Cắt bỏ buồng trứng có ảnh hưởng gì không là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra trước chỉ định phẫu thuật buồng trứng của bác sĩ do những lý do khác nhau. Để hiểu rõ những thông tin về vấn đề này cũng như giảm bớt phần hoang mang, lo lắng về tình trạng sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Tất cả những băn khoăn của chị em xoay quanh vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau.
Mục lục
Chức năng của buồng trứng mà bạn cần biết
Buồng trứng có 2 chức năng bao gồm chức năng ngoại tiết và nội tiết.
Chức năng ngoại tiết của buồng trứng
Sau khi dậy thì, trung bình buồng trứng sẽ phóng thích ra 1 trứng mỗi tháng 1 lần, trứng nếu gặp tinh trùng sẽ được thụ tinh và hình thành nên thai nhi, ngược lại nếu không được thụ tinh thì sẽ dẫn đến hiện tượng hành kinh.
Chức năng nội tiết của buồng trứng
Estrogen và progesterone là 2 hormone sinh dục quan trọng được bài tiết bởi buồng trứng.
Estrogen là hợp chất steroid, được tổng hợp từ cholesterol và acetyl coenzyme A ở buồng trứng. Trong huyết tương có 3 loại estrogen là: estradiol, estron và estriol. Estrogen có tác dụng làm xuất hiện và bảo tồn đặc tính sinh dục nữ và tác dụng vào tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng, âm đạo, tuyến vú,…
Progesterone cũng là hợp chất steroid và được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzyme A. Progesterone đóng vai trò kích thích sự bài tiết ở niêm mạc tử cung trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị sẵn sàng niêm mạc tử cung để đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
Cắt buồng trứng là gì? Trong những trường hợp nào nên cắt
Việc cắt bỏ 1 bên hoặc cả 2 bên buồng trứng là một phẫu thuật ngoại khoa để loại bỏ buồng trứng và đôi khi đi kèm cả ống dẫn trứng. Có thể liệt kê những trường hợp mà chị em phải tiến hành phẫu thuật, đó là:
Phụ nữ mắc phải những vấn đề liên quan đến cơ quan sinh sản, chẳng hạn như u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, áp xe buồng trứng, lạc nội mạc tử cung…
Đối với các vấn đề như u nang, khi 1 bên buồng trứng vẫn còn khả năng hoạt động bình thường, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân để lại bên buồng trứng đó. Bởi lẽ, 2 buồng trứng hoạt động độc lập với nhau nên buồng trứng được giữ lại vẫn có khả năng sinh sản và chức năng nội tiết.
Tuy nhiên, đối với trường hợp ung thư, bệnh nhân thường nhận được sự chỉ định cắt cả 2 bên. Sau khi tiến hành phẫu thuật, người phụ nữ sẽ rơi vào tình trạng mãn kinh ngay lập tức. Kết quả là người phụ nữ đột ngột trải qua các triệu chứng điển hình (bốc hỏa, vấn đề về trí nhớ, thay đổi tâm trạng, khô âm đạo) thay vì sự chuyển tiếp tự nhiên và dần dần.
Tuy nhiên, trong trường hợp này các bác sĩ vẫn cố gắng bảo tồn mô lành của buồng trứng để duy trì chức năng nội tiết. Mô lành còn lại vẫn có thể hoạt động, hạn chế thiếu hụt về nội tiết và không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như đời sống tình dục. Ðể biết rõ ràng về tình trạng nội tiết, số lượng buồng trứng phải cắt và giữ lại, các chị em có thể đến các bệnh viện phụ sản để làm những xét nghiệm cần thiết, trên cơ sở đó mới có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Ngoài ra, có trường hợp đặc biệt là đối với những phụ nữ đã gần đến thời kỳ mãn kinh, có thể cắt bỏ buồng trứng để hạn chế nguy cơ ung thư buồng trứng xuất hiện.
Cắt một bên buồng trứng có ảnh hưởng gì không?
Nhiều người lo ngại về khả năng có kinh nguyệt, có thể sinh con sau khi cắt bỏ 1 bên buồng trứng. Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng này, mời bạn đọc xem tiếp những thông tin sau:
Cắt buồng trứng có kinh nguyệt không?
Nếu phải chỉ định cắt cả 2 buồng trứng thì đương nhiên chức năng của buồng trứng sẽ không còn hoạt động nữa. Từ đó kéo theo không thể có kinh cũng như không thể mang thai.
Tuy nhiên, nếu chỉ cắt 1 bên buồng trứng, chức năng nội tiết và khả năng sinh sản của buồng trứng vẫn còn một nửa. Cho nên, bạn vẫn có kinh nguyệt và thực hiện được chức năng sinh sản bình thường, khả năng sinh lý không bị ảnh hưởng.
Cắt một bên có con được không?
4000 là con số ước chừng về số lượng nang noãn trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Số lượng này sẽ được chia đều cho khoảng 400 – 500 lần rụng trứng của mỗi chị em. Trong trường hợp cắt bỏ 1 bên buồng trứng, số lượng trứng sẽ giảm đi tương ứng 1 nửa, khả năng thụ thai còn 50%
Nếu 1 bên buồng trứng vẫn hoạt động bình thường, vòi trứng vẫn thông thì khả năng mang thai vẫn rất cao, vì trong số 2.000 nang noãn bạn chỉ cần dùng đến một phần nhỏ bé để thụ thai.
Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ 1 bên của buồng trứng, nếu ống dẫn trứng có những tổn thương hoặc sẹo dính thì bạn có thể mang thai ngoài tử cung trên vòi trứng còn lại
Hậu quả của việc cắt buồng trứng?
Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng vẫn tồn tại những rủi ro. Điển hình như thiếu estrogen nghiêm trọng có thể tăng nguy cơ cao của bệnh tim, loãng xương, mất trí nhớ,…
Đã có nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tiền mãn kinh sớm hoặc phụ nữ trẻ đã cắt bỏ buồng trứng có nguy cơ mất khả năng nhận thức hoặc mất trí nhớ cao gấp 2 lần, nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 7 lần, nguy cơ bị đau tim cao gấp 8 lần.
Chi phí phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng?
Trước khi bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân phẫu thuật u nang buồng trứng, bệnh nhân rất có thể sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán u nang và tiên lượng ung thư như: Siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone trong máu và định lượng nồng độ CA125 để tiên lượng ung thư buồng trứng,…
Chi phí điều trị cũng như phẫu thuật u nang buồng trứng là khác nhau đối với từng bệnh nhân, phụ thuộc cơ sở khám chữa bệnh, có BHYT hay không, sử dụng phương pháp phẫu thuật nào,…
Dựa trên bảng giá dịch vụ các chi phí liên quan đến khám và phẫu thuật u nang buồng trứng của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, các chi phí khám, xét nghiệm dao động trong khoảng từ 120.000 – 200.000đ/dịch vụ. Đối với chi phí phẫu thuật sẽ rơi vào khoảng 5.000.000đ nếu thực hiện phương pháp phẫu thuật nội soi.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã đưa ra sẽ giúp ích cho chị em. Chúc chị em sống vui, sống khỏe và mãi mãi lưu giữ nét đẹp thanh xuân của mình.