Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ? Nguyên nhân và các phương pháp

Nhiều chị em phụ nữ đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh sản. Vậy nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ là gì? Hãy cùng Golden Choice đi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây

Các nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể

Giai đoạn dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, hầu hết chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường không đều. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là buồng trứng hoạt động chưa ổn định nên rụng trứng rất thất thường. Phải mất 2 đến 3 năm, các nội tiết tố trong cơ thể mới dần dần ổn định lại.

Giai đoạn sau sinh

Sau sinh là thời điểm phụ nữ bị sụt giảm hormone estrogen một cách nghiêm trọng. Ngoài ra, áp lực chăm sóc con nhỏ khi cơ thể mẹ chưa hồi phục hoàn toàn khiến các mẹ gặp stress liên tục gây rối loạn hormone nội tiết. Từ đó, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt của các mẹ sau sinh rất thất thường. Có người ra kinh không đều và có khi ra nhiều hơn bình thường 3 – 4 tháng.

Sự sụt giảm hormone estrogen là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt
Sự sụt giảm hormone estrogen là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt

Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi khi lượng hormone trong cơ thể đã có sự cân bằng, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường như trước kia.

Giai đoạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Giai đoạn này thường bắt đầu ở độ tuổi 40, nhưng cũng có thể sớm hoặc muộn hơn. Đến giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt do sự suy giảm của hormone sinh dục nữ trong cơ thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi. Mức estrogen dao động trong thời gian này có thể làm cho chu kỳ kinh dài hơn hoặc ngắn hơn. 

Giai đoạn tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ

Thói quen sinh hoạt hằng ngày

Tập thể dục quá sức

Tập thể dục điều độ giúp cơ thể khỏe mạnh và ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu hoạt động với cường độ cao hoặc quá sức thì cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi. Từ đó ảnh hưởng đến Hormone trong cơ thể khiến kinh ra không đều. Nhất là các vận động viên nữ tập luyện chuyên sâu hay hoạt động thể chất nặng nề.

Một mẹo cho bạn là tập luyện khoa học và bổ sung lượng calo cần thiết cho cơ thể để khôi phục lại chu kỳ kinh nguyệt.

Thừa cân

Thừa cân là nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt mà các chị em ít để ý đến. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thừa cân tác động đến các hooc môn và mức độ insulin trong cơ thể. Nếu bạn không thể kiểm soát được cân nặng của mình, nó có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Thừa cân là nguyên nhân rối loạn chu kì kinh nguyệt ở nữ giới
Thừa cân là nguyên nhân rối loạn chu kì kinh nguyệt ở nữ giới

Giảm cân đột ngột, rối loạn ăn uống

Bất cứ bạn gái nào cũng muốn có một cơ thể mảnh mai, thon thả nhưng nếu giảm cân quá nhiều và quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng trễ kinh hoặc mất kinh. Vì khi không cung cấp đủ calo cho cơ thể sẽ cản trở sự sản sinh ra các hormone cần thiết cho quá trình rụng trứng.

Bên cạnh đó, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Bị thiếu cân (có chỉ số khối cơ thể BMI thấp hơn 18.5)
  • Sụt cân không kiểm soát dù không giảm cân
  • Bị rối loạn việc ăn uống

Lạm dụng thuốc

Lạm dụng thuốc quá nhiều có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị ảnh hưởng. Các hoạt chất trong thuốc có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn. Từ đó làm rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. 

Một vài loại thuốc có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ là:

  • Thuốc tránh thai nội tiết
  • Thuốc kháng sinh chữa bệnh như thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị, thuốc chống đông máu,…
  • Liệu pháp thay thế hormone trong cơ thể

Sử dụng biện pháp tránh thai không phù hợp

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp tránh thai cho chị em lựa chọn sử dụng như

Tuy nhiên, có vài biện pháp ngừa thai sẽ gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ đầu sử dụng do cơ thể chưa làm quen và thích ứng với sự thay đổi này.

