Khi vắc-xin COVID-19 như Pfizer Biontech hay Moderna được chứng nhận hiệu quả và được chấp thuận sử dụng trên diện rộng tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới, rất nhiều thông tin sai lệch về vắc-xin cũng được lan truyền trên mạng xã hội. Một trong những tin đồn được lan tỏa cho rằng tiêm vắc xin COVID-19 có thể gây vô sinh ở phụ nữ. Điều này có đúng sự thật không, cùng Golden Choice tìm hiểu ý kiến chuyên gia trong bài viết này.
Mục lục
- 1 Các loại vaccine ngừa COVID-19 có gây vô sinh không?
- 2 Bị nhiễm COVID-19 có ảnh hưởng tới chức năng sinh sản?
- 3 Nguyên nhân nào dễ dẫn đến vô sinh trong thời kỳ dịch bệnh?
- 4 Đăng ký tiêm Vaccin COVID-19 ngay và thực hiện tiêm chủng ngay khi tới lượt
- 5 Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú có nên tiêm Vaccine ngừa COVID-19 hay không?
Các loại vaccine ngừa COVID-19 có gây vô sinh không?
Khi được hỏi về mức độ liên quan giữa việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 và bệnh vô sinh, bà Kate O’Brien, giám đốc tiêm chủng của WHO cho biết: “Các loại vaccine ngừa COVID-19 mà chúng tôi cung cấp không dẫn đến vô sinh. Những tin đồn được lan truyền về các loại vắc xin trên điều này không đúng sự thật. Không có loại vaccine nào gây đến vô sinh“. Câu trả lời của bà được đăng trên tài khoản chính thức của WHO tại Twitter và Youtube.
Bà O’Brien cũng bác bỏ tin đồn về việc các vaccine loại mới có thể làm thay đổi DNA của con người.
“Hiện chúng tôi có hai loại vaccine mRNA, những RNA như vậy không thể nào trở thành DNA hoặc thay đổi DNA của tế bào được. Các loại vaccine mRNA chỉ dẫn cho cơ thể tự tạo ra protein chống virus” – Bà O’Brien nhấn mạnh rằng vaccine trên nền tảng mRNA như Pfizer và Moderna là phương pháp mới chống lại virus, làm cơ thể con người tự sản xuất ra loại protein cần thiết đề kháng lại khi bị virus tấn công.
Bị nhiễm COVID-19 có ảnh hưởng tới chức năng sinh sản?
Theo một số báo cáo của Nga, mối liên hệ hệ trực tiếp giữa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chưa được chứng minh rõ ràng nếu nó có thực sự làm tăng khả năng vô sinh ở những người đàn ông và phụ nữ đã từng mắc bệnh.
Nhưng cũng cần lưu ý rằng đối với đàn ông, virus COVID-19 thực sự có thể gây viêm mô tinh hoàn tại giai đoạn cuối, nhưng đến nay chưa có ghi nhận về trường hợp chính thức nào chứng minh ảnh hưởng của virus Corona đối với chức năng tình dục và sinh sản của nam và nữ.
Nguyên nhân nào dễ dẫn đến vô sinh trong thời kỳ dịch bệnh?
Có vô số nguyên nhân dẫn tới căn bệnh vô sinh, trong tình hình dịch bệnh hiện nay, lối sống hàng ngày, thói quen ăn uống của người dân bị thay đổi, khả năng vận động bị hạn chế, dẫn tới nhiều sự ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý… những điều này gây rối loạn hormone trong cơ thể cả nam và nữ, có khả năng dẫn đến vô sinh. Các nhà khoa học Úc đã chứng minh rằng thức ăn nhanh ảnh hưởng tiêu cực đến việc sản xuất hormone testosterone ở nam giới, làm suy yếu chức năng sinh sản của nam giới và dẫn đến vô sinh.
- Tiêu thụ nhiều bánh hamburger làm giảm 25% nồng độ testosterone, đặc biệt nếu đàn ông thường xuyên tiêu thụ nước ngọt có gas, rượu bia, số lượng tinh trùng giảm tới 30%.
- Khoai tây chiên cũng gây ra mối đe dọa cho chức năng sinh sản của nam giới, chủ yếu là do hàm lượng quá cao chất béo chuyển hóa (saturated fat). Hấp thụ nhiều tinh bột làm đột biến quá trình chuyển hóa carbohydrate, dẫn đến sự gia tăng đáng kể nội tiết tố nữ trong cơ thể của nam giới, đảo lộn sự cân bằng nội tiết tố, ức chế chức năng tình dục và giảm ham muốn.
Vì vậy, trong thời kỳ giãn cách xã hội để phòng tránh dịch bệnh Covid cũng như bảo vệ chính bản thân mình khỏi tác hại của những thói quen xấu, chúng ta nên:
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo, thức ăn nhanh, các loại nước có ga, rượu bia, chất kích thích, đặc biệt tránh ăn nhiều mì gói vì các sản phẩm này chứa nhiều tinh bột nhưng thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh. Cần tăng lượng rau xanh, hoa quả trong mỗi bữa ăn.
- Nếu không ra ngoài được do cách ly hay giãn cách, hãy thường xuyên vận động nhẹ tại nhà.
- Giữ tinh thần thoải mái, tận dụng thời gian giãn cách để đọc sách, học thêm một ngoại ngữ, tránh tâm trạng lo âu, sợ hãi, buồn chán vì dịch bệnh.
Đăng ký tiêm Vaccin COVID-19 ngay và thực hiện tiêm chủng ngay khi tới lượt
Bộ Y tế rất nhiều nước và các tổ chức bảo vệ sức khỏe toàn cầu như WHO đều nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt là cách hoạt động dựa trên cơ chế “dạy” cơ thể phát triển kháng thể với virus SARS-CoV-2. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy kháng thể hình thành từ vaccine ngừa COVID-19 gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như việc thụ thai, hay kìm nén sự phát triển của nhau thai. Bộ Y tế nước Australia còn khẳng định rằng không có bằng chứng cho thấy phản ứng phụ của các vaccine gây nên các vấn đề sinh sản.
Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú có nên tiêm Vaccine ngừa COVID-19 hay không?
Câu trả lời là có. Trong chia sẻ chính thức của tổ chức Y tế thế giới WHO, bà O’Brien khẳng định rằng phụ nữ có thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú hoàn toàn có thể tiêm vaccine ngừa COVID-19 mà không để lại bất kỳ triệu chứng hay ảnh hưởng xấu nào tới thai nhi và con trẻ.
Nghiên cứu cho thấy rằng, phụ nữ đang mang thai và mới hạ sinh có nhiều khả năng bị bệnh nặng khi lây nhiễm COVID-19 hơn những người không mang thai, do hệ miễn dịch vẫn còn khá yếu. Nếu bạn đang mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiêm vắc xin COVID-19. Tiêm vắc-xin COVID-19 trong khi mang thai có thể bảo vệ bạn khỏi bị bệnh nặng khi lây nhiễm COVID-19.
Hơn nữa, khi phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú tiêm vaccine Covid-19, trẻ sơ sinh được hưởng lợi rất nhiều khi cơ thể nhận được và phát triển các kháng thể phòng chống virus này ngay từ khi trong bụng mẹ hoặc qua đường sữa mẹ.
Nếu bạn có thắc mắc về việc tiêm vaccine trong giai đoạn này, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.