Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Ảnh hưởng như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng gặp phải ít nhất là 1 lần trong đời. Trường hợp này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ra những vấn đề về sức khỏe cho nữ giới. Vậy thực tế rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không và làm thế nào để cải thiện vấn đề này?

Những điều chị em cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Thế nào thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt?

Ninh nguyệt của nữ giới khi có sự mất ổn định về vòng kinh, lượng máu kinh cũng như vòng kinh thì được gọi là rối loạn kinh nguyệt. Trường hợp này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất chính là nữ giới khi mới dậy thì, phụ nữ sau sinh và tiền mãn kinh.

Nguyên nhân gây nên tình trạng này thường là do nội tiết tố trong cơ thể mất cân bằng, chi phối tới sự ổn định của kinh nguyệt.

Những biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt phản ánh mức độ nguy hiểm

Rối loạn kinh nguyệt có một số biểu hiện dễ nhận biết, mặc dù sẽ có sự khác biệt ở mỗi người tuỳ thuộc vào nguyên nhân nhưng cơ bản bao gồm:

  • Chu kỳ kinh bị dài – ngắn bất thường: Nữ giới có kỳ kinh nguyệt 21 – 35 ngày là bình thường, nếu như bạn có kỳ kinh ít hơn hoặc nhiều hơn con số này thì được coi là rối loạn kinh nguyệt.
  • Lượng máu kinh ít hoặc nhiều hơn bình thường: Trung bình, cứ mỗi kỳ kinh thì cơ thể chị em đào thải từ 50-80ml máu kinh. Nếu chị em hành kinh mà ra ít hoặc nhiều hơn lượng này thì đây là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Khi máu kinh ra quá nhiều, phụ nữ có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe như thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi. Trong khi đó, khi máu kinh ít lại khiến chị em khó chịu, lo lắng và mất tự tin trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Thời gian hành kinh thay đổi: bình thường thì thời gian hành kinh khoảng 3 – 5 ngày. Nếu bị rối loạn kinh nguyệt thì có thể ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 5 ngày, rất nhiều trường hợp bị hành kinh tới 10 ngày.
roi-loan-kinh-nguyet
Chị em bị rối loạn kinh nguyệt thường gặp tình trạng thay đổi chu kỳ, thời gian hành kinh
  • Màu sắc kinh bất thường: bình thường thì máu kinh thường có màu đỏ hồng, sệt. Với các bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt thì máu kinh có thể đổi thành màu đen, đỏ thẫm, hoặc bị vón cục.
  • Thống kinh: đây là tình trạng đau bụng kinh khi tử cung co bóp mạnh vào mỗi kỳ kinh. Do đó, bụng dưới bị đau âm ỉ hoặc dữ dội.

Điểm danh những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

  • Rối loạn nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố là một trong những nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt. Nhiều bệnh như bệnh tuyến yên, bệnh buồng trứng đa nang hoặc u xơ tử cung có thể gây ra rối loạn nội tiết tố dẫn tới tình trạng rối loạn kinh nguyệt
  • Bệnh lý tổng quát: Các bệnh lý tổng quát như viêm gan, ung thư hoặc tiểu đường cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.
  • Bệnh lý vùng chậu: Các bệnh lý vùng chậu như viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến tiền liệt, u xơ tử cung hoặc u cổ tử cung cũng ảnh hưởng tới mức độ ổn định của kinh nguyệt.
  • Vấn về về  tâm lý: Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể do các bệnh tật tâm lý như stress, lo âu hoặc trầm cảm gây nên
  • Tác động từ môi trường: Các tác động từ môi trường như ảnh hưởng của thuốc lá, cồn, hoặc các chất độc hại khác cũng chính là một trong số các nguyên nhân khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt.
  • Các tác nhân khác: sử dụng thuốc tránh thai hoặc bị thừa cân, béo phì cũng được xác định là ảnh hưởng tới mức độ đều đặn của kinh nguyệt.
roi-loan-kinh-nguyet-1
Để biết được tình trạng rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không thì chị em nên tới gặp bác sĩ để được tìm ra nguyên nhân

Khi nào chị em nên gặp bác sĩ nếu bị rối loạn kinh nguyệt?