Căng thẳng, thức khuya

Công việc căng thẳng, thức khuya nhiều ngày, stress vì các vấn đề trong cuộc sống sẽ làm cho tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol. Đây là hooc môn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh ra các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự ảnh hưởng của hooc môn này là nhân tố gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể và làm cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều.

Tập yoga giúp đẩy lùi sự căng thẳng, mệt mỏi
Tập yoga giúp đẩy lùi sự căng thẳng, mệt mỏi

Lúc này, các bài tập yoga sẽ giúp hạ thấp mức độ căng thẳng. Hơn nữa bạn nên đi ngủ sớm, đủ giấc để giảm thiểu stress, mệt mỏi.

Bệnh lý

Buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang được xem là tác nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Căn bệnh này ảnh hưởng đến các hormone giải phóng trứng, làm xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và ngăn cản sự rụng trứng xảy ra. Hầu như phụ nữ mắc bệnh này thường bị tình trạng mất kinh. Và sau khi có kinh nguyệt, lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn người bình thường. 

Buồng trứng đa nang không phải là một căn bệnh nguy hiểm và nó có thể được kiểm soát bằng thuốc. Ngoài ra, xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách hạn chế ăn nhiều tinh bột và tập thể dục thường xuyên có thể giúp chị em cải thiện tình trạng bệnh.

Tử cung

Bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt, có thể cơ thể của bạn đang mắc phải một trong hai chứng bệnh sau: u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung - bệnh lý làm cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không đều
Lạc nội mạc tử cung – bệnh lý làm cho chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không đều

U xơ tử cung

U xơ tử cung là những khối u phát triển trong thành tử cung với các kích thước khác nhau. Có thể nhỏ như hạt táo hoặc to bằng quả cam. Trong mỗi kỳ kinh nguyệt, u xơ tử cung có thể khiến bạn rất đau và có thể ra nhiều máu đến mức gây nên tình trạng thiếu máu của cơ thể. Lúc này bạn có thể xử lý các triệu chứng bằng thuốc giảm đau và bổ sung thêm sắt nếu bị thiếu máu.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô bình thường bao phủ trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung. Do đó khi có kinh sẽ có các hiện tượng như:

  • Đau bụng kinh dữ dội
  • Thời gian hành kinh kéo dài
  • Ra nhiều máu
  • Chảy máu giữa các kì kinh

Hiện tại, chưa có cách nào chữa khỏi bệnh này, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát bằng thuốc hoặc các liệu pháp hooc-môn.

Tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận là bộ phận kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể, đảm bảo mọi thứ diễn ra một cách cân bằng và nhịp nhàng. Vì vậy, một vấn đề bất thường nào xảy ra ở tuyến giáp cũng có khả năng gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

Suy giáp

Tuyến giáp hoạt động kém điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt dài hơn và lượng máu kinh nhiều hơn.

Cường giáp

Khi tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn. Đồng thời lượng máu kinh trong chu kì kinh sẽ ít hơn bình thường. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh này, hãy đi khám để xác định một cách chính xác nhất.

Tuyến vú

Hầu hết những căn bệnh liên quan đến tuyến vú như rối loạn tuyến vú, ung thư vú đều có tác động đến hormone nội tiết trong cơ thể. Vì vậy, rất dễ khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn thất thường hơn trước kia. Hãy đến gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh kịp thời.

Phụ nữ cho con bú

Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú cũng bị rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Bởi chất prolactin – hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ đã ức chế hoóc-môn sinh sản dẫn đến kinh nguyệt rất ít hoặc không có kinh trong thời gian cho con bú. Nhưng chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau khi đã cai sữa cho con.

Hormone prolactin trong sữa mẹ khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đều
Hormone prolactin trong sữa mẹ khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đều

Trên đây là các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp chị em hiểu hơn về tình trạng của mình. Từ đó có cách phòng tránh, điều trị kịp thời. Chúc chị em sức khỏe và hạnh phúc. 

Goldenchoice.com.vn