Liệu kinh nguyệt không đều có thai không? lời giải đáp từ chuyên gia

Kinh nguyệt là một trong những biểu hiện nói lên tình hình sức khoẻ sinh dục và sinh sản của nữ giới. Và hầu như ít nhất 1 lần trong đời, chị em nào cũng gặp tình trạng kinh nguyệt không đều khiến phái nữ băn khoăn liệu kinh nguyệt không đều có thai không? Để biết được câu trả lời chính xác nhất thì mời chị em cũng tìm hiểu những thông tin hữu ích qua bài viết sau đây nhé!

Thế nào được gọi là kinh nguyệt không đều?

Kỳ kinh nguyệt của nữ giới được coi là ổn định khi nó kéo dài khoảng 28 – 32 ngày. Và bắt đầu được tính vào ngày đầu tiên ra máu cho tới ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp. Theo đó, ngày hành kinh kéo dài khoảng 3 – 7 ngày, lượng máu kinh trung bình là 50 – 80ml.

Tuy nhiên, nếu như các kỳ kinh của bạn cách nhau dưới 21 ngày hoặc trên 35 ngày, có đi kèm triệu chứng kinh ra quá nhiều hoặc không có kinh thì được cho là kinh nguyệt không đều.

Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể gặp ở nữ giới ở bất cứ độ tuổi nào, từ khi mới bắt đầu hành kinh cho tới phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc nữ giới sau sinh.

Người có kinh nguyệt không đều thường gặp triệu chứng gì?

Muốn biết mình có gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều hay không, chị em chỉ cần theo dõi và kiểm tra các dấu hiệu sau đây:

  • Mỗi kỳ kinh nhiều hơn 35 ngày hoặc ít hơn 21 ngày.
  • Thời gian hành kinh nhiều hơn 7 ngày hoặc ít hơn 3 ngày.
  • Lượng máu kinh của mỗi lần hành kinh ít hơn 50ml hoặc nhiều hơn 80ml hoặc không có máu kinh.
roi-loan-kinh-nguyet
Khi thấy bản thân có những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt, chị em nên tơi gặp bác sĩ để thăm khám
  • Máu kinh bất thường về màu sắc và hình thái (máu đông, vón cục).
  • Bị xuất huyết bất thường ở giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thời gian không thấy kinh nguyệt lên đến 6 tháng hoặc nhiều hơn, bị vô kinh.

Đâu là nguyên nhân gây loạn kinh, kinh nguyệt không đều?

Do thay đổi hệ nội tiết tố

Kinh nguyệt của nữ giới chịu sự chi phối trực tiếp của hệ nội tiết, đặc biệt là ở các giai đoạn đặc trưng như: tuổi dậy thì, sau sinh và tuổi tiền mãn kinh. Nếu nội tiết tố không ổn định, bị mất cân bằng thì kinh nguyệt cũng sẽ bị rối loạn.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt như: chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt chưa hợp lý, tăng – giảm cân nặng đột ngột, tập thể thao với cường độ quá cao, bị stress kéo dài, tác dụng phụ của thuốc trị bệnh…

Do tác động từ bệnh lý

Nữ giới nếu mắc một số bệnh lý về tuyến giáp, buồng trứng, tử cung  hoặc bị rối loạn chức năng tuyến giáp, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, suy giáp, cường giáp, u xơ tử cung, u lạc nội mạc tử cung…  đều bị rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản hay không?

Kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng tới sinh lý cũng như khả năng thụ thai của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, mức độ không quá nguy hiểm vì chị em vẫn có thể mang thai, chỉ là cơ hội thụ thai không quá cao.

Cụ thể, kinh nguyệt không đều khiến việc tính ngày rụng trứng gặp khó khăn, làm giảm khả năng thụ thai thành công.

Bên cạnh đó, kinh nguyệt không đều cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa có liên quan trực tiếp tới chức năng và hoạt động của tử cung, buồng trứng. Thường thì bệnh nhân sẽ bị dính tử cung, viêm phần phụ, ra máu, xuất huyết bất thường, dính buồng tử cung… khiến tinh trùng và trứng khó gặp nhau. Do đó, nguy cơ hiếm muộn cũng sẽ cao hơn, đặc biệt là một số loại bệnh như: buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm, ung thư buồng trứng,…

Tất cả những bệnh lý kể trên đều gây rối loạn hormone, giảm chất lượng trứng, nang noãn chậm phát triển, thậm chí là không rụng trứng.

kinh-nguyet-khong-deu-co-thai-khong
Kinh nguyệt không đều có thai không là câu hỏi lớn nhất khiến các chị em “đau đầu”

Từ đây có thể thấy được rằng việc khám và phát hiện sớm tình trạng kinh nguyệt không đều sẽ giúp nâng cao hiệu quả cải thiện, điều trị, tránh được các biến chứng nghiêm trọng hơn, không làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ.

