U nang buồng trứng là tình trạng rất phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, nó chiếm khoảng 4% trong số các bệnh lý phụ khoa. Những khối u này hầu hết là u lành tính, thuộc nhóm u nang buồng trứng cơ năng. Vậy liệu u nang hoàng tuyến có nguy hiểm hay không, dấu hiệu nhận biết là gì?
Mục lục
Tìm hiểu u nang hoàng tuyến là gì?
Để biết rõ hơn về u nang hoàng tuyến thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu về u nang buồng trứng vì nang hoàng tuyến là một trong những loại u nang của buồng trứng.
U nang buồng trứng thường chứa dịch đặc hoặc chất rắn giống như bã đậu, nó thường nằm trên hoặc trong buồng trứng.
Khi siêu âm buồng trứng sẽ phát hiện được u nang buồng trứng thường, biện pháp này cũng sẽ cho thấy được vị trí, cấu trúc cũng như theo dõi được quá trình phát triển của khối u. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về phương pháp điều trị là dùng thuốc hay phẫu thuật.
Tương tự như các loại u, u nang buồng trứng được phân loại để giúp việc điều trị được hiệu quả hơn. Có 2 loại bao gồm: u nang buồng trứng cơ năng và u nang buồng trứng thực thể.
U nang cơ năng buồng trứng: thuộc nhóm nang lành tính, chúng hình thành và phát triển tại bề mặt buồng trứng. Thường xuất hiện trong và sau khi trứng rụng, sau vài chu kỳ hành kinh, những nang này sẽ tự biến mất.
U nang cơ năng bao gồm 3 loại:
- Nang bọc noãn – khi trưởng thành không bị vỡ, nó cũng không có hiện tượng rụng trứng. Thường thì nó sẽ phát triển và đạt kích thước tới 8cm, ảnh hưởng tới kỳ kinh nguyệt.
- Nang hoàng thể – khi phóng noãn thì loại nang này vẫn tiếp tục phát triển. Lúc này nang có vỏ mỏng và chứa dịch bên trong nên khiến người bệnh bị đau bị nang xuất huyết bên ngoài hoặc bên trong.
- Nang hoàng tuyến – loại nang phổ biến ở bệnh nhân có ung thư nguyên bào nuôi hoặc bị thai trứng. Lúc này nang chứa nhiều nang noãn bị HCG kích thích thay vì chỉ có một nang như các loại u nang khác. Đặc điểm của nang hoàng tuyến là nó không phóng noãn và dần bị hoàng thể hóa, nó có ở cả 2 bên buồng trứng nên cũng sẽ có những triệu chứng khá rõ ràng.
Nang bị hoàng thể hóa có dấu hiệu nhận biết gì? Có nguy hiểm không?
Thực tế có nhiều người quan niệm rằng nang hoàng tuyến là dạng u nang buồng trứng cơ năng nên nó sẽ không có triệu chứng nhận biết. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể liệt kê một vài dấu hiệu của nó như sau:
Nang hoàng tuyến có dấu hiệu nhận biết thế nào?
Như đã nói trước đó, chỉ khi nồng độ HCG trong cơ thể rất cao thì nang bị hoàng thể hoá mới xuất hiện. Điều đó đồng nghĩa với việc nang này sẽ dẫn thoái triển khi nồng độ HCG giảm đi, và thời điểm cụ thể chính là 2 tuần sau kỳ kinh nguyệt.
Chị em hay thăm khám phụ khoa định kỳ sẽ dễ dàng phát hiện những nang này, tuy nhiên nếu như nang quá lớn thì nó sẽ có thêm một số biểu hiện như:
- Khối u phát triển lớn và chèn ép vào bàng quang nên gây nên tình trạng tiểu nhiều, thường xuyên.
- Đau bụng.
- Bị rối loạn kinh nguyệt.
- Dễ dàng lên cân, thừa cân, thay đổi cân nặng đột ngột.
Nang hoàng tuyến phát triển tới kích thước quá lớn thì sẽ bị xoắn và không tránh được bị vỡ khiến cho tình hình trở nên nghiêm trọng. Lúc này người bệnh có một số biểu hiện:
- Xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội, có thể lan sang cả vùng chậu vô cùng khó chịu.
- Cảm giác mệt mỏi và nôn nao trong người mà không rõ nguyên nhân.
- Không trong kỳ kinh nhưng vẫn bị chảy máu âm đạo.
Từ đây có thể thấy được rằng, việc thăm khám thường xuyên, kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ là rất quan trọng và cần thiết đối với chị em để kịp thời phát hiện và theo dõi những bất thường tại nang buồng trứng, đặc biệt là sự xuất hiện và phát triển của nang bị hoàng thể hóa.
Nang hoàng tuyến có phải dạng nang buồng trứng nguy hiểm?
Nang hoàng tuyến nếu không chịu sự tác động của nồng độ HCG thì có thể tự tiêu nhỏ nhưng cũng không vì thế mà chị em có thể chủ quan. Trong trường hợp HCG tăng cao thì nang bị hoàng thể hóa vẫn có thể phát triển.
Và mặc dù nó là nang lành tính những vẫn có thể tác động tiêu cực đối với sinh lý và sức khỏe nói chung của người bệnh như:
- Gây rối loạn kinh nguyệt.
- Rối loạn tiết niệu, khó chịu khi tiểu tiện.
- U nang phát triển lớn và gây nhiều biến chứng, bị vỡ, chảy máu, ảnh hưởng những cơ quan lân cận.
- Người bệnh có nguy cơ bị băng huyết, vỡ tử cung và phát triển ung thư tế bào nuôi.
- Nếu như người bệnh đang trong thai kỳ, nang bị hoàng thể hóa sẽ tác động tiêu cực tới cả sức khỏe của thai phụ lẫn thai nhi, có thể là khiến cho thai nhi chậm phát triển, thai lưu, bị sảy thai, khó mang thai sau này.
Điều trị các nang bị hoàng thể hóa thuộc u nang buồng trứng như thế nào?
Việc phát hiện và điều trị u nang bị hoàng thể hóa khá phức tạp đối với những chị em không thường xuyên thăm khám phụ khoa. Đặc biệt là khi những khối u này đã phát triển với kích thước quá lớn, biến chứng khó lường.
Đối với các nang bị hoàng thể hóa, biện pháp chọc hút nang trứng được khuyến cáo không nên thực hiện bởi nó có nguy cơ bị vỡ và dịch chảy ra có thể gây viêm, dính, nhiễm trùng trong đường ruột cũng như những cơ quan xung quanh.
Biện pháp điều trị thường được chỉ định là hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ tử cung khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe cũng như tính mạng cho người bệnh.
Bên cạnh những chỉ định về phương pháp điều trị thì chị em phụ nữ cũng nên áp dụng một số điều sau đây để nâng cao sức khỏe bản thân:
- Cải thiện sức khỏe bằng cách bổ sung trong thực đơn mỗi ngày đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Đối với thai phụ, nên khám thai từ sớm và theo đúng lịch để được bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp cải thiện tình hình, từ đó có thai kỳ khỏe mạnh.
- Sau phẫu thuật cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ để nhanh hồi phục và không bị tái phát.
- Khi sinh nở cần có kế hoạch, tránh bị động khi man thai, đặc biệt là tránh sinh con quá gần nhau.
- Theo dõi số lượng và kích thước qua từng giai đoạn của nang bị hoàng thể hóa bằng cách tái khám và kiểm tra định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây chính là những chia sẻ về nang hoàng tuyến – một dạng u nang cơ năng thuộc bệnh lý u nang buồng trứng, hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp chị em có thêm kiến thức và kinh nghiệm để chăm sóc sức khoẻ nếu như đang điều trị bệnh, bảo vệ sức khoẻ.