Chọc hút trứng không còn xa lạ đối với cặp đôi hiếm muộn muốn có con băng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm IVF. Chị em sẽ sẻ dụng một loại thuốc giúp cho các nang trứng lớn lên sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút để lấy trứng ra. Vậy quá trình chọc hút này có gây ra biến chứng nào không, sau bao lâu thì quan hệ được. Chúng ta hãy cùng tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé.
Chọc hút trứng là gì?
Chọc hút trứng là kỹ thuật lấy noãn ra khỏi buồng trứng rất an toàn được áp dụng trong hỗ trợ sinh sản thường kéo dài từ 15 – 20 phút. Thu thuật này khi thực hiện chị em sẽ không thấy đau vì đã được sử dụng thuốc gây mê. Phần dịch nang có chứa noãn được hút ra sẽ đưa ngay vào phòng Lab.
Sau khi chọc hút trứng chị em sẽ được chuyển về phòng hồi sức và được theo dõi đến khi tỉnh dậy. Thông thường sau khi tỉnh dậy chị em sẽ bị chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu… Chị em có thể được về ngay trong ngày (sau khi tỉnh dậy 1 đến 2 tiếng) và tham gia các hoạt động bình thường mà không cần phải kiêng khem gì.
Chọc hút trứng có ảnh hưởng, biến chứng gì không?
Chọc hút trứng là một phương pháp phổ biến trong việc hỗ trợ sinh sản, nhưng cũng như bất kỳ quy trình y tế nào, nó có thể gây ra một số tác động và rủi ro nhất định. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét:
- Tác động về vật lý và tâm lý: Quy trình chọc hút trứng có thể gây ra một số tác động vật lý như chướng bụng, đau nhẹ, sưng tấy, chảy máu hoặc nhiễm trùng tại điểm chọc. Ngoài ra, có thể gây ra một số căng thẳng hoặc lo lắng tâm lý do tính chất của quy trình và áp lực từ việc mong đợi kết quả.
- Chảy máu: Khi chọc hút, nếu kim chọc hút không may chạm thương vào các mạch máu vùng chậu sẽ gây chảy máu trong ổ bụng.
- Tổn thương các cơ quan lân cận buồng trứng như bàng quang, ruột và tử cung.
- Hội chứng quá kích buồng trứng: thường có thể xảy ra ở 9 đến 10 ngày sau khi chọc hút trứng. Hội chứng này chiếm khoảng 0.5% đến 10%, hội chứng này có tể sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của chị em. Thậm trí có một vài trường hợp chị em phải đối mặt với tình trạng huyết khối, suy đa tạng, tử vong.
- Rủi ro nhiễm trùng: Với bất kỳ thủ thuật nào liên quan đến việc xâm nhập vào cơ thể, có nguy cơ nhiễm trùng tại điểm chọc hoặc trong cơ thể. Điều này có thể xảy ra dù các biện pháp vệ sinh và phòng ngừa nhiễm trùng được thực hiện cẩn thận.
- Rủi ro về phản ứng dược phẩm: Mặc dù hiếm, nhưng có thể xảy ra phản ứng dị ứng hoặc phản ứng không mong muốn khác đối với thuốc gây mê hoặc các loại thuốc được sử dụng trong quy trình chọc hút trứng.
- Rủi ro cho sức khỏe tổng thể: Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản như chọc hút trứng có thể tăng nguy cơ cho một số vấn đề sức khỏe, nhưng cần phải có sự đánh giá cẩn thận để xác định mức độ rủi ro cụ thể.
Những cách giúp phòng ngừa biến chứng chọc hút trứng?
Khi thực hiện quy trình chọc hút trứng (hay còn gọi là IVF), có thể xảy ra một số biến chứng nhất định, nhưng đa số trường hợp đều là an toàn. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ và biến chứng, có một số biện pháp phòng ngừa cụ thể:
- Lựa chọn địa chỉ chọc hút trứng uy tín, các bác sĩ có chuyên môn cao
- Tuân thủ chỉ định y tế: Điều này bao gồm việc tuân thủ đúng lịch trình kiểm tra y tế và các chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này giúp đảm bảo rằng quá trình chọc hút trứng được thực hiện ở mức độ an toàn nhất cho sức khỏe của người phụ nữ.
- Thực hiện các xét nghiệm trước: Trước khi bắt đầu quá trình IVF, việc thực hiện các xét nghiệm trước sẽ giúp xác định các vấn đề y tế có thể ảnh hưởng đến quá trình hoặc tăng nguy cơ biến chứng.
- Chuẩn bị tinh thần: Việc chuẩn bị tinh thần trước và sau quá trình IVF rất quan trọng. Có thể tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần từ gia đình, bạn bè hoặc các nhóm hỗ trợ chuyên về vấn đề vô sinh để giảm căng thẳng và lo lắng.
- Tuân thủ đúng liều lượng thuốc: Việc sử dụng thuốc theo liều lượng được chỉ định là rất quan trọng để đảm bảo rằng quá trình IVF diễn ra một cách an toàn và hiệu quả.
- Sát cánh cùng bác sĩ: Bác sĩ là người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, hãy luôn thông báo cho họ về bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề nào bạn gặp phải trong suốt quá trình IVF.
- Duy trì một lối sống lành mạnh: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và giữ cho cơ thể và tinh thần cân bằng là một phần quan trọng của việc phòng ngừa biến chứng trong quá trình IVF.
- Chế độ chăm sóc sau khi chọc hút trứng: Chế độ chăm sóc sau khi tiến hành thủ thật rất quan trọng sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe của chị em nhanh hơn, nên hạn chế việc làm những việc gắng sức hoặc sẽ gây căng thẳng cho bản thân. Chế độ ăn uống cân giàu đạm, bổ sung trái cây, uống đủ nước, tránh quan hệ ít nhất 1 tuần sau khi thực hiện thủ thật để buồng trứng và vùng chậu có thời gian hồi phục, cũng như hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Những biện pháp trên có thể giúp giảm thiểu nguy cơ và biến chứng khi thực hiện quy trình chọc hút trứng. Tuy nhiên, vẫn cần phải thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ để có phương án phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp đã giúp chị em hiểu được chọc hút trứng là gì, những biến chứng mà nó có thể gây ra cũng như cách để phòng tránh tối đa những biến chứng đó. Nếu còn câu hỏi xoay quanh vấn đề này hãy để lại bình luận phía cuối bài viết để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn nhé.
Xem thêm: Rong kinh nên ăn gì và kiêng gì?