Rất nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi rơi vào tình trạng trễ kinh 1 tháng, trễ kinh 2 tháng, trễ kinh 3 tháng hoặc nhiều hơn mà không phải có thai. Theo các chuyên gia thì trường hợp chậm kinh, tắc kinh có thể là một dấu hiệu cảnh báo tới chị em rằng sức khỏe sinh sản của chị em đang gặp vấn đề. Vậy cụ thể trễ kinh 1 -2 – 3 tháng liệu có sao không? nguyên nhân do đâu? cần phải làm gì?
Mục lục
- 1 Nguyên nhân gây trễ kinh 3 tháng
- 1.1 Mắc bệnh mãn tính
- 1.2 Tâm lý căng thẳng
- 1.3 Tác dụng phụ của thuốc
- 1.4 Vận động quá mức
- 1.5 Bị buồng trứng đa nang
- 1.6 Cân nặng thay đổi một cách đột ngột
- 1.7 Sử dụng rượu bia, thuốc lá
- 1.8 Tiền mãn kinh
- 1.9 Mắc các bệnh phụ khoa
- 1.10 Thay đổi đồng hồ sinh học
- 1.11 Cơ thể sản xuất quá mức hormone prolactin
- 1.12 Vấn đề về tuyến giáp
- 2 Cần làm gì khi bị trễ kinh 3 tháng nhưng không có thai?
Nguyên nhân gây trễ kinh 3 tháng
Sự xuất hiện kinh nguyệt ở phụ nữ đánh dấu một bước thay đổi lớn trong cơ thể khi kể từ thời điểm này hốc thể đảm nhiệm chức năng sinh sản. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ kéo dài khoảng 28 đến 32 ngày, số ngày kinh từ 5 đến 7 ngày, máu kinh màu đỏ tươi không mùi không vón cục. Nếu một ngày chị em thấy chu kỳ kinh nguyệt không ổn định, không những trễ kinh 10 ngày, trễ kinh 15 ngày, trễ kinh 1 tháng, thậm trí tình trạng trễ kinh có thể kéo dài lên 2 tháng, 3 tháng hoặc lâu hơn thì có thể là do một trong những yếu tố sau:
Mắc bệnh mãn tính
Bệnh mãn tính có thể ảnh hưởng đến cơ chế chung của toàn bộ cơ thể gây trễ kinh 3 tháng. Có thể kể đến bệnh mãn tính điển hình như bệnh dị ứng celiac…
Tâm lý căng thẳng
Tâm lý căng thẳng như những áp lực công việc, gia đình, cuộc sống, học tập kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng điều tiết hormone nội tiết tố nữ của vùng dưới đồi (1 trong bộ 3 làm bộ phận điều tiết hormone tuyến yên – buồng trứng – vùng dưới đồi). Khi vùng dưới đồi bị rối loạn sẽ khiến việc giải phóng hormone ở buồng trứng không thể như bình thường dẫn đến rối loạn quá trình rụng trứng gây trễ kinh, tạm ngưng chu kỳ kinh nguyệt.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể khiến chị em bị trễ kinh 15 ngày thử que 1 vạch, trễ kinh 1 tháng, trễ kinh 3 tháng thậm chí là lâu hơn. Trong đó không thể không kể đến thuốc tránh thai, biện pháp tránh thai bằng vòng tránh thai, tiêm hoặc cấy ghép dụng cụ tránh thai cũng có thể khiến cơ thể bị rối loạn nội tiết gây mất kinh tạm thời bởi bản chất của các biện pháp tránh thai là đưa một lượng hormone vào cơ thể để ứng chế quá trình rụng trứng ngừng sản xuất trứng, nên nếu dùng lâu dài, dùng quá liều chị em rất rễ bị trễ kinh, mất kinh nguyệt thậm chí là vô sinh . Ngoài ra thuốc chữa trầm cảm, thuốc hóa trị ung thư… cũng có thể là “thủ phạm” khiến chị em bị mất kinh nguyệt.
Vận động quá mức
Việc tập luyện thể dục thể thao luôn được khuyến khích nhằm nâng cao sức khỏe tổng quát của cơ thể cũng như các cơ quan. Tuy nhiên, nên tập luyện ở mức độ vừa phải tránh tập ở cường độ quá cao sẽ gặp một số tác dụng ngược trong đó có hiện tượng trễ kinh 3 tháng, mất kinh ở phụ nữ. Đó cũng là lý do vì sao những vận động viên thể dục thể thao nữ của chúng ta thường xuyên gặp phải tình trạng này.