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, có thể xác định được liệu cơ thể có bị ảnh hưởng nhiều hay không. Đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa cũng nhận định rằng: nếu nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt mà nguyên nhân do mắc bệnh phụ khoa thì không nên chủ quan.

Lý do là vì đây có thể là tiền đề gây nên những bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của nữ giới.

  • Nguy cơ thiếu máu: Rối loạn kinh nguyệt (ở các dạng rong kinh, cường kinh, kinh mau) kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, giảm khả năng tập trung và làm việc, thậm chí có thể gây ra suy tim nếu không được điều trị kịp thời.
  • Nguy cơ gây bệnh phụ khoa: Khi kinh nguyệt trở mất ổn định, kéo dài quá lâu khiến môi trường âm đạo cũng bị ảnh hưởng theo. Cụ thể, máu kinh tồn đọng lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn, tạp khuẩn sinh sôi phát triển, dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm như:, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung…
  • Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng tới khả năng mang thai, làm mẹ: Lý do là vì người bệnh dễ mắc bệnh phụ khoa, ảnh hưởng tới vai trò và chức năng của buồng trứng, hay bị tắc vòi trứng, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung… Và điều đáng nói là những bệnh lý này cản trở quá trình thụ thai, nguy cơ cao bị vô sinh, hiếm muộn.
roi-loan-kinh-nguyet-2
Phát hiện sớm rối loạn kinh nguyệt bằng cách khám phụ khoa thường xuyên

Từ đây có thể thấy được rằng, dựa vào nguyên nhân gây nên tính trạng rối loạn kinh nguyệt, bác sĩ sẽ xác định được mức độ nguy hiểm cũng như phương pháp điều trị để khắc phục tình trạng này.

Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu cho thấy kinh nguyệt bất thường, chị em nên tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và phát hiện sớm vấn đề. Thường thì nữ giới nên khám phụ khoa 1 – 2 lần/năm để kiểm soát và theo dõi sức khoẻ.

Đâu là giải pháp giúp ổn định kinh nguyệt và vòng kinh?

Tìm đúng nguyên nhân thì mới có thể đưa ra biện pháp tốt nhất giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể:

Nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do sinh lý, nội tiết thay đổi

  • Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống, giữ thói quen ăn ngủ điều độ.
  • Ưu tiên đa dạng thực đơn để bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin, từ đó giúp các cơ quan, hệ nội tiết được hoạt động tốt nhất và giúp điều chỉnh vòng kinh đi vào định hơn.
  • Hạn chế và cải thiện các thói quen có hại cho sức khoẻ như: hút thuốc, sử dụng rượu, bia, các chất kích thích
  • Tuyệt đối không nên lạm dụng các loại thuốc trị bệnh.
  • Cố gắng hạn chế tình trạng tâm lý bị chế căng thẳng, mệt mỏi.

Nếu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt là do bệnh lý phụ khoa

Với trường hợp này, bệnh nhân cần được thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết để có hướng điều trị chính xác, hiệu quả nhất vì mỗi người lại có đặc điểm bệnh lý và cơ địa riêng.

  • Nếu như tình hình bệnh lý phức tạp, bệnh nhân có thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn yếu tố tác nhân gây rối loạn kinh nguyệt bằng phương pháp chỉ định phẫu thuật, mổ mở, mổ nội soi,… 
  • Nếu như tình hình bệnh lý không quá nghiêm trọng, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng thuốc đặc trị.

Rối loạn kinh nguyệt là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến với nữ giới. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ vẫn cảm thấy bối rối và ngần ngại khi nói về vấn đề này. Bị rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng lớn và bất tiện với cuộc sống hàng ngày, nguy hiểm hơn là nó tiềm ẩn nguy cơ về sức khoẻ và khả năng sinh sản của chị em. Do đó, nếu nhận thấy triệu chứng nào bất thường liên quan đến kinh nguyệt, chị em hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.