Phụ nữ bị rong kinh thường sẽ gặp triệu chứng rong kinh máu đen. Tình trạng này khiến nhiều chị em lo lắng và hốt hoảng, liệu đây có phải là bệnh lý gì nguy hiểm hay không, đâu là nguyên nhân gây nên? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Mời chị em tham khảo những thông tin sau đây để có hướng xử trí khi bị rong kinh máu đen.
Mục lục
Tìm hiểu về tình trạng rong kinh máu đen
Chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt thường gặp phải triệu chứng khá phổ biến là rong kinh. Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn 28 ngày, số ngày hành kinh nhiều hơn 5 ngày, thậm chí là 10 ngày. Đồng thời, lượng máu kinh mỗi chu kỳ cũng nhiều hơn mức bình thường (khoảng 80ml).
Ngoài các trường hợp bị rong kinh thông thường thì tình trạng rong kinh máu đen cũng được các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo chị em nên thận trọng. Theo đó, khi rong kinh có đi kèm máu đen hoặc màu nâu, ở dạng vón cục, có mùi hôi sẽ khiến chị em cảm thấy tự ti. Chưa hết, tình trạng này cũng nói lên rằng: kinh nguyệt của chị em có vấn đề, nên sớm tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Đâu là nguyên nhân khiến chị em bị rong kinh ra máu đen?
Khi mà lượng máu kinh bị ứ đọng trong tử cung nhiều ngày thì sẽ tạo thành máu đen. Và nguyên nhân gây nên hiện tượng này bao gồm:
Chị em bị rong kinh máu đen do mất cân bằng nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố là trường hợp chị em có thể gặp phải trong nhiều khoảng thời gian đặc trưng như: phụ nữ sau sinh, điều trị bệnh phụ khoa bằng phương pháp phẫu thuật, dùng các biện pháp tránh thai, sinh hoạt và ăn uống chưa khoa học…
Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết thì quá trình rụng trứng cũng vì thế mà ảnh hưởng theo, khiến cho tình trạng rong kinh kéo dài, chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, hoạt động co bóp của tử cung không còn đều đặn nữa. Chính điều này làm cho quá trình đẩy máu kinh ra ngoài không được hiệu quả, lượng máu kinh ứ đọng lại trong tử cung chuyển thành màu đen.
Những bất thường ở tử cung có thể gây rong kinh máu đen
Một số trường hợp bất thường ở đây có thể liệt kê chủ yếu từ các ca dị tật tử cung như: sẹo cứng sau phẫu thuật, tử cung bị gập… Các đặc điểm này khiến cho tử cung gặp khó khăn khi co bóp để đẩy máu kinh ra ngoài, lượng máu còn còn sót lại bên trong tử cung sẽ bị oxy hoá và chuyển sang màu nâu hoặc đen.
Nguyên nhân do bệnh phụ khoa
Chị em phụ nữ đang gặp các vấn đề phụ khoa và buồng trứng như: viêm nội mạc, polyp buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… đều có thể trở thành nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh ra máu đen.
Bệnh nhân mắc những bệnh lý kể trên sẽ bị ảnh hưởng tới hoạt động của tử cung, niêm mạc không thể bong ra như bình thường, việc co bóp tử cung cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.
Do các tác động ngoại khoa gây tổn thương
Bệnh nhân nữ mắc bệnh phụ khoa và được bác sĩ chỉ định thực hiện phẫu thuật sẽ không tránh khỏi nguy cơ bị tổn thương trong quá trình can thiệp, đặc biệt là khi thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở y tế không uy tín, chế độ chăm sóc hậu phẫu không tốt. Một số biến chứng mà người bệnh có nguy cơ cao gặp phải như: sẹo cứng, bị nhiễm trùng phần phụ…
Khi bị biến chứng thì tình trạng rong kinh sẽ diễn ra, đáng nói là tử cung lúc này không hoạt động như bình thường nên máu kinh bị ứ đọng và chuyển sang màu nâu hoặc đen.
Tình trạng rong kinh càng kéo dài thì chức năng của tử cung và buồng trứng càng bị ảnh hưởng, nếu không được khắc phục sớm sẽ tác động tới khả năng thụ thai của chị em phụ nữ.
Vậy chị em bị rong kinh ra máu đen có thực sự nguy hiểm?
Rong kinh máu đen chính là một trong những dấu hiệu phản ánh về tình trạng của cơ quan sinh dục, sức khỏe sinh sản của chị em đang bất thường và ở mức nghiêm trọng. à một trong những biểu hiện cho thấy sức khỏe sinh dục, sinh sản của chị em đang có vấn đề nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng tới thể trạng và tâm lý của chị em. Bị rong kinh có màu đen khiến người bệnh mệt mỏi do mất máu, khó chịu và tự ti khi giao tiếp, khó tập trung, tâm sinh lý cũng bị ảnh hưởng.
- Gây lãnh cảm: Chị em bị rong kinh kéo dài, có màu nâu đen sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng đời sống tình dục. Hầu hết người bệnh đều ngại gần gũi đối phương, không được khắc phục sớm sẽ dẫn tới lãnh cảm, nguy cơ cao rạn nứt tình cảm gia đình.
- Tiền đề gây nên các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Máu kinh bị ứ đọng trong tử cung lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm, cản trở quá trình thụ tinh, chị em luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, không thoải mái, nguy cơ cao mắc bệnh viêm nhiễm. Đặc biệt, cho dù tinh trùng có thâm nhập được vào đây thì cũng không đi sâu hơn được để gặp trứng, nguy cơ bị hiếm muộn, vô sinh là rất cao.
Do đó, chị em không nên chủ quan khi bị rong kinh, đặc biệt là trường hợp rong kinh máu đen. Khi nhận thấy mình có triệu chứng bất thường thì nên thăm khám kịp thời, tránh để rong kinh kéo dài.
Có cách nào khắc phục tình trạng rong kinh máu đen?
Việc thăm khám sớm để kiểm tra, xác định nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời chính là biện pháp điều trị rong kinh máu đen hiệu quả nhất. Do đó, càng tới gặp bác sĩ sớm thì càng dễ chữa trị.
- Phương pháp điều trị nội khoa: bác sĩ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc cân bằng nội tiết hoặc liệu pháp hormone. Đây là cách điều trị đơn giản nhất, dễ dàng và tiết kiệm chi phí nhưng nó chỉ áp dụng với các trường hợp bệnh nhẹ.
- Phương pháp điều trị ngoại khoa: đây là lựa chọn can thiệp ngoại khoa nhằm loại bỏ tác nhân gây nên tình trạng máu kinh màu đen. Cụ thể như: u lạc nội mạc, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, u buồng trứng, u tử cung…
Ngoài ra, để đảm bảo việc điều trị rong kinh có hiệu quả, nhanh chóng và không bị tái phát thì chị em cũng cần chú ý một số điều sau đây:
- Không nên quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt để hạn chế rong kinh nghiêm trọng hơn.
- Chỉ dùng thuốc tránh thai và thuốc nội tiết khi đã tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
- Cố gắng tránh những tác động khiến cho bản thân chị em bị mệt mỏi và căng thẳng.
- Làm vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt là trong những kỳ kinh nguyệt để cải thiện tình trạng bị rong kinh.
Tóm lại, chị em bị rong kinh ra máu đen là biểu hiện rõ ràng cho thấy sức khỏe phụ khoa đang có bất thường và cần được khắc phục sớm. Lúc này, chị em không nên chủ quan mà hãy tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị.