Đại dịch Covid-19 khiến cả thế giới lao đao, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Bất cứ gia đình nào cũng phải thắt chặt chi tiêu. Tết nguyên đán 2022 càng khiến nhiều bà nội trợ thêm đau đầu khi phải lên kế hoạch mua sắm và chi tiêu. Cùng goldenchoice tham khảo ngay 11 mẹo sắm Tết tiết kiệm trong mùa dịch sau đây.
Mục lục
- 1 1. Có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho ngày Tết
- 2 2. Tham khảo và so sánh giá – mẹo sắm Tết tiết kiệm
- 3 3. Rủ bạn bè sắm Tết chung
- 4 4. Đừng bỏ qua các chương trình khuyến mại
- 5 5. Mẹo sắm Tết tiết kiệm – chỉ mua sắm vừa đủ dùng
- 6 6. Tái sử dụng trang trí ngày tết
- 7 7. Tự chế biến một số món ăn ngày Tết
- 8 8. Nên có cách bảo quản thực phẩm đúng cách
- 9 9. Hạn chế ăn bên ngoài, tích cực dùng bữa ở nhà
- 10 10. Tiết kiệm hơn trong khoản lì xì và quà tặng đầu năm
- 11 11. Nên mua sắm Tết từ sớm
1. Có kế hoạch chi tiêu hợp lý cho ngày Tết
Dù là Tết hay bất cứ khi nào bạn cần mua sắm nhiều để chuẩn bị cho dịp lễ, công việc lớn thì cần lên kế hoạch chi tiêu cho hợp lý. Dựa vào kế hoạch này, tuân thủ theo đó sẽ giúp hạn chế tối đa những phát sinh không cần thiết. Đây có thể được coi là mẹo sắm Tết tiết kiệm dành cho những chị em là “tấm chiếu mới”.
Tết là dịp mỗi gia đình đều phải chi tiêu rất nhiều khoản như: mua sắm, biếu quà cáp, lì xì và mừng tuổi. Với nhiều khoản cần chi tiêu thế này, nếu không có kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu thì chị em nội trợ rất dễ bị rơi vào tình trạng hụt ngân sách, chi tiêu quá tay và nhiều khoản không đủ chi.
Nếu gia đình bạn có điều kiện thì kế hoạch chi tiêu có thể dư giả. Nhưng nếu bạn cần tiết kiệm tối đa trong thời điểm kinh tế bị ảnh hưởng do dịch bệnh thì nên cân nhắc từng khoản nhỏ, cắt bớt những khoản chi tiêu không cần thiết.
2. Tham khảo và so sánh giá – mẹo sắm Tết tiết kiệm
Đây được coi là một mẹo sắm Tết tiết kiệm của những bà nội trợ giàu kinh nghiệm. Dựa vào việc tìm kiếm và so sánh giá cả, chất lượng của hàng hóa sẽ giúp chị em chọn được nơi nào tiết kiệm hơn.
Trước khi mua sắm, chị em có thể tra giá hàng hóa trên internet, liên hệ hotline tại các siêu thị. Nhiều chị em còn tới chợ đầu mối để tìm hiểu và tham khảo giá hàng cũng như chính sách ưu đãi, giảm giá đi kèm.
3. Rủ bạn bè sắm Tết chung
Đây là mẹo sắm Tết tiết kiệm không phải ai cũng biết. Đối với các mặt hàng thiết yếu, bạn có thể rủ gia đình bạn bè, người quen mua chung để được giá sỉ cũng như các ưu đãi, quà tặng hoặc số lượng đi kèm. Cách này sẽ giúp tiết kiệm được thêm một khoản không nhỏ.
Nếu rủ được bạn bè, người quen mua chung thì bạn có thể mua hàng tại chợ đầu mối thay vì mua tại cửa hàng hoặc khu chợ nhỏ. Tại chợ đầu mối, với số lượng hàng cần mua nhiều thì bạn có thể mua được với giá có thể chỉ bằng một nửa so với những khu chợ khác.
4. Đừng bỏ qua các chương trình khuyến mại
Những dịp lễ tết và cuối năm chính là thời điểm các nhãn hàng sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi với mục đích kích cầu mua sắm. Đây cũng chính là cơ hội rất tốt để mua những món đồ mà gia đình bạn cần với giá thành rẻ hơn rất nhiều.
Để không bỏ lỡ những ưu đãi này thì các bà nội trợ sẽ cần dành thời gian để tìm hiểu các chương trình khuyến mại từ các nhãn hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại…
5. Mẹo sắm Tết tiết kiệm – chỉ mua sắm vừa đủ dùng
Tâm lý số đông các bà nội trợ là muốn năm mới mọi thứ trong nhà đều đầy đủ để có một năm mới sung túc, ấm no. Với quan niệm này, nhiều chị em thường mua sắm quá tay về số lượng. Thậm chí mua cả những món không cần thiết.
Đối với hàng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm sống thì để quá lâu sẽ bị giảm giá trị dinh dưỡng. Rau củ và quả tươi rất nhanh hỏng. Điều này gây lãng phí lớn.
Do đó, chị em nên cân nhắc khi mua sắm, chỉ mua số lượng đủ dùng. Các siêu thị và khu chợ thường mở cửa trở lại từ mồng 2 Tết âm lịch. Vì thế, gia đình bạn hoàn toàn không sợ tình trạng khan hiếm hay không mua được lương thực.
Việc mua mới thực phẩm vào ngày mồng 2, mồng 3 Tết trở đi sẽ giúp bổ sung nhiều món mới cho thực đơn gia đình bạn.
