Thiếu máu bổ sung gì để cải thiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi? Các thực phẩm bổ máu dưới đây được nghiên cứu cụ thể về thành phần sắt, vitamin cung cấp trong khẩu phần ăn hàng ngày chắc chắn cần thiết cho người thiếu máu hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Thực phẩm bổ khí huyết phát huy tác dụng khi nào?
Một chế độ ăn “nghèo nàn” chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt và các loại vitamin có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu.
Nếu bạn được chẩn đoán bị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin có thể tăng cường các thực phẩm bổ máu trong khẩu phần ăn hàng ngày. Như vậy tình trạng thiếu máu sẽ được cải thiện dần dần.
Nhưng nếu bạn bị thiếu máu do bệnh lý như thalassemia, suy tủy xương, tán huyết miễn dịch thì việc bổ sung các thực phẩm bổ khí huyết không có tác dụng quá nhiều để cải thiện tình trạng máu.
Điểm danh các thực phẩm bổ máu
Trong số các thực phẩm bổ máu khi điều trị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin cần đảm bảo đủ năng lượng, giàu đạm từ động vật, đủ vitamin C và hạn chế các thực phẩm giảm hấp thu sắt nhé.
Nhóm thực phẩm giàu sắt
Một số thực phẩm giàu sắt | Hàm lượng sắt |
Thịt bò | 3,1mg trong 100g thịt bò nạc |
Gan heo | 6-12mg trong 100g gan động vật |
Hải sản | 3,5-4,7mg tùy loại |
Súp lơ xanh | 2,7mg trong 100g |
Trứng các loại | 0,4mg trong 1 lòng đỏ trứng |
Cải bó xôi | 18mg trong 3 chén rau |
Đậu nành | 3,5mg trong 1 cốc đậu nành |
Khoai tây | Gấp 3 lần so với 84g thịt bò |
Cải xoăn | 3,6mg trong 3 chén rau cải xoăn |
Đậu lăng | 7mg trong 1 cốc đậu lăng |
Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B, acid folic
Các loại vitamin B9, B12, B6 có vai trò quan trọng trong việc tạo hồng cầu, biệt hóa nguyên bào hồng cầu. Do đó, khi bị thiếu máu không thể bỏ qua các thực phẩm nhóm vitamin này.
Điển hình trong các nhóm này phải kể đến các loại sau:
Các loại thực phẩm | Hàm lượng vitamin B đáp ứng trong khẩu phần ăn | |
100g Cá hồi | Vitamin B1-18% Vitamin B2-29% Vitamin B3-50% | Vitamin B5-19% Vitamin B6-47% Vitamin B12-51% |
85g Rau lá xanh | Hàm lượng vitamin B9 dồi dào: Rau cải, chín-25% Cải bắp, chín: 20% Rau diếp, sống: 19% | |
100g Gan và nội tạng động vật | Vitamin B1-12% Vitamin B2-201% Vitamin B3-87% Vitamin B5-69% | Vitamin B6-51% Vitamin B7-138% Vitamin B9-65% Vitamin B12-1,386% |
50g trứng chín | Vitamin B2-15% Vitamin B5-7% Vitamin B7-33% | Vitamin B9-5% Vitamin B12-9% |
240ml sữa tươi | Vitamin B1-7% Vitamin B2-26% | Vitamin B5-9% Vitamin B12-18% |
100g thịt bò | Vitamin B1-5% Vitamin B2-8% Vitamin B3-39% | Vitamin B5-6% Vitamin B6-31% Vitamin B12-29% |
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu rất hiệu quả, giúp hấp thụ sắt trong thực phẩm tốt hơn, đồng thời giúp phòng chống viêm và nhiễm trùng.
Do đó, trong danh sách các thực phẩm bổ máu không thể không nhắc tới thực phẩm giàu vitamin C.
Tiêu biểu trong nhóm thực phẩm này là các loại trái cây mọng như cam, xoài, dâu tây, đu đủ, bưởi,…
Bổ sung vitamin C từ trái cây giúp cơ thể giữ và hấp thu sắt tốt hơn. Nhờ vậy quá trình chuyển hóa các chất được vận chuyển bởi hồng cầu cũng tốt lên.
Bên cạnh những thực phẩm giàu sắt và vitamin từ thiên nhiên, chị em cũng có thể tham khảo các thực phẩm bổ máu được bào chế dạng viên nang mềm rất tiện lợi.
Nhóm thực phẩm chứa nhiều folate
Folate chính là Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin. Cơ thể sẽ dùng folate để sản xuất hemoglobin, một thành phần có trong hemoglobin sẽ giúp vận chuyển oxy hiệu quả. Chính vì vậy khi cơ thể không được cung cấp đủ folate thì các tế bào hồng cầu sẽ không thể phát triển và trưởng thành dẫn đến thiếu máu. Chính vì vậy trong chế độ ăn của bạn cần bổ sung loại thực phẩm chứa nhiều folate giúp tế bào hồng cầu không ngừng hình thành và phát triển từ đó giúp hạn chế tối đa thiếu máu.
Đồng
Thực phẩm giàu đồng có thể kể đến như: thịt gia cầm, hàu, sò, gan, quả cherry, đậu và các loại hat…. Tuy không tác động trực tiếp đến khả năng hình thành và phát triển của các hồng cầu nhưng việc hấp thụ đồng sẽ giúp cho hồng cầu của bạn tiếp cận được lượng sắt mà chúng cần để tái tạo.
Kẽm
kẽm cũng là một yếu tố quan trọng cần thiết cho 1 loại enzym tổng hợp heme của hemoglobin. Chính vì vậy nếu trong chế độ ăn của bạn thiếu kẽm nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến thiếu máu. Vì vậy trong chế độ ăn hàng ngày hãy đa dạng với các nguồn như kẽm tốt như hải sản, các loại hạt, sữa, thịt…
Mật ong
Mật ong rất giàu sắt và mangan. Ngoài ra mật ong còn giúp duy trì sự cân bằng giữa huyết sắc tố và huyết cầu máu đỏ.
Lưu ý khi sử dụng các thực phẩm bổ máu
Những người thiếu máu thường rơi vào trạng thái hoa mắt, chóng mặt, cơ thể suy nhược, da dẻ sạm không được hồng hào, thậm chí là lòng bàn tay, bàn chân vàng. Thay đổi chế độ ăn lành mạnh và khoa học giúp bạn ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin.
Trong thực đơn dinh dưỡng cho người thiếu máu, thiếu sắt cần lưu ý những điều sau:
- Lên thực đơn có kết hợp các thực phẩm giàu vitamin C ăn cùng thức ăn bổ máu để tăng cường hấp thu sắt.
- Tránh ăn các món ăn bổ máu cùng với thực phẩm gây ức chế và giảm hấp thu sắt như cải bó xôi, ngũ cốc, sữa,…
- Trà và cafe sẽ làm cản trở hấp thu sắt, giảm hấp thu sắt từ 50-60%
- Hút thuốc lá làm giảm lượng vitamin dùng để hấp thụ sắt và các chất dinh dưỡng khác
- Phytate trong một số loại ngũ cốc, nước có ga có thể gây cản trở hấp thụ sắt.
- Canxi cũng làm giảm hấp thu sắt, nhưng chỉ ghi nhận khi bổ sung hàm lượng canxi cao
Thiếu sắt, thiếu máu gây mệt mỏi, làm giảm chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc. Do đó, nếu được chẩn đoán bị thiếu máu, hãy bổ sung các thực phẩm bổ khí huyết sớm để nhanh chóng lấy lại năng lượng, tăng tập trung và khả năng ghi nhớ nhé.
Trong quá trình lên kế hoạch thiếu máu cần bổ sung gì gặp khó khăn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất nhé.