xảy ra nếu không thay ga giường thường xuyên?
Nhiễm bệnh da liễu
Theo Tiến sĩ Gonzalez chia sẻ, dầu, vi khuẩn, da chết và bụi bẩn là nguyên nhân chính làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn và góp phần gây ra các loại mụn. Thậm chí, điều này có thể gây viêm da tại điểm tiếp xúc (phát ban đỏ, ngứa), bệnh chàm và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm của mụn trứng cá.
Ngoài ra, ma sát từ ga giường bẩn khi cọ xát vào da có thể dẫn đến kích ứng da. Phát ban hoặc nhiễm trùng, thậm chí bệnh lang ben, bệnh nhiễm nấm phổ biến gây ra triệu chứng là các mảng da đổi màu.
Các bệnh về đường hô hấp
Mỗi ngày, bạn dành khoảng tám tiếng để ngủ, đồng nghĩa với việc bạn sẽ hít vào bất cứ thứ gì có trong đệm, gối và ga trải giường trong tám tiếng này.
“Những chất bẩn đọng trên ga giường có thể làm trầm trọng thêm bệnh dị ứng hay hen suyễn nếu bạn đã mắc từ trước,” tiến sĩ Tierno chia sẻ. “Theo thời gian, nếu như không có bệnh nền, bạn hoàn toàn có thể phát triển bệnh như hen suyễn hoặc dị ứng nếu thường xuyên hít phải một lượng lớn các hạt bụi bẩn trên ga gối này”.
Phương pháp giặt ga giường hiệu quả
Bạn nên giặt ga trải giường ở nhiệt độ nước nóng nhất vì nước nóng mới có thể giết chết hầu hết mạt bụi và vi trùng.
Chăn, ga trải giường làm bằng vải cotton có thể chịu được nước nóng, còn nếu ga giường của bạn làm bằng chất liệu polyester chỉ có thể giặt trong nước ấm.
Nếu bạn giặt ga gối bằng máy giặt, hãy thực hiện theo trình tự sau
Bước 1: tiến hành ngâm và vò sơ trước khi giặt nếu bạn có thấy các vết bẩn như vết máu, vết thức ăn hay vết phân thú nuôi. Bước này sẽ hỗ trợ cho quá trình giặt của máy.
Lưu ý, chúng ta nên giặt riêng ga, vỏ chăn, vỏ gối. Thay vì tiết kiệm nước và điện hay vì tiết kiệm thời gian mà giặt chung cả với quần áo thường ngày. Thường vì ga gối đã chiếm một lượng thể tích trong máy giặt khá lớn, hơn nữa trên ga giường khá nhiều vi khuẩn nên không hợp để giặt chung với quần áo.
Bước 2: Sử dụng nước giặt hay bột giặt thông thường khó lòng có thể làm sạch được hết số lượng vi khuẩn cũng như nhiều vết bẩn. Do vậy bạn có thể kết hợp thêm một số loại chất tẩy rửa khác để hỗ trợ thêm cho bột giặt cụ thể như:
Cho cùng ¼ chén bột giặt vào máy máy hỗn hợp ¼ chén bột baking soda + ½ chén giấm trắng. Cho chăn vào máy cùng với dung dịch giặt trên. Bạn có thể sử dụng nước xả vải để loại bỏ hoàn toàn mùi giấm.
Bước 3: Đóng máy giặt và chọn chế độ giặt hợp lý. Chọn chế độ giặt nóng. Nước nóng có khả năng sát khuẩn cao hơn nước lạnh đồng thời các vết bẩn cũng dễ được làm sạch bởi nước nóng hơn.
Kết hợp với chế độ giặt nóng là chế độ giặt thường. Vì chăn, ga, gối thường được làm từ những vật liệu mềm mại nên chúng ta chỉ nên chọn chế độ giặt thường thay vì giặt nhanh. Tốc độ giặt nhanh sẽ gây rách, xù chăn ga, giảm tuổi thọ sử dụng của chăn ga.
Bước 4: Sau khi giặt xong cần đem đi phơi khô ngoài trời nắng ngay lập tức, tránh để lưu trong lồng giặt lâu, gây ra mùi khó chịu cũng như sản sinh vi khuẩn. Hoặc bạn có thể sử dụng máy sấy khô nếu có. Sử dụng bàn là để là phẳng sau khi phơi khô.
Nhờ bóng tia UV của ánh nắng mặt trời nên các loại rệp, mạt bụi, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt.
Các bạn nên vệ sinh chăn ga gối của gia đình mình thường xuyên để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe.