Theo lý thuyết, tác dụng tránh thai của thuốc tránh thai hàng ngày lên đến 99,7 %. Tuy nhiên, theo thống kê được công bố tỉ lệ thất bại thực tế của phương pháp này lên đến 9%. Vậy nguyên nhân thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng khiến bạn có thai ngay cả khi uống thuốc tránh thai hàng ngày là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mục lục
- 1 Nguyên nhân thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng do uống không đều đặn
- 2 Uống không đúng giờ
- 3 Uống cùng lúc với các loại thuốc khác
- 4 Uống thuốc tránh thai cùng với thảo dược
- 5 Bị nôn mửa khi uống thuốc tránh thai
- 6 Bảo quản thuốc sai cách
- 7 Quan hệ không an toàn ngay sau khi bắt đầu dùng thuốc
- 8 Uống thuốc nhuận chàng hoặc trà detox
- 9 Điểm danh một số nguyên nhân thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng bị “nghi oan”
Nguyên nhân thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng do uống không đều đặn
Đây là nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến khiến việc uống thuốc tránh thai hàng ngày nhưng vẫn có thai. Chị em cần hiểu, việc hàng ngày uống thuốc là đưa một lượng hormone sinh dục đều đặn vào cơ thể. Việc này giúp ức chế sự điều tiết ra FSH và metakentrin. Từ đó mà ức chế buồng trứng rụng trứng, giúp tránh thai hiệu quả. Khi chị em bỏ thuốc, lượng hormone trong cơ thể đủ để phát huy tác dụng không được đảm bảo.
Uống không đúng giờ
Các chuyên gia vẫn khuyên chị em nên uống thuốc tránh thai đúng giờ. Việc đều đặn đưa một lượng hormone vào cơ thể với khoảng cách giữa các viên bằng nhau giúp lượng hormone sinh dục này của cơ thể luôn cân bằng. Nhờ vậy có thể duy trì tác dụng của thuốc.
Lưu ý:
- Với loại thuốc ngừa thai chứa đồng thời 2 hormone là estrogen và progesterone thì thời gian có thể cộng trừ 6 đến 12 giờ khi uống thuốc.
- Với loại thuốc chỉ chứa progesterone thì phải uống cùng 1 thời điểm mới có tác dụng. Nếu uống muộn giờ hơn thời gian uống của ngày hôm trước, nồng độ hormone giảm xuống dưới ngưỡng cần thiết và không còn khả năng tránh thai.
Uống cùng lúc với các loại thuốc khác
Có một số thuốc khi sử dụng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tránh thai. Chẳng hạn như:
- Thuốc Rifadin, đây là một loại thuốc để điều trị bệnh lao
- Thuốc Griseofulvin chống nấm
- Thuốc kiểm soát HIV
- Thuốc Tegretol, Dilantin, Phenobarbital chống co giật.
Những thuốc này khi vào cơ thể sẽ tăng tốc độ trao đổi chất trong gan, kích thích tố của thuốc tránh thai bị phá vỡ. Chính vì vậy, khi chị em đang sử dụng các loại thuốc này nên hỏi bác sĩ để được tư vấn các biện pháp tránh thai phù hợp.
Uống thuốc tránh thai cùng với thảo dược
Không phải loại thảo dược nào cũng làm mất tác dụng của thuốc tránh thai. Tuy nhiên bạn nên cẩn trọng khi sử dụng loại thảo dược St.John’s Wort (tên khoa học Hypericum perforatum). Loại thảo dược này thường có trong một số thuốc chống trầm cảm. Một nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ dùng 300 milligram loại thảo dược này trong ba lần mỗi ngày sẽ làm thay đổi các loại nội tiết tố trong cơ thể.
Mặc dù chưa có nhiều thông tin về sự ảnh hưởng của loại thảo dược này đến thuốc ngừa thai nhưng để an toàn, các nhà khoa học cũng khuyến cáo chị em nên sử dụng một phương pháp ngừa thai khác khi phải điều trị trầm cảm bằng loại thảo dược này.
Bị nôn mửa khi uống thuốc tránh thai
Có thể khi uống thuốc tránh thai bạn bị nôn. Việc này khiến cơ thể không thể hấp thi được hết viên thuốc làm giảm tác dụng tránh thai. Chính vì vậy các chuyên gia khuyên chị em nếu bị nôn ngay sau đó, nên uống bù ngay 1 viên khác các sớm càng tốt. Các viên còn lại uống theo như lịch trình bình thường.
Bảo quản thuốc sai cách
Nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến thuốc. Vì vậy, nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nên bảo quản ở nhiệt độ khoảng 25 độ.
Quan hệ không an toàn ngay sau khi bắt đầu dùng thuốc
Thông thường, thuốc tránh thai đường uống sẽ bắt đầu được uống vào ngày thứ 2 hoặc thứ 5 của chu kỳ. Nếu bạn bắt đầu dùng thuốc tránh thai vào giữa chu kỳ, bạn không được có quan hệ tình dục không an toàn trong ít nhất 7 ngày đầu. Hãy yêu cầu bạn tình sử dụng bao cao su cho tới khi đó.
Uống thuốc nhuận chàng hoặc trà detox
Thuốc nhuận chàng và trà detox đều có tác dụng đẩu nước và độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Bởi việc đào thải nước và độc tố sẽ khiến cơ thể bạn không hấp thu trọn vẹn được toàn bộ hormone sinh dục có trong thuốc. Điều này dẫn đến tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn.
Điểm danh một số nguyên nhân thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng bị “nghi oan”
Trọng lượng cơ thể
Có khá nhiều thông tin cho rằng nguyên nhân thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng đến từ trọng lượng cơ thể chị em. Cho rằng, phụ nữ thừa cân béo phì không nên sử dụng phương pháp tránh thai này sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh được trọng lượng cơ thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai hàng ngày.
Rượu
Tương tự như yếu tố trọng lượng cơ thể. Cũng chưa có một nghiên cứu nào được công bố minh chứng nào cho việc rượu làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai. Mọi khuyến nghị chỉ dừng lại ở việc e ngại rằng khi bạn thường xuyên uống rượu, bạn sẽ không nhớ việc uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng giờ.
Nước ép bưởi
Dù rằng hóa chất tự nhiên có trong nước ép bưởi là furanocoumarin – có thể tương tác với hơn 85 loại thuốc. Tuy nhiên, thuốc tránh thai lại nằm ngoài con số này, bưởi không có tác động đến hiệu quả của thuốc tránh thai hàng ngày.
Thuốc hết hạn sử dụng
Theo thông tin được đăng tải trên trang https://dansohcm.gov.vn/ thì thuốc tránh thai đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được cất ở nơi khô thoáng và không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ ngừa thai. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc hết hạn sử dụng vì về lâu về dài nó không tốt cho cơ thể bạn.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ cũng đã giúp chị em hiểu được nguyên nhân thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng. Từ đó có thể tự điều chỉnh để tránh mang thai ngoài ý muốn. Nếu còn băn khoăn, chị em có thể đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn thích hợp.