Bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì có thể gặp ở bất cứ bé gái nào nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn khá chủ quan với tình trạng này. Vậy chứng rong kinh tuổi dậy thì có nguy hiểm không, đâu là nguyên nhân gây bệnh và có thể điều trị cũng như phòng ngừa bằng cách nào?

Tìm hiểu về hiện tượng rong kinh ở tuổi dậy thì và những điều cần chú ý

Thế nào là rong kinh ở tuổi dậy thì?

Bệnh rong kinh tuổi dậy thì còn được gọi là chứng rong huyết, nó thường xảy ra ở các bé gái tuổi vị thành niên và khá phổ biến. Khi mà kinh nguyệt kéo kéo dài trên 10 ngày và có dấu hiệu rối loạn thì được gọi là rong kinh.

Mặc dù rong kinh tuổi dậy thì được coi là hiện tượng sinh lý không quá nguy hiểm và thường gặp ở các bé gái nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Thay vào đó, để đảm bảo sức khoẻ sinh lý, tránh các nguy cơ đối với sức khỏe sinh sản của trẻ thì nên tìm hiểu nguyên nhân rong kinh tuổi dậy thì, cách chữa trị hiệu quả.

benh-rong-kinh-o-tuoi-day-thi
Rong kinh (rong huyết) ở giai đoạn tuổi dậy thì là hiện tượng khá phổ biến

Điểm danh những nguyên nhân gây bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì?

Nhắc tới nguyên nhân gây nên chứng rong kinh tuổi dậy thì, chúng ta có thể liệt kê một số yếu tố phổ biến nhất sau đây:

Thay đổi nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì

Khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, cơ thể bé gái sẽ tiết ra lượng hormone estrogen và đánh dấu mốc thời gian bé gái trở thành thiếu nữ. Lượng hormone tăng cao đột ngột chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng rong kinh ở tuổi dậy thì.

Lúc này cơ thể bé gái phát triển liên tục, các cơ quan tại buồng trứng dần hoàn thiện nhưng quá trình rụng trứng lại chưa thống nhất nên hành kinh không đều và kéo dài hơn so với bình thường.

Lý do giai đoạn tuổi tác

Giai đoạn tuổi vị thành niên thì cả tâm sinh lý và cơ thể của bé phát triển cũng như thay đổi liên tục, chu kỳ kinh nguyệt chưa đi vào ổn định nên thời gian hành kinh có thể kéo dài hơn. Vì vậy, đây cũng được coi là một nguyên nhân dẫn đến bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì.

Kỳ kinh không phóng noãn

Trong quá trình hành kinh nếu tuyến yên của bé gái chưa hoạt động trơn tru thì cũng có thể gây nên tình trạng rong huyết tuổi dậy thì.

Do một số bệnh lý nguy hiểm

Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng rong kinh, tắt kinh, chu kỳ hành kinh không đều như:

  • Dị tật đường sinh dục
  • U xơ tử cung
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Hội chứng buồng trứng đa nang

Bệnh lý phụ khoa gây chứng rong kinh

Theo các bác sĩ chuyên khoa, ở giai đoạn dậy thì, cơ thể của bé gái thay đổi và phát triển rất nhiều, nhạy cảm hơn với sự tăng cao của hormone nên nguy cơ cao mắc bệnh phụ khoa. Những bệnh phổ biến nhất bao gồm: ngứa vùng kín, viêm âm đạo, viêm âm hộ…

Nếu như những bệnh lý này không được khắc phục kịp thời thì có thể gây rối loạn kinh nguyệt với các triệu chứng như: hành kinh nhiều bất thường, bế kinh, rong kinh…

Tâm lý căng thẳng và mệt mỏi kéo dài

Căng thẳng mệt mỏi khiến nội tiết tố thay đổi và dẫn tới rong kinh. Điều đáng nói là các bé gái thường thay đổi nội tiết tố đột ngột trong giai đoạn dậy thì, tâm sinh lý thất thường, căng thẳng và áp lực do học tập, sinh hoạt, cơ thể thay đổi nên thường bị ảnh hưởng tới kỳ kinh nguyệt.

