Những vấn đề về rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với mọi phụ nữ, không phân biệt độ tuổi. Trong đó, hiện tượng kinh nguyệt ra ít có thai không? hay là bất thường của cơ thể, cảnh báo sức khỏe sinh sản đang có vấn đề là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Hãy cùng xem những ảnh hưởng của hiện tượng này và các biện pháp khắc phục thông qua những thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Như thế nào được coi là kinh nguyệt ra ít ?
Kinh nguyệt ra ít là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt thường thấy của người phụ nữ. Bên cạnh hiện tượng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày, rối loạn kinh nguyệt còn có thể có các biểu hiện khác như bệnh rong kinh, thiếu kinh, mất kinh,…
Bình thường một chu kỳ kinh nguyệt đều, và ổn định là một chu kỳ kéo dài khoảng từ 28-32 ngày, thời gian có kinh khoảng 3-7 ngày. Lượng máu tiêu chuẩn mất đi của một kỳ kinh là từ 60-80ml. Khi lượng kinh nguyệt ra bằng một nửa hoặc một phần ba so với tiêu chuẩn, dao động từ 20-30ml thì được coi là kinh nguyệt ra ít.
Để xác định mình có bị kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày hay không, chị em có thể dựa trên số ngày “đèn đỏ”. Nếu số ngày đèn đỏ chỉ có 2 ngày hoặc 3 ngày, đồng thời số lượng máu thấm ra băng vệ sinh quá ít thì đó chính là biểu hiện dễ nhận thấy nhất của kinh nguyệt ra ít.
Kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày có thai không?
“Kinh nguyệt ra ít có thai không?” Thường là thắc mắc của nhiều phụ nữ đã có quan hệ tình dục trong chu kỳ kinh nguyệt của mình. Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi sẽ đưa ra 3 trường hợp liên quan đến khả năng mang thai như sau:
- Trường hợp 1: Nếu trong chu kỳ đó, bạn có quan hệ tình dục và sử có dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thì đây có thể là một tác nhân gây ra tác động nho nhỏ tới ngày “đèn đỏ”.bởi thế có thể là tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp gây ra.
- Trường hợp 2: Dấu hiệu của máy báo có thai. Đây là máu được hình thành khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công khiến lớp niêm mạc tửu cung bị bong ra và chảy máu.
- Trường hợp 3: Dấu hiệu báo mang thai ngoài tử cung. Hãy theo dõi sự thay đổi của cơ thể, nếu có triệu chứng đau bụng dữ dội thì nên đến bệnh viện sớm.
Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít?
Ngoài nguyên nhân liên quan đến thai kì, kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác như:
Do rối loạn nội tiết tố nữ
Kinh nguyệt và nội tiết tố nữ có mối quan hệ liên quan rất mật thiết. Rối loạn nội tiết tố nữ có thể do những nguyên nhân như:
- Tuổi tác: Giai đoạn dậy thì, buồng trứng chưa hoàn thiện nên hoạt động còn gặp nhiều trục trặc, tình trạng kinh nguyệt có tháng nhiều, có tháng ít là điều hết sức bình thường. Ở độ tuổi tiền mãn kinh, cơ thể lão hóa, và đặc biệt trong đó có buồng trứng. Khi đó hormone nội tiết tố nữ bị suy giảm nghiêm trọng sẽ khiến cho kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày, tình trạng này có thể kéo dài tới khi mãn kinh.
- Dinh dưỡng: Rối loạn kinh nguyệt cũng là hậu quả của việc ăn uống không lành mạnh, thiếu chất hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Nghỉ ngơi: Thời gian làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, thường xuyên có nhiều căng thẳng và lo lắng khiến hoạt động điều tiết của hormone bị xáo trộn.
- Sử dụng biện pháp tránh thai: Những biện pháp tránh thai có sử dụng hormone nội tiết để điều chỉnh có thể tồn tại các tác dụng phụ. Trong đó có tác dụng phụ là rối loạn kinh nguyệt, làm cho kinh nguyệt ra ít, ngắn ngày.
Do chấn thương
Những chấn thương vùng sinh dục có thể xảy ra trong quá trình thực hiện phá thai, nạo hút thai, hoặc thực hiện các thủ thuật như: đặt vòng tránh thai, phẫu thuật điều trị bệnh. Các tổn thương cho cơ quan sinh sản có thể là:
- Sẹo hóa: hình thành khi tử cung, cổ tử cung bị tổn thương lâu ngày, mất chức năng tích lũy chất dinh dưỡng, nên không hình thành lớp nội mạc khiến chu kiỳ kinh nguyệt ra máu ít và ngắn ngày bất thường. Những tổn thương của cơ cơ quan sinh dục có thể khiến cổ tử cung luôn đóng kín. Kể cả khi đến ngày “đèn đỏ”. Lúc đó máu kinh không thể thoát ra ngoài mà ứ đọng bên trong.
Do di truyền
Là sự trục trặc khi hình thành cơ quan sinh sản khi mang thai của người mẹ (xảy ra vào tháng thứ 4,5 của thai kì). Khi đó đường sinh dục bị dị tật có thể làm máu kinh ứ đọng, ra chậm và ít hơn so với bình thường.
Do bệnh lý phụ khoa
Những bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng hoặc dính tử cung một phần đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày ở 2 chu kỳ liên tiếp, chị em nên đi khám sức khỏe.
- Lạc nội mạc tử cung: Đây là hiện tượng lớp niêm mạc của tử cung sau khi bị bong tróc không đi ra ngoài mà chảy ngược vào các cơ quan ngoài tử cung như buồng trứng, ống dẫn trứng… Khi tồn tại ở những vị trí ngoài tử cung nhưng các tế bào niêm mạc vẫn tiết dịch và bong tróc bình thường. Do vậy, bên cạnh hiện tượng rong kinh, lạc nội mạc tử cung có thể biểu lộ các tình trạng rối loạn kinh nguyêt thường gặp như: kinh nguyệt ra ít một, kinh nguyệt ra ít bất thường, kinh nguyệt ít nhưng kéo dài,…
- U xơ tử cung: Là các khối u xơ lành tính ở tử cung phát triển to lên rồi làm biến dạng tử cung và làm rối loạn sự phát triển của niêm mạc. Đây là lý do tại sao kinh nguyệt ra ít và kéo dài và kinh nguyệt ra ít và sẫm màu.
- U nang cổ tử cung: cũng xuất hiện các khối u lành tính dạng túi bọc. Khi các nang này phát triển sẽ làm cổ tử cung biến dạng và khiến máu kinh khó thoát ra ngoài hơn. Do vậy, các chị em thường gặp phải các hiện tượng: kinh nguyệt ra ít và có màu nâu, kinh nguyệt ra ít có màu đen hoặc kinh nguyệt ra ít và kéo dài.
- Viêm nhiễm đường sinh dục: Hậu quả khi bị viêm nhiễm đường sinh dục là một trong những nguyên nhân dẫn đến thay đổi màu sắc và tính chất kinh nguyệt.
Do các bệnh lý khác
Một số các bệnh lý không liên quan đến đường sinh dục cũng có thể làm kinh nguyệt rối loạn. Cụ thể là các bệnh xuất phát từ tuyến yên, tuyến giáp, hay người bị thiếu máu, lưu thông máu kém.
Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Chắc hẳn đọc tới đây nhiều chị em cũng thắc mắc kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Để biết câu trả lời chính xác, các chị em hãy đọc tiếp nhé!
Nhóm các tác nhân liên quan tới nội tiết và tâm lý
Những trường hợp kinh nguyệt ra ít do nội tiết tố hoặc nguyên nhân tâm sinh lý thay đổi thất thường thì ảnh hưởng đối với sức khỏe của nữ giới không có gì quá nghiêm trọng. Đặc biệt là với những trường hợp sau sinh, tuổi dậy thì hoặc giai đoạn tiền mãn kinh thì chị em không cần quá lo lắng. Điều chỉnh nội tiết tố nữ can bằng là kinh nguyệt sẽ đều trở lại. Tuy nhiên, những bất thường của chu kỳ kinh nguyệt luôn làm phụ nữ cảm thấy rất lo lắng, bất an vì vậy nhiều khi lại ảnh hưởng ngược lại sức khỏe và tâm lý nữ giới.
Nhóm các tác nhân liên quan đến bệnh lý
Đây là dấu hiệu cơ thể có những bất ổn. Là cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang…Hoặc là cảnh báo các bệnh như thiếu máu, bệnh gan, tiểu đường… Vì vậy, những căn bệnh này không chỉ suy giảm sức khỏe mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Cách điều hòa kinh nguyệt an toàn và hiệu quả
Để điều trị hiệu quả và an toàn, chị em cần biết nguyên nhân làm cho kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày là gì và điều trị theo cách thức tương ứng.
Kinh nguyệt ra ít nên ăn gì?
Khi kinh nguyệt ra ít, chị em phụ nữ nên bổ sung vitamin C, canxi và khoáng chất bằng cách uống các loại nước ép cà rốt, xoài, dâu,…
Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng nên ăn các loại cá giàu omega 3 như cá hồi, cá mòi, quả óc chó, hạt lanh để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Omega 3 – một loại axit béo có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone và có khả năng điều chỉnh lượng máu kinh của cơ thể. Có thể chế biến các loại cá trên thành nhiều món ăn như: canh cá, cháo cá, súp cá… để ăn trong kỳ kinh nguyệt.
- Gừng: tăng nhiệt và thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn, nhờ đó kinh nguyệt ra ngoài dễ dàng hơn.
- Thực phẩm bổ sung estrogen thảo dược: Điển hình nhất của nhóm này là đậu nành. Đậu nành giúp bổ sung nội tiết tố nữ khi thiếu hụt và đào thải khi dư thừa nên không lo tình trạng ứ đọng. Khi nội tiết tố nữ được ổn định thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ đều đặn hơn. Đậu nành lành tính, dễ kiếm, và phù hợp với cơ địa phụ nữ Việt.
- Thực phẩm giàu sắt: Các thực phẩm giàu sắt như củ dền, cải bó xôi, súp lơ xanh, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, đậu lăng,… giúp cơ thể sản sinh đủ lượng máu nhằm đảm bảo các hoạt động của những cơ quan sinh sản trong cơ thể nữ giới diễn ra bình thường.
- Thực phẩm giàu canxi: Canxi có vai trò quan trọng đối với quá trình hydrat hóa và cân bằng hormone của cơ thể, giúp kinh nguyệt ổn định. Những gợi ý cho danh sách này bao gồm: đậu nành, đậu cô ve, hạnh nhân, bột yến mạch, vừng mè, rau cải ngọt, rau dền…
- Thực phẩm giàu omega 3: Omega 3 là axit béo quan trọng trong quá trình sản sinh hormone nữ, nhờ vậy giúp cải thiện tốt tình trạng thiểu kinh, kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày. Những thực phẩm giàu omega 3 bao gồm nhiều loại cá như: cá ngừ, cá mòi, cá thu, hạt lanh, quả óc chó…
Dùng viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược
Đối với những trường hợp bị rối loạn nội tiết tố nữ, chị em có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe được chiết xuất từ estrogen thảo dược để điều hòa và giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định và đều hơn. Các viên uống estrogen thảo dược có hàm lượng hoạt chất cao hơn khi dùng thực phẩm, lại an toàn khi có nguồn gốc từ thiên nhiên.
Dùng thuốc
Khi cần dùng thuốc để điều hòa kinh nguyệt, chị em cần có sự hướng dẫn và tư vấn của các bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc khi chưa được chỉ định.
Hút điều hòa kinh nguyệt
Đây là biện pháp chủ động tạo ra chu kỳ kinh nguyệt mới cho chị em khi bị kinh nguyệt ít và ngắn ngày để hạn chế lượng máu kinh tồn đọng bên trong. Tuy nhiên, biện pháp này không điều trị triệt để nguyên nhân.
Điều trị ngoại khoa tại bệnh viện
Để chấm dứt hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần điều trị dứt điểm các căn bệnh liên quan đến các cơ quan sinh sản tại bệnh viên như dính tử cung, buồng trứng đa nang, sẹo hóa đường sinh dục,…
Lưu ý khi điều trị kinh nguyệt ra ít
- Chị em nên tập thể dục, thể thao thường xuyên để cải thiện sức khỏe, cải thiện tâm lý…
- Nên có một lối sống lành mạnh: không rượu bia, không hút thuốc, hạn chế thức đêm và ăn uống sạch sẽ hạn chế các đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hạn chế dùng các chất tẩy rửa không có nguồn gốc rõ ràng.
- Nên quan hệ tình dục an toàn, hạn chế quan hệ bạo lực.
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị.
- Nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.
Trên đây là những thông tin về cách chữa kinh nguyệt ra ít. Mong rằng với những thông tin này chị em phụ nữ đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để xử lý khoa học khi gặp phải vấn đề rắc rối này. Chúc chị em sớm có được kỳ kinh nguyệt “đều như vắt chanh”.