Viêm nhiễm phụ khoa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý mà hầu hết các chị em đều mắc phải ít nhất một lần trong đời, đặc biệt ở độ tuổi sinh sản. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng viêm phụ khoa làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản của người bệnh. Nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng bệnh sẽ giúp bạn xây dựng được phác đồ điều trị hiệu quả nhất.  

Viêm nhiễm phụ khoa là gì?

benh-viem-phu-khoa
Tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ ngày càng tăng khiến chị em phải đối mặt với những phiền lụy trong cuộc sống

Viêm phụ khoa ở nữ giới là tình trạng viêm nhiễm, sưng viêm ở cơ quan sinh dục của nữ giới. Những bộ phận viêm nhiễm có thể là: âm đạo, âm hộ, tử cung, buồng trứng, cổ tử cung,… 

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa có thể dẫn đến xuất tiết, ngứa và đau ở vùng sinh dục. Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh phụ khoa đã tăng lên khá cao do lười vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh quá sạch sẽ khiến vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, lối sống không khoa học. Bệnh lý này xuất hiện nhiều ở những chị em trong độ tuổi sinh sản hoặc người đã lập gia đình. 

Để điều trị dứt điểm bệnh, chị em nên nắm rõ biểu hiện của cơ thể, từ đó xác định nguyên nhân để xây dựng phác đồ chữa trị hợp lý nhất. 

Nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa

nguyen-nhan-viem-nhiem-phu-khoa
Cùng điểm qua 1 số nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa ở chị em

Bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa bởi một số nguyên nhân như: 

Nhiễm nấm trùng men

Khi một loại sinh vật nấm phát triển quá mức sẽ dẫn đến tình trạng này. Loại vi nấm này thông thường là C.albicans trong âm đạo. Nấm C.albicans có thể gây ra nhiễm trùng tại vị trí ẩm ướt bất kỳ trên cơ thể như: tưa miệng, giường móng tay, nếp gấp da.

Do vi khuẩn

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm nhiễm âm đạo là do sự thay đổi của các loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo và sự phát triển quá mức của những loại vi sinh vật khác. 

Với môi trường âm đạo thông thường, vi khuẩn trong âm đạo sẽ nhiều hơn so với các loại vi khuẩn khác. Tuy nhiên, khi vi khuẩn kỵ khí phát triển quá nhiều, chúng sẽ làm đảo lộn mất cân bằng dẫn đến bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. 

Bởi vì, loại viêm nhiễm này có liên quan đến quan hệ tình dục, nên với nhiều chị em có nhiều bạn tình sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Do Trichomonas (nhiễm trùng lây qua đường tình dục)

Âm đạo bị nhiễm trùng qua đường tình dục thường do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên Trichomonas vagis gây ra. Nếu bạn quan hệ với người bị nhiễm trùng sẽ tạo cơ hội cho sinh vật này lây lan. 

Hội chứng sinh dục thời kỹ mãn kinh

Hội chứng này còn được gọi là tình trạng teo âm đạo do nồng độ estrogen bị giảm sau mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng.  Đây là 2 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng niêm mạc âm đạo mỏng làm kích thích âm đạo gây ra cảm giác khô và nóng rát ở bộ phận này.

man-kinh
Sau mãn kinh là thời điểm phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa nhất

Viêm âm đạo không nhiễm trùng

Phụ nữ sử dụng thuốc xịt âm đạo, sử dụng chất tẩy có mùi thơm, xà phòng thơm hoặc chất diệt tinh trùng để thụt rửa âm đạo có thể gây ra kích ứng tới các mô và âm đạo. Từ đó, dẫn đến viêm nhiễm làm ảnh hưởng đời sống và tinh thần của chị em. 

6 dấu hiệu cho thấy bạn đã bị viêm nhiễm phụ khoa

dau-hieu-nhan-biet-viem-nhiem-phu-khoa-o-nu-gioi

Dịch âm đạo tiết ra có màu và mùi bất thường

Dịch âm đạo khỏe thường trắng trong như lòng trứng gà không có mùi hoặc hơi tanh. Tuy nhiên, nếu như dịch âm đạo của bạn tiết nhiều bất thường kèm theo màu sắc và mùi hôi khó chịu thì hãy lưu ý, có thể bạn đã bị viêm âm đạo. 

Ví dụ: Nếu khí hư có dạng bột, dính đặc với màu vàng, xanh, xám,… đây là những dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo do nấm hoặc do vi khuẩn. 

Ngứa âm đạo, kèm tiểu buốt, tiểu rắt

ngua-am-dao

Âm đạo ngứa và rát là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm phụ khoa và thủ phạm gây ra tình trạng này có thể là: nấm, trùng roi, khuẩn lâu và tạp khuẩn. Đa phần phụ nữ đã từng quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người chưa từng quan hệ. 

Đau, rát khi quan hệ tình dục

Đau, rát ở âm đạo khi quan hệ tình dục là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị khô âm đạo hoặc viêm nhiễm vùng kín. Ngoài ra, nếu tình trạng viêm nhiễm đã trở nặng rát có thể bạn sẽ xuất hiện cảm giác đau khó chịu ở cả vùng xương chậu. 

Đau bụng dưới thường xuyên, cơn đau dữ dội hơn khi đến kỳ kinh

Đa phần phụ nữ bị viêm phần phụ sẽ xuất hiện triệu chứng này, mức độ của chúng có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm bởi viêm nhiễm có thể đã gây ra các biến chứng xấu với sức khỏe. Vì thế, có khả năng bệnh sẽ đe dọa đến khả năng là mẹ của các chị em. 

Đau bụng là dấu hiệu cơ bản của viêm nhiễm phần phụ khoa

Xuất huyết bất thường, xuất huyết khi quan hệ tình dục

Nếu cơ thể bạn xuất huyết trước hoặc sau kỳ kinh, thời gian xuất huyết kéo và kèm theo máu đen thì rất có thể tình trạng tổn thương do viêm nhiễm đã quá nghiêm trọng. 

Nếu cơ thể bạn xuất hiện dấu hiệu này thì nên đi khám ngay, bởi đây còn là điềm báo của bệnh ung thư cổ tử cung. 

Kinh nguyệt rối loạn bất thường

Viêm phụ khoa khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn bất thường. Đây là biểu hiện phổ biến của các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà nữ giới không nên chủ quan.  

Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt như sau: 

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đồng đều có thể đến sớm hoặc đến chậm hơn so với bình thường. 
  • Số ngày hành kinh có thể sẽ dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường.
  • Rong huyết, rong kinh và hiện tượng thống kinh kéo dài. 
  • Kinh nguyệt xuất hiện nhiều cục máu đông hoặc có màu đen. 
  • Phụ nữ bị vô kinh trong thời gian dài. 

Cách điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa theo nguyên nhân cụ thể

Để điều trị dứt điểm viêm nhiễm phụ khoa, người bệnh cần được thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi đó, bác sĩ mới có thể đề xuất phương án điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể:

kham-phu-khoa
Khám phụ khoa là bước đầu tiên cần thực hiện để xác định nguyên nhân gây bệnh 

Viêm phần phụ do vi khuẩn

Hiện nay, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sẽ được chữa trị bằng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng kem bôi, gel bôi vào âm đạo. Bạn sẽ được chỉ định uống thuốc kháng sinh kèm thuốc đặt âm đạo để loại bỏ triệu chứng bệnh dứt điểm. 

Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị viêm âm đạo tại nhà như: 

  • Sử dụng lá trầu không để tiêu viêm, giảm ngứa và giảm mùi. 
  • Dùng lá chè xanh để điều trị triệt để bệnh. 
  • Sử dụng rau diếp cá để giảm ngứa, kháng khuẩn và phòng ngừa viêm nhiễm. 
  • Dùng ngải cứu chữa viêm âm đạo nhằm giảm sưng và điều hòa khí huyết. 

Viêm phụ khoa do nhiễm trùng nấm men

Nếu được chẩn đoán viêm nhiễm phụ khoa do nhiễm trùng nấm men, bạn sẽ được kê thuốc bôi chống nấm hoặc thuốc đặt âm đạo. Các loại thuốc được dùng phổ biến là: Clotrimazole, miconazole, butoconazole,… 

Nhiễm trùng nấm men còn được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm theo toa như fluconazole. 

Bệnh trichomonas lây qua đường tình dục

Thuốc Metronidazole và tinidazole là hai toa thuốc được hầu hết các bệnh viện để xuất để điều trị viêm phần phụ do Trichomonas. 

Điều trị viêm nhiễm phụ khoa bằng bài thuốc dân gian

Ngoài can thiệp y khoa hoặc thuốc điều trị, phụ nữ bị viêm phụ khoa có thể dứt điểm bệnh này dựa vào một số bài thuốc dân gian sau đây: 

Chữa bệnh viêm phụ khoa bằng lá trầu không

Thành phần của lá trầu không có tính sát khuẩn nên rất phù hợp để điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da hoặc phụ khoa. 

Chị em rửa sạch, vò nát lá trầu rồi lọc lấy nước rồi đem pha với nước ấm để vệ sinh vùng kín. Sau đó dùng khăn mềm để lau khô lại vùng kín. 

Chị em cũng có thể đun trực tiếp lá trầu với nước, thêm muối dùng để xông và rửa vùng kín rất hiệu quả. 