Rong kinh do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ

Rong kinh tuổi dậy thì cũng có thể xảy ra nếu như bé gái không có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học. Bé gái ở độ tuổi này đã bắt đầu biết giảm cân bằng chế độ ăn kiêng nên cơ thể có nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất, mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới tiết tố nội sinh.

Bệnh rong kinh ở giai đoạn tuổi dậy thì có nguy hiểm gì hay không?

Rong kinh là bệnh lý không còn xa lạ gì với nữ giới và thực tế thì nó có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào của người phụ nữ kể từ khi họ có kinh nguyệt.

Và cho dù là rong kinh tuổi dậy thì hay bất cứ thời điểm nào thì cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe nói chung của nữ giới. Nếu bệnh kéo dài và không được khắc phục kịp thời sẽ làm giảm khả năng sinh sản, thậm chí là vô sinh.

benh-rong-kinh-o-tuoi-day-thi-1
Rong huyết kéo dài quá lâu sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nói chung
  • Cụ thể nhất, nếu rong kinh kéo dài quá lâu sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt và gây nhiều hệ lụy nguy hiểm như: xanh xao, sụt cân, thiếu tập trung, mệt mỏi triền miên…
  • Cơ thể mất cân bằng, sức đề kháng và khả năng miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.
  • Giảm khả năng phát triển của trẻ vị thành niên, thể chất không đạt chỉ tiêu.
  • Bệnh rong kinh diễn ra lâu dài, không được trị dứt điểm có thể khiến trẻ lo lắng, sợ hãi, thậm chí là giấu bệnh.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh phụ khoa như; u nang buồng trứng, u xơ tử cung…

Đâu là cách điều trị bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì ?

Khi đã nắm rõ được những nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị chứng rong kinh tuổi dậy thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Tuỳ thuộc vào mức độ rong kinh của từng bé, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Với mức độ nhẹ: trẻ có thể cải thiện chứng rong kinh tuổi dậy thì bằng cách giữ tâm lý thoải mái, tránh stress, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
  • Với trường hợp nặng: nếu sau thời gian quá lâu mà bệnh rong kinh không có dấu hiệu cải thiện thì việc sử dụng thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định để cân bằng nội tiết tố, điều hoà kinh nguyệt.
thuoc-tranh-thai
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc cân bằng hormone để điều trị bệnh lý rong kinh tuổi dậy thì

Một số phương pháp sử dụng thuốc để điều trị bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì được sử dụng phổ biến hiện nay như:

  • Sử dụng thuốc tránh thai loại hàng ngày: Bên cạnh tác dụng ngừa thai thì loại thuốc này còn mang tới lợi ích cân bằng nội tiết, điều hòa kinh nguyệt rất tốt. Và bác sĩ có thể kê đơn loại thuốc này để hỗ trợ điều trị bệnh rong kinh.
  • Sử dụng thuốc có chứa hormon oxytocin: Với khả năng hỗ trợ hoạt động co bóp tử cung người phụ nữ giúp cho quá trình đẩy máu kinh ra ngoài tốt hơn nên loại thuốc này được sử dụng khá rộng rãi để trị chứng rong kinh.
  • Một số loại thuốc chống viêm (thành phần không chứa steroid): Chúng có tác dụng giảm mất máu trong mỗi kỳ kinh nguyệt.

Có thể phòng ngừa rong kinh tuổi dậy thì bằng cách nào?

  • Bổ sung sắt để duy trì lượng máu bằng cách ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu Sắt và Protein như: cá, thịt đỏ, súp lơ, các loại đậu…
  • Nên duy trì các bài tập thể dục hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Lưu ý chăm sóc và vệ sinh vùng kín đúng cách để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, nấm ngứa…
  • Khi có kinh nguyệt thì nên thay băng 4 lần/ ngày để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và hạn chế sự ẩm ướt ở vùng kín.
  • Tập luyện thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các loại bệnh tật.
  • Luôn cố gắng giữ cho tinh thần và tâm lý tích cực, thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng và lo âu kéo dài.

Khi nhận thấy bé gái có bất cứ biểu hiện nào bất thường liên quan tới kinh nguyệt hay cụ thể là bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì cũng như sức khỏe tâm sinh lý thì phụ huynh nên cho bé tới gặp bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám và xác định bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì cũng như có hướng điều trị kịp thời.