Bệnh nhân bị u cơ tử cung thường khó phát hiện bệnh khi mới khởi phát, nguyên nhân là vì Dấu hiệu u xơ tử cung thường không quá rõ rệt và khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Nếu như bạn thấy có các dấu hiệu như: tiểu rắt, tiểu nhiều, rối loạn tiểu tiện thì có khả năng bạn đang bị u xơ tử cung. Vậy ngoài những triệu chứng này ra, bệnh u xơ tử cung còn có dấu hiệu nào nữa không?
Mục lục
Những điều chị em nên biết về u xơ tử cung
U xơ tử cung là căn bệnh phổ biến ở nữ giới trong khoảng 30 -50 tuổi, rộng hơn nữa là chị em trong tuổi sinh sản.
Sự tăng trưởng bất thường ở mô cơ tử cung tạo nên những khối u xơ và chúng thuộc nhóm u lành tính. Do đó, nếu được phát hiện và điều trị từ sớm thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng: một số trường hợp u xơ tử cung vẫn có biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tiến triển thành ung thư.
Điểm danh những dấu hiệu u xơ tử cung
Nếu tôi không có triệu chứng thì có nguy cơ u xơ tử cung không?
Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh nhân bị u xơ tử cung mà không hề nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào. Điều này khiến người bệnh không biết mình bị u xơ tử cung.
Các khối u nhỏ và không ảnh hưởng tới niêm mạc sẽ không gây nên dấu hiệu nào, chúng chỉ được phát hiện tình cờ nếu như người bệnh thực hiện biện pháp siêu âm ổ bụng.
Theo thống kê, chỉ có khoảng 1/3 phụ nữ mắc bệnh ữo tử cung gặp các triệu chứng rõ rệt do khối u to và ảnh hưởng đến niêm mạc như: rong kinh, đau bụng nhiều, nguy cơ sảy thai…
Tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân với đặc điểm riêng, bệnh sẽ có những dấu hiệu khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn sẽ có một vài điểm tương đồng để nhận biết bệnh u xơ tử cung.
Vậy đâu là những dấu hiệu u xơ tử cung cụ thể?
Như đã nói trước đó, tiểu khó, tiểu rắt, hay mót tiểu, tiểu tiện nhiều lần chính là một trong những dấu hiệu phản ảnh khối u xơ tử cung. Các khối u này phát triển và lớn dần gây chèn ép bàng quang, gây rối loạn tiểu tiện.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi bệnh nhân u xơ tử cung đều bị rối loạn tiểu tiện. Thực tế có nhiều dấu hiệu khác mà bạn có thể theo dõi để nhận biết và phát hiện bệnh kịp thời như:
- Không tới kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu bất thường.
- Xuất hiện cảm giác đau âm ỉ bụng dưới, chướng bụng dù không tới kỳ kinh nguyệt, đau nhiều hơn khi quan hệ tình dục.
- Rối loạn kinh nguyệt: rong kinh hoặc cường kinh, người bệnh bị mất máu thường xuyên và kéo dài nên người xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt.
- Khí hư loãng đi kèm mùi hôi khó chịu, tuy nhiên nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa thông thường.
- Có thể sờ thấy khối u ở vùng bụng dưới rốn, vị trí ngay trên xương mu.
- Người bệnh khó thụ thai, nếu đang mang thai thì nguy cơ cao bị sảy thai hoặc ngôi thai bất thường, thai khó mà phát triển bình thường.
Phân loại u xơ tử cung như thế nào?
Để phân loại u xơ tử cung, y học dựa trên vị trí của khối u trong tử cung và tại những vị trí khác nhau thì biểu hiện của bệnh cũng có sự thay đổi.
- Khối u nằm dưới niêm mạc tử cung: nhóm này thường gây rong kinh hoặc chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt.
- Khối u ở kẽ: loại này gây đau đớn cho bệnh nhân bởi nó nằm ở lớp cơ của tử cung, chèn ép nhiều.
- Khối u nằm bên trong lòng tử cung: bệnh nhân sẽ bị biến dạng khoang tử cung và nếu có thai thì sự phát triển bị ảnh hưởng.
- Khối u xơ tại vị trí liên kết giữa tử cung và cổ tử cung: được đánh giá là loại u xơ tử cung vô cùng nguy hiểm nếu như bệnh nhân có thai vì nó làm gián đoạn quá trình sinh nơ, chèn ép tiểu khu khiến người bệnh vô cùng đau đớn.
- Khối u nằm dưới thanh mạc: nó thường bị nhầm với u buồng trứng vì nó có cuống.
Những ai có nguy cơ cao bị u xơ tử cung?
Có khoảng 70 – 80% phụ nữ bị u xơ tử cung trước tuổi 50, mặc dù hưa được khẳng định chính xác nhưng các chuyên gia đánh giá nội tiết tố nữ estrogen tăng cao chính là một nguyên nhân gây bệnh.
Thực tế chỉ có khoảng 20% bệnh nhân u xơ được phát hiện, các yếu tố tác động tới khả năng gây bệnh chính là cách quan trọng nhất để đánh giá nguy cơ mắc bệnh của bản thân mình. Cụ thể như:
- Tuổi tác: U xơ tử cung thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản là 16 – 50, đặc biệt có nguy cơ cao nhất là khoảng 30 – 40 tuổi và thời kỹ mãn kinh.
- Dậy thì sớm: nhiều nghiên cứu cho thấy, bé gái dậy thì trước 10 tuổi sẽ có nguy cơ bị u xơ tử cung cao hơn.
- Di truyền gia đình: Nếu người mẹ bị u xơ tử cung thì con gái sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn 3 lần so với người bình thường.
- Béo phì: nếu như bạn bị thừa cân, béo phì thì nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung cao hơn so với người thường là 3 lần.
Khi có dấu hiệu của bệnh thì nên chẩn đoán u xơ tử cung thế nào?
Dựa vào những triệu chứng mà khối u mang lại, bác sĩ sẽ tiên lượng mức độ nguy hiểm của bệnh u xơ. Nếu thấy bản thân có một trong những dấu hiệu kể trên, chị em nên tới bệnh viện để được thăm khám, tránh để quá lâu khiến khối u phát triển lớn gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Chẩn đoán cận lâm sàng cho bệnh nhân u xơ tử cung
- Siêu âm: phương pháp này giúp bác sĩ xác định chính xác kích thước và vị trí của khối u. Bác sĩ thường dùng siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để chẩn đoán.
- Chụp cắt lớp hoặc chụp MRI: đây là biện pháp áp dụng cho những trường hợp mà khối u quá to hoặc cần phân biệt với các bệnh lý có dấu hiệu tương tự.
Phân biệt triệu chứng u xơ tử cung với một số bệnh khác
Như đã nói trước đó, dấu hiệu u xơ tử cung dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác và để phân biệt thì cần được chẩn đoán như sau:
- Khối u ở hạ vị tử cung: có thể bị nhầm lẫn với chứng lạc nội mạc tử cung hoặc nghi mang thai.
- Đau vùng chậu: có thể nhầm lẫn với thai ngoài tử cung, bị viêm tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.
- Xuất huyết tử cung bất thường: có thể nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh tăng sinh nội mạc ở tử cung.
Mặc dù dấu hiệu u xơ tử cung chưa rõ ràng ở giai đoạn đầu hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nhưng nhờ sự phát triển của nền y học như hiện nay thì việc chẩn đoán u xơ tử cung có độ chính xác rất cao. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu nào, chị em không nên chủ quan mà cần tầm soát bệnh sớm, thăm khám để kịp thời phát hiện bệnh, có biện pháp điều trị từ sớm.