Phương pháp tránh thai bằng cách đặt vòng là lựa chọn được đông đảo chị em phụ nữ lựa chọn để giúp chị em phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn. Đồng thời, nó cho phép phụ nữ chủ động được thời gian mang thai trở lại. Tuy nhiên, điều đáng nói là không phải ai cũng phù hợp với phương pháp tránh thai này. Vậy nếu như bạn muốn đặt vòng tránh thai thì cần lưu ý những gì?
Mục lục
- 1 Tìm hiểu vòng tránh thai tránh thai là gì?
- 2 Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai diễn ra thế nào?
- 3 Đặt vòng tránh thai ưu – nhược điểm gì?
- 4 Những ai không thích hợp sử dụng vòng tránh thai nội tiết?
- 5 Vòng tránh thai nên đặt vào lúc nào là thích hợp nhất?
- 6 Quy trình thực hiện đặt vòng tránh thai diễn ra thế nào?
- 7 Những lưu ý về việc sử dụng vòng tránh thai
Tìm hiểu vòng tránh thai tránh thai là gì?
Vòng tránh thai là một thanh công cụ nhỏ có hình dạng giống chữ T được làm từ chất liệu là nhựa hoặc đồng. Khi nó được đưa vào lòng tử cung thì sẽ có tác dụng tránh mang thai ngoài ý muốn.
Thủ thuật này khá đơn giản, dễ thực hiện và quan trọng là không tốn kém, không gây ảnh hưởng gì tới sức khoẻ. Với những ưu điểm này, không khó hiểu tại sao nó lại là một trong những biện pháp tránh thai được phụ nữ lựa chọn sử dụng nhiều nhất.
Hiện nay có 2 loại vòng tránh thai được sử dụng rộng rãi nhất chính là:
- Vòng IUD bằng đồng (hiệu quả sử dụng 5 – 10 năm)
- Vòng IUD chứa nội tiết (hiệu quả sử dụng 3 – 5 năm)
Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai diễn ra thế nào?
Vòng tránh thai khi được đưa vào cơ thể phụ nữ sẽ tác động là làm khó khăn, cản trở quá trình thụ tinh, tạo thành phôi thai. Có thể hiểu đơn giản hơn về cơ chế làm việc của dụng cụ này như sau:
- Vòng tránh thai sẽ chiếm một không gian vừa đủ tại buồng tử cung và trực tiếp làm cho chứng sau khi đã được thụ tinh thì cũng không có nơi để làm tổ.
- Trên bề mặt của vòng tránh thai có chứa các tế bào bạch cầu với nhiệm vụ chính là cản trở và tiêu diệt phôi thai làm tổ, sau đó đào thải nó ra khỏi tử cung vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
- Riêng với loại vòng tránh thai bằng đồng thì ion đồng sẽ tác động tới enzym và xuyên thủng niêm mạc của phôi thai để ngăn ngừa phôi làm tổ. Bên cạnh đó, ion đồng còn làm chất nhầy âm đạo đặc hơn nên trứng sẽ gặp nhiều khó khăn khi di chuyển lên gặp trứng để thụ tinh.
- Vòng tránh thai chứa hormone nội tiết tố sẽ ức chế quá trình rụng trứng và ngăn trứng thụ tinh.
Đặt vòng tránh thai ưu – nhược điểm gì?
Ưu điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai
Mặc dù hiện nay có rất nhiều lựa chọn khác nhau khi chị em phụ nữ muốn tránh thai và vòng tránh thai là phương pháp ra đời từ rất sớm nhưng nó vẫn là một trong những biện pháp ngừa thai được sử dụng rộng rãi nhất. Có thể liệt kê một vài ưu điểm của vòng tránh thai như sau:
- Hiệu quả tránh thai lên 97% và có thể duy trì tác dụng tới 5 năm tùy theo loại vòng của từng nhà sản xuất.
- Đây là biện pháp tránh thai phù hợp với những các cặp vợ chồng chưa có ý định sinh con hoặc nhóm đối tượng là nữ giới lớn tuổi muốn thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Thao tác thực hiện thủ thuật đơn giản nên có thể tháo vòng bất cứ khi nào cần và có thể mang thai trở lại ngay.
- Vòng tránh thai gần như không gây ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng, không có sự bất tiện.
- Biện pháp vòng tránh thai phù hợp với hầu hết phụ nữ, có thể dùng được cho cả những phụ nữ đang cho con bú mà không làm ảnh hưởng gì tới việc tiết sữa của người mẹ.
- Vòng tránh thai được chứng minh là có khả năng hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt và làm giảm tình trạng đau bụng kinh.
- Có thể đặt vòng tránh thai tại các cơ sở y tế, bệnh viện, trạm y tế vì thao tác đơn giản, dễ thực hiện.
- Phương pháp đặt vòng tránh thai an toàn và không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.
- Vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai với mức chi phí rẻ, thích hợp với khả năng kinh tế của nhiều chị em phụ nữ.
Một số nhược điểm của đặt vòng tránh thai
- Nguy cơ mang thai ngoài tử cung vẫn có thể xảy ra mặc dù con số này rất ít.
- Vòng tránh thai làm tăng độ ẩm ướt của âm nạo nên có nguy cơ khiến chị em dễ bị các bệnh viêm nhiễm liên quan tới nấm âm đạo.
- Trong thực tế có một vài trường hợp bị mất vòng tránh thai mà nguyên nhân là do chị em đặt vòng ngay sau khi sinh con khiến cho tử cung chưa ổn định về trạng thái cũ, tử cung co bóp mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ đẩy vòng ra ngoài.
- Thời gian đầu đặt vòng tránh thai, chị em có thể xuất hiện một số triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, đau lưng, đau bụng dưới… Tuy nhiên không cần quá lo lắng vì nó sẽ giảm dần khi cơ thể đã quen dần.
- Đặt vòng tránh thai cũng có thể làm âm đạo tiết ra nhiều khí hư hơn.
- Một số nghiên cứu cũng chỉ ra việc dùng vòng tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh u nang buồng trứng.
Ngoài ra, còn có một số tác dụng phụ khác mà chị em phụ nữ có thể gặp phải khi đặt vòng tránh thai như: buồn nôn, chóng mặt, nổi mụn, tăng cân… Nếu những dấu hiệu này không giảm dần theo thời gian mà còn nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày thì chị em nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn.
Những ai không thích hợp sử dụng vòng tránh thai nội tiết?
Mặc dù là biện pháp ngừa thai an toàn, tiện lợi và hiệu quả nhưng không phải chị em phụ nữ nào cũng thích hợp sử dụng biện pháp này. Cụ thể như:
- Những phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mình có thai.
- Nữ giới đang mắc bệnh và điều trị một số bệnh lý về nội tiết như: u xơ tử cung, ung nang buồng trứng, ung thư vú…
- Nhóm đối tượng mắc một số bệnh về phụ khoa, chứng viêm nhiễm, bệnh lây lan qua đường sinh dục.
- Nhóm phụ nữ mới thực hiện thủ thuật nạo hút thai hoặc bị sảy thai.
- Phụ nữ gặp tình trạng chảy máu vùng kín chưa rõ nguyên nhân.
- Phụ nữ gặp tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh, bị hậu sản.
- Phụ nữ đang sử dụng thuốc nội tiết.
Vòng tránh thai nên đặt vào lúc nào là thích hợp nhất?
- Chị em phụ nữ được khuyến khích đặt vòng tránh thai ngay sau khi sạch kinh và cần chắc chắn là mình không đang mang thai.
- Đối với phụ nữ sau sinh, thời điểm lý tưởng để đặt vòng tránh thai là sau sinh 6 tuần với sinh thường và 3 tháng với sinh mổ.
Quy trình thực hiện đặt vòng tránh thai diễn ra thế nào?
Cơ thể khi tiếp nhận Vòng tránh thai thì sẽ phản ứng lại và có nguy cơ gây viêm nhiễm âm đạo, nghiêm trọng hơn thì có thể là viêm vùng chậu, viêm dính vòi trứng, thậm chí là vô sinh.
Do đó, mặc dù là thao tác thủ thuật đơn giản nhưng khi thực hiện biện pháp đặt vòng tránh thai thì chị em cũng nên chú ý lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo điều kiện và chuyên môn để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Nếu như chị em đang mắc bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thì cần điều trị dứt điểm rồi mới tiến hành đặt vòng.
Cụ thể các bước đặt vòng tránh thai như sau:
- Bước 1: Bác sĩ thăm khám để xác định bạn có đủ điều kiện cũng như thích hợp sử dụng vòng tránh thai hay không.
- Bước 2: Bác sĩ xác định kích thước tử cung, vị trí đặt vòng. Từ đó, lựa chọn loại vòng tránh thai phù hợp.
- Bước 3: Làm sạch và khử trùng âm đạo để giảm nguy cơ gây viêm nhiễm.
- Bước 4: Bác sĩ đặt vòng tránh thai trong ống piston có đường kính nhỏ rồi đưa vào cổ tử cung và di chuyển tới hốc tử cung. Khi đưa vào đúng vị trí, vòng sẽ mở ra và có hình dáng chữ T đặc trưng.
- Bước 5: Cuối cùng, bác sĩ sẽ rút ống piston ra và cắt sợi dây, để lại chiều dài khoảng 5cm ở bên ngoài cổ tử cung.
Những lưu ý về việc sử dụng vòng tránh thai
Như đã nói trước đó, không phải ai cũng thích hợp cho việc sử dụng vòng tránh thai. Trong trường hợp, sau khi đặt vòng mà thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như: xuất huyết âm đạo kéo dài, đau âm ỉ vùng bụng dưới, ngứa ngáy, khí hư có mùi hôi… thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng khắc phục.
- Tránh quan hệ vợ chồng 7 – 10 ngày đầu sau đặt vòng và hạn chế những hoạt động mạnh, không thụt rửa âm đạo quá sâu.
- Vòng tránh thai có hạn sử dụng, không để vòng quá hạn để tránh làm ảnh hưởng tới sức khoẻ.
- Việc tái khám phụ khoa định kỳ là cần thiết để chắc chắn vòng đã về đúng vị trí của nó chưa.
- Chỉ nên dùng loại vòng tránh thai mới, đảm bảo chất lượng.
Trên đây chính là những thông tin cơ bản về vòng tránh thai, ưu – nhược điểm cũng như một số lưu ý mà chị em nên biết khi đặt vòng tránh thai. Để chắc chắn hơn về tình hình sức khoẻ của mình có thích hợp với biện pháp đặt vòng tránh thai hay không thì chị em hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám trực tiếp nhé!