Lưu ý: Không nên ngâm vùng kín trực tiếp trong nước lá trầu, không thụt rửa sâu âm đạo với nước lá trầu và chỉ sử dụng cách làm này 2 đến 3 lần/tuần. 

chua-benh-phu-khoa-bang-la-trau-khong
Điều trị bệnh viêm phụ khoa bằng lá trầu

Điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng lá trà xanh

Bài thuốc chữa viêm phụ khoa bằng lá trà xanh rất dễ làm, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao. 

chua-benh-phu-khoa-bang-la-tra-xanh

Bạn rửa sạch lá trà xanh, đợi ráo nước rồi vò mang đi đun với nước, thêm chút muối để vệ sinh vùng kín. Kiên trì thực hiện cách làm này 2-3 tuần để nhận thấy kết quả rõ rệt nhất nhé. 

Chữa viêm phụ khoa bằng tỏi

cach-chua-viem-nhiem-phu-khoa-bang-toi

Trong thành phần của tỏi có sở hữu một loại kháng sinh chống viêm, sát khuẩn, kháng khuẩn và thanh lọc máu rất hiệu quả. 

Bạn có thể ăn tỏi sống trong các bữa ăn hàng ngày để món ăn thêm đậm đà mà có thể hạn chế tình trạng viêm phụ khoa nhé. 

Sử dụng nước muối để chữa viêm phụ khoa

Tính sát khuẩn của muối có tác dụng rất cao đối với chị em bị viêm nhiễm vùng kín. Bạn hãy chuẩn bị một chậu nước ấm pha muối loãng và ngâm vùng kín trong chậu để triệt tiêu nhanh chóng các mầm bệnh. Hơi nóng từ nước còn có tác dụng giảm cơm đau và làm dịu các vết sưng tấy do viêm nhiễm gây ra.

chua-ngua-am-dao-bang-nuoc-muoi
Chữa viêm phụ khoa bằng nước muối

Cách chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá lốt

Lá lốt là một thảo dược điều trị viêm phụ khoa khá hiệu quả được rất nhiều chị em áp dụng. Dưới đây là cách mà chị em có thể tham khảo để làm:

Chuẩn bị: 20g phèn chua, 50g lá lốt và 40g nghệ.

Mang lá lốt đi rửa sạch bằng nước muối rồi vò nát và cho vào trong nồi sạch. Bạn thêm 1 chút nghệ tươi, phèn chua, muối và đổ nước ngập 2 đốt tay rồi đun lên. Làm nguội 1 bát nước để rửa nhẹ nhàng cho khu vực vùng kín bên ngoài. Phần còn lại hãy đổ ra chậu nhỏ và sử dụng để xông vùng kín nhé.

Lưu ý: Kiên trì thực hiện từ 2 đến 3 lần trong tuần cho đến khi khỏi bệnh.

Sử dụng giấm táo

Giấm táo có tính kháng khuẩn, khôi phục độ PH bình thường cho âm đạo và cản trở sự phát triển của những vi khuẩn có hại. 

Vì vậy, bạn có thể sử dụng chúng kèm các món ăn hàng ngày hoặc pha loãng nước giấm táo để uống để hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm vùng kín. 

Chữa viêm phụ khoa bằng Probiotics

Probiotics là vi sinh vật sống rất có lợi cho sức khỏe và có thể điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh viêm phần phụ rất hiệu quả. 

Chị em được chẩn đoán viêm phần phụ nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu probiotic như sữa chua, kim chi, dưa cải bắp,… vào các bữa ăn hàng ngày. 

Hoặc, tham khảo ý kiến từ bác sĩ để sử dụng các chế phẩm probiotics theo liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh. 

cach-chua-viem-nhiem-phu-khoa-bang-probiotics
Chất Probiotics trong sữa chua có tác dụng điều trị viêm phụ khoa

Sử dụng Vitamin C

Vitamin C có tác dụng chữa viêm âm đạo bằng cách giảm độ PH và ngăn ngừa hiện tượng kích ứng âm đạo. 

Theo các chuyên gia, sử dụng viên nén vitamin C có thể khôi phục độ PH và duy trì sự ổn định cho hệ vi sinh vật trong môi trường này. Đồng thời hạn chế viêm nhiễm tái phát. 

Vì vậy, bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin vào các bữa ăn. Hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung vitamin thông bằng các loại thực phẩm chức năng. 

Phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, nếu như cơ thể bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường như: ngứa rát vùng kín, khí hư ra nhiều kèm mùi tanh hôi, quan hệ tình dục bị đau,… hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời. 

Chúc chị em vui vẻ.

Goldenchoice.com.vn