Khi nào sử dụng thuốc tiêm tránh thai hiệu quả nhất?

Theo các chuyên gia, thuốc tiêm tránh thai có hiệu quả tránh thai lên đến 99%. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể sử dụng thuốc tiêm tránh thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu hơn về thuốc tiêm tránh thai cũng như lựa chọn được thời điểm khi nào sử dụng thuốc tiêm tránh thai hiệu quả nhất.

Có nên chọn thuốc tiêm tránh thai không?

Chị em đang tìm biện pháp tránh thai hiệu quả mà ít tác dụng phụ? Bạn được giới thiệu về thuốc tiêm tránh thai có hiệu quả tốt. Sử dụng thuốc tiêm, bạn cũng không cần phải ghi nhớ lịch như uống thuốc tránh thai hàng ngày. 

Liệu rằng, tiêm thuốc tránh thai có thực sự tốt không? Hãy cùng Golden Choice tìm hiểu kỹ càng về biện pháp tránh thai này.

Đánh giá về thuốc tiêm tránh thai chi tiết nhất

Bạn biết không, thuốc tiêm tránh thai đã xuất hiện từ những thập niên 70 đến đầu thế kỷ XX. Trên thế giới, đã có hơn 100 triệu phụ nữ đang sử dụng biện pháp này để tránh thai. 

Tiêm thuốc tránh thai hiệu quả cao, thời gian tránh thai lâu dài.
Tiêm thuốc tránh thai hiệu quả cao, thời gian tránh thai lâu dài.

Thuốc tiêm tránh thai là liệu pháp sử dụng hormone progesterone liều cao. Thuốc được tiêm 1 liều duy nhất vào bắp tay hoặc mông. Hormone progesterone sau khi tiêm vào cơ thể sẽ được bài tiết dần dần. Vậy tiêm thuốc tránh thai có những lợi ích gì?

4 lợi ích khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai  

Hiệu quả tránh thai cao

Cơ chế tránh thai của thuốc tiêm tránh thai là:

  • Ức chế rụng trứng.
  • Tăng tiết chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn chặn không cho tinh trùng di chuyển vào trong tử cung.

Theo như nghiên cứu và qua quá trình sử dụng cho thấy hiệu quả của biện pháp này lên đến 99%.

Thời gian tránh thai từ 8 – 13 tuần

Đây cũng là một trong những lý do mà thuốc tiêm tránh thai được nhiều chị em lựa chọn. Chỉ với 1 liều tiêm duy nhất, thuốc có tác dụng tránh thai trong vòng 8 – 13 tuần. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể thoải mái hoạt động tình dục mà không lo lắng về chuyện dính bầu.

Giảm đau bụng kinh

Tài liệu tại thư viện Cochrane (Mỹ) cho thấy, thuốc tiêm tránh thai giúp giảm lượng prostaglandin trong cơ thể chị em. Prostaglandin là tác nhân gây ra hiện tượng thống kinh, đau bụng kinh. 

Có thai lại ngay sau khi dừng tiêm thuốc

Sử dụng thuốc tiêm tránh thai không gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Bạn hoàn toàn có thể mang thai lại nếu ngưng tiêm thuốc.  Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn nên có kế hoạch mang thai sau khi dừng thuốc 2 – 3 chu kỳ kinh. Bên cạnh những ưu điểm trên thì thuốc tiêm tránh thai cũng có các nhược điểm nhất định.

5 nhược điểm của thuốc tiêm tránh thai

Rối loạn chu kỳ kinh

Jason James, Giám đốc Y tế tại FemCare Ob-Gyn, Miami cho biết: “Rối loạn chu kỳ kinh là tình trạng phổ biến nhất sau khi tiêm thuốc tránh thai. Lý do bởi, thuốc tiêm tránh thai khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi hormone. Nó dẫn đến tình trạng mỏng niêm mạc tử cung, gây chảy máu giữa chu kỳ hoặc mất kinh”. 

Tác dụng phụ thường gặp: tăng cân, đau đầu, nám da…

Liệu pháp tránh thai bằng thuốc tiêm chính là sử dụng hormone liều cao. Do đó, sẽ khiến chị em bị tăng cân nhẹ. Ngoài ra, sẽ có một số tác dụng phụ không mong muốn như: nám da, đau nửa đầu, bốc hỏa, cáu gắt vô cớ…

Cần ghi nhớ thời điểm tiêm thuốc và lặp lại liều tiêm đúng chỉ định mới có hiệu quả

Thuốc tiêm tránh thai chỉ có hiệu quả trong thời gian quy định (8 tuần hoặc 13 tuần). Sau khoảng thời gian này, bạn cần phải lặp lại liều tiêm mới có hiệu quả tránh thai. Do đó, bạn cần phải ghi nhớ thời điểm tiêm thuốc để tiêm đúng và đủ liều.

Nguy cơ loãng xương 

Michael CarkovicCackovic, chủ nhiệm khoa sản Trung tâm y tế đại học Wexner, Ohio cho biết, dùng thuốc tiêm tránh thai liên tục sẽ tăng nguy cơ loãng xương. Theo đó, các báo cáo khoa học cho thấy, phụ nữ tiêm thuốc tránh thai từ 2 năm trở lên, mật độ xương sẽ giảm rõ rệt. Để khắc phục tình trạng này, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên bổ sung Canxi trong thời gian tiêm thuốc. 

Sử dụng thuốc tiêm tránh thai liên tục tăng nguy cơ loãng xương.
Sử dụng thuốc tiêm tránh thai liên tục tăng nguy cơ loãng xương.

Tăng nguy cơ trầm cảm

Nghiên cứu của Đại học Copenhagen, Đan Mạch chỉ ra rằng, phụ nữ tiêm thuốc tránh thai có nguy cơ mắc trầm cảm gấp 2 lần phụ nữ bình thường. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do trong thuốc tiêm có chứa chất kích thích và hormone liều cao. 

Các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo đỏ đối với thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 – 19 tuổi. Nếu sử dụng thuốc tiêm tránh thai trong độ tuổi này sẽ tăng nguy cơ trầm cảm lên đến 80%.

Khi nào sử dụng thuốc tiêm tránh thai hiệu quả nhất?

Biết được ưu, nhược điểm của thuốc tiêm tránh thai, bạn quyết định chọn biện pháp này để kế hoạch? Thế nhưng, nên tiêm thuốc vào thời điểm nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc tiêm tránh thai cũng có chỉ định thời gian sử dụng. Đối với những trường hợp khác nhau, thời gian tiêm thuốc tránh thai sẽ không giống nhau. Cụ thể là:

Đối với chị em muốn tránh thai

Thời điểm tốt nhất để bạn tiêm thuốc tránh thai là ngày thứ 1 đến trước ngày thứ 7 của chu kỳ kinh. Nếu sử dụng thuốc tiêm tránh thai trong những ngày này, thuốc sẽ có tác dụng ngay lập tức. Do đó, đây là thời điểm vàng để bạn tiêm thuốc tránh thai.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, những chị em nếu tiêm thuốc tránh thai sau ngày thứ 7 của chu kỳ kinh thì nên cẩn thận. Lý do bởi: lúc này, sau 24 giờ tiêm, thuốc mới thực sự có hiệu quả. Nếu quan hệ tình dục trước khoảng thời gian này, bạn nên sử dụng bao cao su để tránh thai. 

Đối với chị em sau sinh 

Sau sinh nở, chị em cũng có thể chọn tiêm thuốc tránh thai để chủ động kế hoạch hóa gia đình. Khoảng thời gian từ 3 – 6 tuần sau sinh là thời điểm vàng để bạn sử dụng thuốc tiêm tránh thai. Nếu đã có hành kinh, chị em có thể đi tiêm thuốc trước ngày thứ 7 của chu kỳ kinh. Trường hợp chị em chưa thấy kinh nguyệt trở lại, sau khi tiêm thuốc nên tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với chị em sau phá thai 

Sau nạo, phá thai sẽ được tính như một chu kỳ kinh bình thường. Thế nên, các chị em nên tiêm thuốc tránh thai trong vòng 7 ngày kể từ thời điểm phá thai. Như vậy, thuốc tiêm mới phát huy hiệu quả tuyệt đối.

Đối với những chị em sau quan hệ không an toàn

Thuốc tiêm tránh thai nếu không được tiêm vào ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 của chu kỳ kinh thì sẽ không có tác dụng ngay. Bởi vậy, những chị em sau quan hệ không an toàn mà tiêm thuốc ngay cũng không có hiệu quả tránh thai. Ít nhất, sau 24 giờ tiêm thuốc thì mới có tác dụng ngừa thai.

Thế nên, nếu quan hệ không an toàn thì bạn chỉ có thể chọn uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Đây là biện pháp duy nhất có tác dụng tránh thai hiệu quả trong trường hợp này.

