Bệnh lãnh cảm là gì? nguyên nhân và cách chữa

Cuộc sống hiện đại và ngày càng phát triển khiến chị em phụ nữ gặp nhiều vấn đề trong đời sống sinh lý hơn. Trong đó có bệnh lãnh cảm, nó khiến chị em không còn mặn nồng chuyện “yêu”, thậm chí là không còn nhu cầu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hạnh phúc gia đình nếu không được cải thiện. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em tìm hiểu rõ hơn về bệnh lãnh cảm ỏ phụ nữ.

Bệnh lãnh cảm là bệnh gì?

Chị em rơi vào tình trạng suy giảm hoặc mất hoàn toàn ham muốn quan hệ tình được được gọi là chứng lãnh cảm.

Thường thì bệnh lãnh cảm ở phụ nữ thường gặp khi chi em ngoài 30 tuổi hoặc giai đoạn chị em sau sinh. Đặc biệt, phụ nữ giai đoạn  tiền mãn kinh và mãn kinh thì chứng lãnh cảm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

lanh-cam
Nhiều chị em gặp chứng lãnh cảm khi mới bước qua tuổi 30

Có thể thấy được rằng, lãnh cảm ảnh hưởng lớn tới đời sống tình dục giữa các cặp vợ chồng, tác động trực tiếp tới tình cảm cũng như hạnh phúc gia đình.

Rất nhiều gia đình tan vỡ vị người vợ mắc chứng lãnh cảm, đời sống sinh lý không hòa hợp, người chồng giải tỏa nhu cầu bên ngoài khiến gia đình rạn vỡ.

Nhận biết chứng lãnh cảm ở phụ nữ như thế nào?

Các biểu hiện của chứng lãnh cảm rất dễ nhận biết, thế nhưng hầu hết chị em đều xem nhẹ và bỏ qua. Điều này khiến việc điều trị gặp khó khăn hơn bởi khi tình trạng quá nghiêm trọng thì chị em mới tìm tới Bác sĩ. Thậm chí nhiều trường hợp vì ngại ngùng, do tế nhị mà giấu bệnh, không thăm khám để có hướng chữa bệnh.

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy chị em đang có nguy cơ cao mắc chứng lãnh cảm:

  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Âm đạo bị khô rát, không tiết dịch nhờn khi quan hệ
  • Khó có thể đạt được khoái cảm, không thể “lên đỉnh”
  • Khó kiềm chế cảm xúc, tính khí thay đổi bất chợt
  • Ngoại hình, vóc dáng thay đổi, mất đi nét đẹp quyến rũ của phụ nữ

Nguyên nhân gây ra lãnh cảm ở nữ giới

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lãnh cảm ở phụ nữ. Tuy nhiên, thường gặp nhất là những yếu tố dưới đây:

Do yếu tố bệnh lý

Cơ thể chị em bị rối loạn hoặc thiếu hụt hormone nội tiết tố nữ estrogen. Estrogen là hormone sinh dục nữ được tiết ra bởi buồng trứng, nó chi phối tới chất lượng đời sống sinh lý nữ. Trong đó có ham muốn tình dục, khả năng tiết dịch nhờn của âm đạo cũng như khare năng “lên đỉnh”.

Lượng estrogen càng dồi dào và cân bằng thì đời sống sinh lý của chị em càng viên mãn. Điều này lý giải vì sao chị em ở độ tuổi thanh xuân lại quyến rũ và có đời sống sinh lý mặn nồng nhất.

Khi bắt đầu bước qua tuổi 30, estrogen bắt đầu suy giảm, chị em thiếu hụt estrogen sẽ suy giảm ham muốn tình dục. Đặc biệt, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thì estrogen giảm mạnh và ngừng tiết ra, chị em gặp tình trạng lãnh cảm nghiêm trọng hơn.

tac-hai-cua-suy-giam-noi-tiet-to-nu
Thiếu hụt estrogen khiến đời sống sinh lý của chị em bị ảnh hưởng, sợ “gần gũi’’ chồng

Ngoài ra, chị em phụ nữ giai đoạn sau sinh cũng gặp chứng lãnh cảm do cơ thể giảm estrogen nhường chỗ cho Prolactin (kích thích tăng tiết sữa mẹ) nên chị em cũng bị lãnh cảm. Bên cạnh đó, việc chăm sóc em bé mệt mỏi nên chị em cũng không mặn nồng “chuyện ấy”.

Do dị tật âm đạo

Các trường hợp khiếm khiết như: âm đạo quá ngắn hay quá hẹp, âm vật bé, mang trinh dày… chính là nguyên nhân khiến chị em rơi vào chứng lãnh cảm, khó hòa hợp đời sống sinh lý.

Do chị em mắc bệnh phụ khoa

Do cấu tạo cơ quan sinh dục của chị em phức tạp và khó làm vệ sinh hơn, dễ dàng bị viêm nhiễm hơn nên chị em phải đối mặt với bệnh phụ khoa, viêm đường tiết niệu…

Các loại bệnh phụ khoa không chỉ khiến chị em khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm chị em bị đau, thậm chí tổn thương khi quan hệ tình dục. Từ đó khiến chị em sợ hãi, ám ảnh chuyện quan hệ.

Do một số loại bệnh nhất định

Chị em mắc phải một số loại bệnh như: ung thư, tiểu đường, tim mạch, bệnh lý ở thận và bàng quang… cũng làm gặp phải tình trạng giảm ham muốn, lâu dần không được cải thiện dẫn tới chứng lãnh cảm.

Do yếu tố tâm lý

Đây là yếu tố quan trọng, quyết định tới chất lượng đời sống tình dục của chị em. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày nay với áp lực từ công việc, gánh nặng nội trợ, chăm sóc gia đình khiến chị em dễ bị stress.

Nếu không được quan tâm, chia sẻ từ người chồng thì chị em cảm thấy tủi thân, mệt mỏi và không còn ham muốn quan hệ tình dục nữa.

Ngoài ra, các mâu thuẫn trong gia đình, những cuộc cãi vã không được giải quyết, hình ảnh người chồng không còn được tôn trọng khiến người vợ chán ghét, không muốn quan hệ tình dục, dẫn tới chứng lãnh cảm.

Điều trị bệnh lãnh cảm ở phụ nữ như thế nào?

cach-chua-benh-lanh-cam

Đối với trường hợp lãnh cảm do bệnh lý

Nguyên nhân chính của chứng lãnh cảm do bệnh lý chính là rối loạn/ thiếu hụt estrogen. Do đó, muốn cải thiện thì cần phải bổ sung estrogen càng sớm càng tốt, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Chị em có thể bổ sung estrogen bằng nhiều loại thực phẩm hàng ngày như: đậu nành, tỏi, hạt lanh, các loại hạt họ đậu, quả bơ, cá hồi, dầu ô liu…

Ngoài ra, chị em cũng có thể tham khảo một số loại thực phẩm chức năng bổ sung estrogen có nguồn gốc từ thực vật, thảo dược. Cần đảm bảo là sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chất lượng và cấp phép lưu hành trên thị trường.

sieu-thuc-pham
Có rất nhiều loại thực phẩm giàu estrogen mà chị em có thể bổ sung

Cũng có nhiều chị em chọn sử dụng biện pháp bổ sung bằng hormone thay thế (thuốc nội tiết, được tổng hợp từ nguồn gốc động vật). Mặc dù có tác dụng nhanh chóng nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu đối với sức khỏe chị em. Biện pháp này chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.

Đối với trường hợp do yếu tố tâm lý

Việc tháo gỡ vướng mắc tâm lý là rất quan trọng và cần thiết. Trước tiên, chị em cần có chế độ làm việc  – nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress quá độ. Nên chia sẻ những khó khăn với chồng để nhận được sự quan tâm.

Benh_lanh_cam_4

Các ông chồng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp vợ mình cải thiện chứng lãnh cảm. Cần đồng cảm, chia sẻ và quan tâm nhiều hơn tới tâm trạng của vợ, thảo gỡ những bất hòa giữa hai vợ chồng.

Đồng thời, cũng chủ động tìm hiểu mong muốn, nhu cầu về “chuyện ấy” của chị em, từ đó có sự điều chỉnh “khi yêu” giúp chị em thoải mái, tự tin hơn khi quan hệ.

Với những chị em mắc chứng lãnh cảm do khô âm đạo thì có thể sử dụng gel bôi trơn như giải pháp trước mắt. Tuy nhiên, về lâu dài thì không nên lạm dụng. Thay vào đó, cần giải quyết triệt để vấn đề từ bên trong.

Đối với trường hợp do dị tật âm đạo

Chị em nên tới gặp bác sĩ sớm nhất để được thăm khám và có hướng điều trị cho thích hợp và hiệu quả nhất.

Duy trì lối sống lành mạnh, đi khám phụ khoa thường xuyên

Ăn uống đầy đủ, cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất, ưu tiên các loại rau củ, trái cây. Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, cafe, rượu bia….

Chị em cũng nên tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, máu tuần hoàn tốt giúp chị em dễ “lên đỉnh” hơn khi “yêu”.

Cứ 6 tháng một lần chính là lịch khám phụ khoa thích hợp dành cho chị em để kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Phụ nữ hiện nay thường rất hay mắc phải căn bệnh này và dưới đây là một số câu hỏi được chúng tôi trả lời từ hòm thư của chúng tôi:

Khám bệnh lãnh cảm ở đâu

Rất nhiều chị em đã không quan tâm đến căn bệnh này hoặc một số chị em khác đang không biết cơ sở, bệnh viện nào có thể khám và điều trị bệnh lãnh cảm một cách tốt nhất. Sau đây chúng tôi sẽ mách mọi người một số địa chỉ khám uy tín.

  1. Bệnh viện Phụ sản Trung ương – khoa phụ ngoại

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

SĐT: 024-3825-2161

Giờ làm việc từ thứ hai – thứ sáu bắt đầu từ 7h30 phút đến 14h30 phút.

  1. Khoa phụ sản của bệnh viện bạch mai

benh-vien-bach-mai

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

SĐT: 024-3869-3731

Làm việc từ 6h30 – 12h chiều từ 13h30 đến 18h tất cả các ngày trong tuần.

bệnh viện bạch mai là nơi khám bệnh lãnh cảm uy tín

  1. Bệnh viện Từ Dũ khoa phụ khoa

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh

SDT: 028 5404 2829

Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: từ 07h – 16h30. Thứ 7, Chủ nhật, Ngày lễ: Nghỉ

Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ có lây không?

Có rất nhiều chị em đặt ra câu hỏi ” bệnh lãnh cảm có lây không ” và qua câu hỏi này các chuyên gia phụ khoa hàng đầu thế giới cho biết rằng lãnh cảm không thể lây cho người khác được.

Lãnh cảm sau sinh: nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân sau sinh bị bệnh lãnh cảm

  • Sau sinh hormone thay đổi
  • Tâm lý sau sinh bị ảnh hưởng
  • Sau sinh phụ nữ mặc cảm về ngoại hình
  • Do tình cảm vợ chồng không còn như lúc đầu

Cách điều trị lãnh cảm sau sinh

  • Từ phía người vợ: Hãy tự chăm sóc bản thân sau sinh như bồi bổ đầy đủ dưỡng chất, làm đẹp và tự tin sau sinh vóc dáng sẽ trở lại bình thường.
  • Từ phía người chồng: Hãy quan tâm, động viên chị em sau sinh và dành nhiều thời gian hơn cho vợ.

Với những thông tin hữu ích kể trên, hi vọng rằng chị em sẽ có cái nhìn chân thực và cụ thể hơn về bệnh lãnh cảm, từ đó có biện pháp phòng ngừa cũng như cải thiện tình hình.