U xơ tử cung khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới và gây nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của chị em. Một trong những câu hỏi xung quanh vấn đề này rất được quan tâm đó là bị u xơ tử cung khi mang thai có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi hay không, liệu sinh nở có gặp trở ngại gì hay không? Mời các bạn cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây để có cách xử trí đúng đắn và khoa học khi bị u xơ tử cung nhé!
Mục lục
U xơ tử cung trong thai kỳ – vấn đề của nhiều mẹ bầu
U xơ tử cung là những khối u xuất hiện tại lớp cơ tử cung, chúng thường phát triển khá nhanh với kích thước lớn dần lên. Thực tế có nhiều trường hợp bị u xơ tử cung khi mang thai nên khiến chị em vô cùng lo lắng về sức khỏe của mình cũng như thai nhi.
Nguyên nhân khiến cho u xơ tử cung có xu hướng xuất hiện và phát triển mạnh trong quá trình mang thai là vì đây chính là thời điểm hệ nội tiết mất cân bằng. Cụ thể là sự tăng sinh đột ngột của hormone estrogen khiến cho niêm mạc, độ dày các mô, cơ tại tử cung bị thay đổi về độ dày.
Điểm danh những biểu hiện đặc trưng của u xơ tử cung qua từng giai đoạn thai kỳ
Tuỳ thuộc vào kích thước khối u mà bà bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau, bên cạnh đó mẹ bầu cũng có thể dựa vào mốc thai kỳ để theo dõi các diễn biến như:
- 3 tháng đầu thai kỳ: Lượng estrogen được tăng lên đột ngột và làm nguy cơ xuất hiện u xơ cao hơn bao giờ hết, đặc biệt là u xơ tử cung. Triệu chứng thường gặp là đau bụng, xuất huyết bất thường, kích thước khối u chưa lớn nên tác động không quá nhiều, điều này khiến người bệnh chủ quan, thậm chí là chưa phát hiện bệnh.
- 3 tháng giữa và cuối thai kỳ: giai đoạn này, tử cung mở rộng dần, thai nhi phát triển gây chèn ép các khối u xơ tử cung. Do đó, bệnh nhân sẽ chịu đựng những cơn đau bụng, đau quặn, đau dữ dội. Nếu không theo dõi và điều trị bệnh sát sao thì nguy cơ bị bong non, sinh non.
- Giai đoạn mẹ chuyển dạ: Do tử cung bị ảnh hưởng khả năng co bóp vì khối u chèn ép nên quá trình sinh nở bị cản trở, khó sinh.
Nữ giới bị u xơ tử cung ảnh hưởng thế nào tới quá trình mang thai?
Phụ nữ đang mang thai mà bị u xơ tử cung thì sẽ chịu một số ảnh hưởng nhất định. Để có hướng kiểm soát tốt, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh thì mẹ bầu nên lưu ý những điều sau đây khi bị u xơ tử cung, từ đó có sự chuẩn bị, hướng khắc phục hiệu quả.
Sản phụ bị u xơ tử cung có nguy cơ gì về sức khỏe thai kỳ?
- Nguy cơ sảy thai: Cả thai nhi và khối u đều phát triển với kích thước lớn dần lên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chèn ép, kích thích cả khối u lẫn tử cung, tạo ra những cơn co, có thể đẩy thai nhi ra ngoài sớm hơn, đặc biệt là vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa của thai kỳ.
- Nguy cơ sinh non: Vào khoảng 3 tháng giữa thai kỳ, khi thai nhi lớn hơn thì khối u chèn ép và khiến tử cung co bóp, nguy cơ cao gây sinh non.
- Nguy cơ xoắn cuống nhân xơ: đây là tình trạng làm cho tử cung bị co bóp ở mức độ dữ dội và gây nguy hiểm cho cả thai nhi lẫn người mẹ.
Bệnh nhân bị u xơ tử cung khi mang thai sẽ chịu ảnh hưởng khi chuyển dạ
Khi chuyển dạ thì tử cung của người mẹ sẽ co bóp rất nhiều, nếu như bị u xơ tử cung thì quá trình này sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng như:
- Rối loạn cơn gò: khối u xơ càng lớn thì càng chèn ép và ảnh hưởng tới sự co bóp của tử cung, làm các cơn gò không ổn định. Điều này khiến quá trình chuyển dạ kéo dài, nguy cơ cao bị suy thai.
- U tiền đạo: khi các khối u xuất hiện ở vị trí eo tử cung với cuống dài sẽ khiến cho ngôi thai ngược và sinh khó.
Bệnh nhân u xơ tử cung khi mang thai có nguy cơ gặp các vấn đề hậu sản
Khối u xơ tử cung kích thước lớn không chỉ ảnh hưởng tới quá trình sinh nở mà còn khiến cho thai phụ đối mặt với một số vấn đề hậu sản như:
- Băng huyết sau sinh: Tử cung co bóp có tác dụng cầm máu sau khi sinh nở thành công, tuy nhiên u xơ tử cung khiến cho quá trình co bóp này bị ảnh hưởng và gây nên tình trạng băng huyết hậu sản.
- Nhiễm trùng: bệnh nhân bị u xơ tử cung có nguy cơ bị bế sản dịch, nhiễm khuẩn, thậm chí đe dọa tới tính mạng của thai phụ.
U xơ tử cung có xu hướng tăng nhanh về kích thước ở giai đoạn mang thai, sau đó sẽ giảm dần khi mẹ đã vượt cạn. Do đó, nếu như khối u này không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ thì bác sĩ chỉ định theo dõi tình hình và đợi sau khi sinh mới tiến hành bóc tách.
Lúc này, chị em nên theo dõi tình hình sức khỏe cũng như thăm khám theo đúng lịch và thực hiện hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc thai kỳ để giúp kiểm soát khối u xơ tốt nhất.
Giải đáp thắc mắc liệu u xơ tử cung trong thai kỳ có thể điều trị được không
Có thể nói rằng, đây là vấn đề rất được chị em quan tâm, đặc biệt là những ai đang mang thai và có các khối u xơ tử cung. Điều đầu tiên chị em cần làm chính là theo dõi sức khỏe thường xuyên để kiểm soát, ngăn khối u tác động tới sự phát triển của thai nhi.
Theo đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về chế độ ăn uống riêng biệt dành cho bệnh nhân bị u xơ tử cung khi mang thai như:
- Ưu tiên bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin có tác dụng chống oxy hóa.
- Nên dùng các loại trái cây tươi giàu Kali (bơ, cam, dưa hấu, chuối…) và hạt yến mạch.
- Bổ sung thêm vitamin D vào chế độ ăn hàng ngày.
- Hạn chế tối đa hoặc có thể thì kiêng dùng thức ăn từ thịt đỏ, nội tạng động vật, món ăn nhiều dầu mỡ và muối.
Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý tới các kiến thức thai sản để có kế hoạch sử dụng thực phẩm tốt nhất, không quá bị động hay lo lắng về u xơ tử cung.
Thời điểm thích hợp nhất để xử lý các khối u xơ tử cung là trước khi mang thai, sau sinh nở 6 – 12 tháng. Do đó, theo dõi sức khỏe tiền sinh sản và khám thai định kỳ là việc rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của thai phụ cũng như thai nhi phát triển khoẻ mạnh.
Trên đây chính là những thông tin về u xơ tử cung ở phụ nữ mang thai, từ đó giúp chị em có được câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề u xơ khi mang thai có nguy hiểm hay không. Đồng thời, giúp chị em có kinh nghiệm xử trí và chăm sóc sức khoẻ nếu gặp phải u xơ tử cung. Chúc chị em có một thai kỳ khỏe mạnh!