Sau khi tiêm thuốc tránh thai, quan hệ ngay liệu có thai không?

Như chúng tôi đã khuyến cáo trên đây, tùy vào thời điểm tiêm thuốc tránh thai mà hiệu quả sẽ khác nhau. 

Nếu chị em tiêm thuốc tránh thai trước ngày thứ 7 của chu kỳ kinh thì có thể quan hệ tình dục ngay. Bởi, lúc này, thuốc sẽ có hiệu quả tránh thai ngay lập tức.

Tuy nhiên, nếu chị em tiêm thuốc tránh thai ngoài thời điểm trên thì nên đợi 24 giờ sau mới quan hệ tình dục. Tại sao bạn cần chờ đợi sau 24 giờ? Lý giải về điều này, các bác sĩ cho biết: thuốc tiêm tránh thai sau khi đưa vào cơ thể, cần có thời gian tương tác để phát huy hiệu quả. 

Chi phí tiêm thuốc tránh thai có đắt không?

Bạn muốn biết chi phí tiêm thuốc tránh thai có đắt không để chuẩn bị tài chính? Giá thuốc tiêm tránh thai phụ thuộc vào 2 yếu tố. Có thể kể đến như:

  • Loại thuốc tiêm: Mỗi loại thuốc tiêm tránh thai sẽ có mức giá riêng biệt. Ví dụ, đối với thuốc tiêm tránh thai Sayana Press sẽ có giá khoảng 280 – 320.000 đồng/ liều. Thuốc tiêm Depo-Provera được nhập khẩu từ Bỉ, mức giá cũng cao hơn hẳn. Giá của thuốc Depo-Provera khoảng 500.000 đồng – 750.000 đồng/ liều. 
  • Cơ sở tiêm thuốc tránh thai: Mức giá dịch vụ tiêm thuốc tránh thai của mỗi cơ sở tiêm sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo mức giá cụ thể trên website của nơi đó. 
Thuốc tiêm tránh thai Depo-Provera nhập khẩu từ Bỉ được nhiều chị em tin dùng.
Thuốc tiêm tránh thai Depo-Provera nhập khẩu từ Bỉ được nhiều chị em tin dùng.

Nên chọn loại thuốc tiêm tránh thai nào?

Trên thị trường, có 3 loại thuốc tiêm tránh thai phổ biến nhất. Đó là: Depo-Provera và Sayana Press và Noristerat. Đây đều là những loại thuốc tiêm bán theo đơn và chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. 

Thời gian tránh thai của mỗi loại thuốc là khác nhau. Nếu bạn muốn tránh thai trong vòng 13 tuần thì chọn thuốc Depo-Provera và Sayana Press. Nếu bạn muốn tránh thai trong vòng 8 tuần thì chọn thuốc Noristerat.

Căn cứ vào thể trạng của từng người, bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể để bạn chọn loại thuốc tránh thai phù hợp. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên đi thăm khám cụ thể để được tư vấn tốt nhất. 

Tiêm thuốc tránh thai ở đâu uy tín (an toàn)?

Về địa chỉ tiêm thuốc tránh thai, chị em không cần quá lo lắng. Hầu hết các cơ sở y tế tại xã, huyện đều phục vụ tiêm thuốc tránh thai. Do loại thuốc tránh thai nằm trong chương trình của Bộ Y Tế nên được miễn phí hoàn toàn thuốc tiêm. Bạn chỉ cần chi trả khoảng 50.000 đồng – 100.000 đồng cho dịch vụ tiêm tại đây. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ tiêm thuốc tránh thai tại các phòng khám chuyên khoa sản. Tại đây, bác sĩ sản khoa nổi tiếng sẽ tư vấn cụ thể cho bạn. 

Hoặc, chọn các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, bệnh viện Vinmec, bệnh viện phụ sản TW,….

Chị em nên tham khảo kỹ lưỡng địa chỉ tiêm thuốc tránh thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tốt nhất, chị em không nên tin tưởng những phòng khám chui, cơ sở y tế với trang thiết bị thô sơ. 

Lời khuyên từ chuyên gia

Trên đây là những thông tin chi tiết về khi nào sử dụng thuốc tiêm tránh thai. Hy vọng với những thông tin bổ ích này, chị em có thể tự quyết định có nên tiêm thuốc hay không. Nếu so sánh với các biện pháp tránh thai khác, tiêm thuốc tránh thai được khuyến khích đối với chị em sau sinh. 

Goldenchoice.com.vn