Bị buồng trứng đa nang
Theo thống kê có khoảng 10% chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản mắc buồng trứng đa nang. Buồng trứng đa nang khiến cho việc tiết ra hormone estrogen và androgen bị rối loạn gây mất cân bằng giữa 2 loại hormone này sinh ra hiện tượng mất kinh nguyệt ở nữ giới. Không những chị em chỉ trễ kinh 10 ngày, trễ kinh 20 ngày thử que một vạch mà có thể lâu hơn như trễ kinh 3 tháng, 5 tháng, 6 tháng… và lượng huyết ra của mỗi kỳ kinh cũng khá ít.
Cân nặng thay đổi một cách đột ngột
Việc tăng giảm cân một cách đột ngột, quá gầy hoặc quá béo cũng khiến cơ thể ngừng bài tiết hormon estrogen, do đó sẽ ngừng phóng noãn gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc ảnh hưởng này có thể phụ thuộc vào cơ địa có người có thể chỉ bị trễ kinh vài ngày có người lại trễ kinh 1 tháng, trễ kinh 2 tháng, trễ kinh 3 tháng thậm chí là lâu hơn.
Sử dụng rượu bia, thuốc lá
Hiện nay có khá nhiều chị em có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá mà không biết rằng chính việc làm này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chị em cũng như là một trong những nguyên nhân gây tắc kinh ở phụ nữ, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Tiền mãn kinh
Thời kỳ tiền mãn kinh thường xuất hiện khi phụ nữ bước vào độ tuổi 45 đến 55 báo hiệu sự kết thúc hoàn toàn khả năng sinh sản ở nữ giới. trong giai đoạn này, buồng trứng sẽ bị lão hóa, hoạt động kém hiệu quả kéo theo sự sụt giảm mạnh mẽ của hormone estrogen gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể trong vài tháng hoặc vài năm trước khi chính thức mất kinh chuyển qua giai đoạn mãn kinh. Đây là một hiện tượng bình thường theo quy luật tự nhiên và không có biện pháp điều trị nào, chỉ có thể làm chậm quá trình này bằng việc bổ sung nội tiết tố nữ từ khi bước qua tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ mà đã bị tắc kinh 3 tháng thì nên cảnh giác với chứng mãn kinh sớm. Hiện tượng này thường xảy ra khi cơ thể bị thiếu hụt hoocmon.
Mắc các bệnh phụ khoa
Đây là một trong những nguyên nhân khiến chị em bị trễ kinh 3 tháng. Một số bệnh phụ khoa có thể kể đến như: u xơ tử cung, viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến cổ tử cung…
Thay đổi đồng hồ sinh học
Việc thay đổi đồng hồ sinh học do làm việc ca kíp, có thói quen thức khuya, ăn không đúng bữa, giờ giấc ngủ nghỉ thay đổi liên tục khiến cơ thể không kịp thích nghi cũng có thể khiến chị em bị trễ kinh 3 tháng. Ngoài gia những người thường xuyên đi công tác, di chuyển xa ở những đất nước có múi giờ lệch nhau cũng có thể bị vô kinh tạm thời do sự thay đổi của múi giờ địa lý.
Cơ thể sản xuất quá mức hormone prolactin
Có thể bạn không biết hormone tiết sữa prolactin cũng có khả năng trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt. Đây cũng chính là nguyên nhân chính lý giải tại sao các mẹ sau khi sinh và đang cho con bú thường bị mất kinh không những 10 ngày, 1 tháng, 3 tháng mà thậm chí cả 2 năm hoặc tới khi ngừng cho con bú.
Vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp nằm ở cổ trước của mỗi người, tiếp xúc với khí quản. Tuyến giáp có nhiệm vụ sản xuất ra một số loại hormone, trong đó có hormone Estrogen. Nếu tuyến giáp bị tổn thương, gặp phải bệnh lý, hoạt động sản xuất ra hormone sẽ bị ảnh hưởng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, bị chậm trễ hơn bình thường hoặc mất hẳn.
Cần làm gì khi bị trễ kinh 3 tháng nhưng không có thai?
Để khắc phục tình trạng trên cần phải tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có biện pháp khắc phục hiệu quả và triệt để. Do vậy, nếu thấy xuất hiện hiện tượng này cần đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám ngay và đưa ra hướng xử trí kịp thời. Ngoài ra để ngăn ngừa và hỗ trợ hiện tượng trễ kinh, tắc kinh các bạn nữ cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện điều độ hơn
- Tránh áp lực căng thẳng, nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc dài. Bị stress kéo dài cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của người phụ nữ.
- Tránh hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích
- Không nên lạm dụng quá mức thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai, bởi đây là một trong những nguyên nhân chính gây chậm kinh, tắc kinh ở phụ nữ.
Tắc kinh 3 tháng nguyên nhân do đâu cùng những chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng đã cung cấp thêm cho các chị em những kiến thức hữu ích. Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan các bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.