Rong kinh là vấn đề thường gặp ở nữ giới, nếu như bạn bị rong kinh hơn 1 tuần thì được xem là vấn đề khá nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế lại có nhiều trường hợp chị em còn có thể bị rong kinh cả tháng, đây có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Rong kinh kéo dài khiến cho môi trường âm đạo mất cân bằng và tấn công sâu hơn vào các cơ quan sinh dục.
Mục lục
Nữ giới bị rong kinh cả tháng có nguy hiểm không?
Rong kinh kéo dài cả tháng chính là biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Thường thì kinh nguyệt của nữ giới chỉ khoảng 3 0 5 ngày, lượng máu ra mỗi kỳ kinh khoảng 30 -50ml.
Nếu như bị rong kinh kéo dài cả tháng, lượng máu chị em mất có thể nhiều hơn 80ml/kỳ kinh. Việc này làm cơ thể bị mất nhiều máu, thiếu Sắt gây suy nhược cơ thể, hay bị chóng mặt, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu.
Bên cạnh đó, chị em cũng phải đối mặt với một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như:
- Viêm âm đạo.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Viêm tại phần phụ, tổn thương vòi trứng, bị tắc ống dẫn trứng.
- Viêm vùng chậu.
Có nhiều nguyên khác nhau gây nên tình trạng rong kinh kéo dài cả tháng. Nếu nắm rõ được những yếu tố này thì có thể kiểm soát được chứng rong kinh kéo dài.
Tìm hiểu nguyên nhân rong kinh kéo dài
Rong kinh có 2 loại bao gồm: rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể và nếu bị rong kinh kéo dài cả tháng thì nso thuộc nhóm thứ 2 – rong kinh thực thể vì nguyên nhân là do bệnh lý phụ khoa.
Rong kinh do rối loạn hormone, nội tiết tố
Rối loạn nội tiết, mất cân bằng hormone sinh dục thường gặp ở nữ giới tiền mãn kinh và mãn kinh chính là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, cụ thể là rong kinh.
Nồng độ hormone estrogen và progesterone mất cân bằng khiến nữ giới gặp một số bệnh lý liên quan như: buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, các vấn đề liên quan tới tuyến giáp… Tất cả những bệnh này đều có xu hướng làm tăng lượng máu kinh cũng như kéo dài ngày hành kinh, gây hiện tượng rong kinh.
Chức năng buồng trứng suy giảm gây rong kinh
Hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm, quá trình rụng trứng không còn diễn ra bình thường khi nữ giới bước vào tuổi tiền mãn kinh. Trong khi đó, buồng trứng lại là cơ quan quyết định hoạt động của bộ máy sinh sản, sự cân bằng của nội tiết tố. Nếu hoạt động của cơ quan này bị suy giảm thì cơ thể bị rối loạn hormone, dẫn tới tình trạng bị rong kinh cả tháng.
Polyp tử cung gây rong kinh
Polyp tử cung thường xuất hiện trên niêm mạc tử cung và là cho niêm mạc bị bong ra, gây chảy máu. Bên cạnh đó, nồng độ estrogen càng cao thì polyp càng nghiêm trọng và làm rong kinh kéo dài hơn.
Bị rong kinh do ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung
Đây là hai bệnh ung thư nguy hiểm với biểu hiện nhận biết chính là rong kinh kéo dài cả tháng. Lúc này, các tế bào ung thư phát triển sẽ làm tử cung bất thường, rong kinh nghiêm trọng, xuất hiện những cơn đau khó chịu.
Biến chứng khi rong kinh kéo dài cả tháng có thể chị em chưa biết
Với tâm lý chủ quan hoặc e ngại nên nhiều chị em trì hoãn việc thăm khám, chẩn đoán và điều trị chứng rong kinh kéo dài cả tháng. Điều này khiến tình hình bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ sinh sản, gây một số biến chứng như:
- Viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm phần phụ, viêm nhiễm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung…
- Mất máu kéo dài khiến cơ thể bị suy nhược, sức đề kháng kém, dễ ốm đau.