Làm thế nào để khắc phục kinh nguyệt không đều?

Để khắc phục hiệu quả và triệt để tình trạng rối loạn kinh nguyệt thì chị em nên tìm ra chính xác nguyên nhân, từ đó tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi điều trị. Cụ thể:

Với những trường hợp kinh nguyệt không đều mà nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố sinh lý

Nên thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc khoa học và điều độ để cơ thể được khỏe mạnh trở lại:

  • Uống nhiều nước, đáp ứng theo nhu cầu của cơ thể, thường là ít nhất 2L/ ngày.
  • Chế độ ăn uống bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất nhằm giúp hệ tuần hoàn máu được cải thiện. Từ đó, thúc đẩy hoạt động, chức năng của các cơ quan khác, đặc biệt là cơ quan sinh sản.
  • Nên hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đặc biệt là các chất kích thích.
  • Nên duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày, ưu tiên các môn thể thao nhẹ nhàng, linh hoạt giúp đẩy mạnh lưu thông khí huyết, hỗ trợ hoạt động của tử cung như: yoga, đi bộ…
  • Chú ý ngủ đủ giấc, không thức quá khuya và cố gắng đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Có chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, không quá gắng sức.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt là trong kỳ kinh hoặc những chị em bị rong kinh, lượng máu kinh ra nhiều.
  • Cố gắng duy trì tinh thần thoải mái, không để tâm lý bị tiêu cực, hạn chế stress và căng thẳng.

Với những trường hợp kinh nguyệt không đều mà nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố bệnh lý:

  • Sử dụng thuốc, cụ thể là nhóm thuốc giúp điều kinh như: thuốc tránh thai, thuốc nội tiết. Với bệnh nhân có nguồn gốc bệnh lý thì dùng thêm thuốc ức chế riêng với loại bệnh đó.
  • Liệu pháp hormone: Đây là phương pháp bổ sung hormone vào cơ thể bằng cách truyền hoặc tiêm để tạo ra sự cân bằng nội tiết cho cơ thể. Từ đó, cải thiện sự hoạt động của các cơ quan sinh sản, hệ nội tiết để giúp kinh nguyệt ổn định hơn. Trong đó, 2 loại hormone thường được dùng là: estrogen hoặc progesterone.
  • Biện pháp ngoại khoa: đây là phương pháp áp dụng với các trường hợp mà nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều là tác nhân từ polyp tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
u-nang-buong-trung-co-phai-lam-phau-thuat-khong
Phương pháp ngoại khoa được áp dụng điều trị với các trường hợp nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều là tác nhân ở tử cung

Một số biện pháp cải thiện khả năng mang thai khi kinh nguyệt không đều

Với chị em gặp trường hợp kinh nguyệt không đều, ngoài việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị, chị em phụ nữ cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp sau đây:

  • Chủ động theo dõi quá trình rụng trứng và một số dấu hiệu đi kèm bao gồm: nhiệt độ cơ thể tăng lên, khí hư chuyển dạng lòng trắng trứng… đây chính là thời điểm thích hợp nhất để quan hệ, giúp tăng khả năng thụ thai thành công.
  • Tăng khả năng trứng gặp tinh trùng để thụ tinh bằng cách thường xuyên quan hệ tình dục.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, không nên tăng – giảm cân quá đột ngột làm ảnh hưởng tới sự cân bằng của hệ nội tiết.
  • Nên ưu tiên ăn uống đa dạng, đủ chất, dùng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít khoáng chất, không nên ăn các món nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
  • Cố gắng giữ tâm lý ổn định và tích cực, hạn chế kích động quá mức, không để tình trạng stress kéo dài khiến tuyến yên hoạt động bất ổn, hệ nội tiết bị ảnh hưởng, gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Và quan trọng nhất chính là chị em phụ nữ nên hình thành cho mình thói quen khám phụ khoa định kỳ 1 – 2 lần/ năm để đảm bảo sức khỏe, kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời, không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Trên đây chính là những thông tin về việc kinh nguyệt và mang thai có liên quan với nhau thế nào. Qua đây sẽ giúp chị em giải đáp chính xác nhất cho thắc mắc “Kinh nguyệt không đều có thai không?”. Hi vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp chị em phụ nữ có thêm kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân nói chung cũng như sức khỏe sinh sản nói riêng.