6. Tái sử dụng trang trí ngày tết
Nếu như các loại thực phẩm và bánh kẹo là mặt hàng thiết yếu cần phải sắm mới trong dịp Tết thì đồ trang trí nhà cửa có thể tái sử dụng để giúp tiết kiệm hơn.
Năm mới không có nghĩa là bạn phải thay mới hoàn toàn đồ trong nhà. Các loại đồ trang trí như: câu đối, hoa giả, miếng liễn… hoàn toàn có thể tái sử dụng. Hoặc nếu khéo tay thì bạn có thể sáng tạo thêm một chút là đã làm mới những loại đồ dùng này rồi.
Trang trí nhà cửa ngày Tết là việc được nhiều người rất coi trọng. Tuy nhiên, với tiêu chí tiết kiệm thì không cần quá phô chương hay lãng phí. Nhà cửa được dọn dẹp gọn gàng ngăn nắp, sạch sẽ và ấm cúng là đã sẵn sàng đón Tết rồi.
Làm được điều này sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm được một khoản kha khá khi mua sắm cho ngày Tết đấy!
7. Tự chế biến một số món ăn ngày Tết
Bánh chưng, thịt gà, dưa hành… là những món ăn đặc trưng và truyền thống trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Thay vì mua sẵn ngoài hàng thì bạn hoàn toàn có thể tự chế biến tại nhà vì những món này không quá khó thực hiện.
Việc tự tay chế biến cũng giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp gia đình bạn an tâm hơn nhiều khi sử dụng.
Cũng có nhiều bà nội trợ rủ nhau góp gạo, thịt để gói bánh chưng chung. Số lượng bánh không cần thiết quá nhiều, chỉ cần ăn hết trong vài ngày Tết. Những chị em có kinh nghiệm và khéo léo sẽ phụ trách phần gói bánh. Việc này đang ngày càng được nhiều bà nội trợ yêu thích mỗi khi Tết đến.
Ngoài ra, việc cả gia đình quây quần chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa cũng là những khoảnh khắc ấm cúng mà không phải ngày thường chúng ta dễ có được.
8. Nên có cách bảo quản thực phẩm đúng cách
Số lượng thực phẩm dự trữ cho ngày Tết lớn hơn nhiều so với ngày thường. Do đó, việc bảo quản cần được chú trọng để đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, lượng thức ăn dư thừa cũng cần được bảo quản tốt để tránh việc đổ bỏ gây lãng phí.
Với những gia đình có điều kiện thì có thể bảo quản thực phẩm theo cách phân loại, để trong tủ đông, tủ bảo ôn riêng. Nếu gia đình bạn chỉ sử dụng 1 tủ lạnh thì nên cân nhắc khi mua sắm. Sau đó, bảo quản thì nên sắp xếp gọn gàng nhất có thể.
9. Hạn chế ăn bên ngoài, tích cực dùng bữa ở nhà
Tết đến là khoảng thời gian hiếm hoi để nhiều gia đình sum họp và quây quần bên nhau. Thay vì đi ăn ngoài hàng thì việc ăn uống ở nhà trong không gian ấm cúng sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, nếu đi ăn ngoài trong dịp Tết thì bạn sẽ phải trả chi phí dịch vụ gấp đôi, thâm chí là gấp 3 so với ngày thường.
10. Tiết kiệm hơn trong khoản lì xì và quà tặng đầu năm
Nhắc tới Tết thì chắc chắn không thể thiếu khoản quà tặng, quà biếu, mừng tuổi bố mẹ, bậc cao tuổi và lì xì trẻ nhỏ. Mẹo sắm Tết tiết kiệm cho khoản này chính là lên danh sách và cân nhắc trong việc lựa chọn quà biếu.
Với mục đích chi tiêu tiết kiệm trong mùa dịch, chị em nội trợ không cần quá đặt nặng vấn đề giá trị của quà cáp. Nên ưu tiên chọn quà thích hợp với người được tặng, chú ý tới yếu tố ý nghĩa về tinh thần. Tuy nhiên cũng không nên quá sơ sài hay qua loa. Người nhận được quà có thể cảm nhận được tấm lòng của bạn, đồng thời người tặng cũng bớt được khoản chi phí.
Trong những ngày Tết đoàn viên thì tình cảm và sự sum họp, mọi người bình an qua đại dịch vẫn là điều quan trọng nhất.
Xem thêm: 4 cách phối đồ đi chúc Tết 2022 cho chị em cứ mặc là đẹp
11. Nên mua sắm Tết từ sớm
Một trong những mẹo sắm Tết tiết kiệm là chị em nội trợ nên lên kế hoạch mua sắm từ sớm. Lý do là vì càng gần Tết thì giá thị trường sẽ càng biến động và tăng nhanh.
Nhiều trường hợp mua sắm Tết muộn không những bị ép mua giá cao mà còn không thể mua đủ những hàng hóa cần thiết. Đồng thời, hàng càng về sau thì đã bị lựa chọn nhiều, đa số đều không được đẹp, người mua không có nhiều sự lựa chọn.
Nếu bạn mua sắm Tết muộn thì nên chú ý kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như hạn sử dụng để tránh mua phải hàng giả, hàng trôi nổi, hàng kém chất lượng.
Trên đây chính là 11 mẹo sắm Tết tiết kiệm trong mùa dịch dành cho các bà nội trợ. Với những kinh nghiệm này, chị em sẽ tự tin và có kế hoạch rõ ràng hơn để chuẩn bị cho Tết nguyên đán 2022 năm nay.