- Làm bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng hơn, bệnh dễ tiến triển thành mạn tính.
Nữ giới bị rong kinh cả tháng xử lý ra sao?
Rong kinh cả tháng thường gắn với các yếu tố bệnh lý nên để đưa ra phương án điều trị hiệu quả, phù hợp thì bác sĩ sẽ dựa vào tình hình cụ thể của từng người. Điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần được thăm khám từ sớm để nhanh chóng có biện pháp khắc phục tình trạng rong kinh kéo dài.
Sử dụng thuốc khi bị rong kinh cả tháng để cải thiện tình hình
Đối với những trường hợp bị rong kinh ở mức độ nhẹ, có thể kiểm soát thì dùng thuốc là phương pháp được bác sĩ chỉ định. Một số loại thuốc mà bác sĩ thường kê đơn bao gồm: thuốc tránh thai, các liệu pháp hormone, thuốc kháng viêm…
Cải thiện tình trạng rong kinh cả tháng bằng cách phẫu thuật ngoại khoa
Đây là phương pháp nhằm loại bỏ các yếu tố rong kinh (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u lạc nội mạc tử cung, lạc nội mạc…) biện pháp thực hiện thường là mổ nội soi, phẫu thuật mổ hở toàn bộ hoặc một phần tử cung, buồng trứng.
Tuỳ thuộc vào tình hình bệnh cũng như loại nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp phù hợp với bệnh nhân để loại bỏ các yếu tố gây rong kinh kéo dài cả tháng, từ đó giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện chứng rong kinh
Ngoài việc dùng thuốc uống và phẫu thuật ngoại khoa thì người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy bệnh nhân bị rong kinh cả tháng ăn gì uống gì cho hết?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia: chị em nên ưu tiên thực phẩm giàu Sắt để bù đắp lượng còn thiếu do rong kinh kéo dài. Các loại thực phẩm có thể dùng như:
- Các loại thịt đỏ như: thịt dê:thịt bò, thịt cừu…
- Gan và các loại nội tạng, tuy nhiên nên lưu ý không quá lạm dụng.
- Trai, sò, ốc, cá, các loại thuỷ hải sản.
- Rau bina, hạt bí, các loại đậu, bông cải xanh…
- Socola đen
Bên cạnh đó, chị em cũng có thể tham khảo và cân nhắc việc bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng.
Đối với nhóm bệnh nhân là nữ giới độ tuổi tiền mãn kinh thì có thể bổ sung nội tiết tố cho cơ thể từ các loại thực vật như:
- Mầm đậu nành
- Bông cải xanh, rau lá xanh
- Hạt lanh, hạt bí, các loại hạt họ đậu
- Táo, lựu, quả bơ
Chuyên gia lưu ý chị em nếu bị rong kinh cả tháng
Rong kinh là trường hợp rối loạn kinh nguyệt mang tới nhiều vấn đề cho sức khỏe chị em nhưng nếu bị rong kinh cả tháng thì còn nguy hiểm hơn. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe nói chung mà còn tác động tới khả năng sinh sản cũng như tâm lý của chị em.
Bác sĩ khuyên chị em nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, rong kinh kéo dài để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân. Theo đó, quá trình khám bệnh, chị em nên cung cấp những thông tin sau đây cho bác sĩ:
- Độ tuổi
- Chu kỳ kinh nguyệt
- Thời gian hành kinh thông thường
- Có đang sử dụng thuốc chữa bệnh hoặc bất cứ biện pháp tránh thai nào không…
Đặc biệt, nếu như chị em có những dấu hiệu như: mệt mỏi, xanh xao, đau quặn bụng dưới, hành kinh đi kèm cục máu đông thì cần làm xét nghiệm hoặc siêu âm càng sớm càng tốt.
Trên đây chính là những chia sẻ về tình trạng rong kinh cả tháng, hy vọng những thông tin này sẽ giúp chị em có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh lý, biết cách xử trí khi gặp tình trạng rong kinh.