Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai?

Khi bị chậm kinh nguyên nhân đầu tiên chị em thường nghĩ tới đó là có khả năng mình đã mang thai. Tuy nhiên qua việc thử thai bằng que hoặc xét nghiệm máu đều cho chị em kết quả là không hề mang thai. Vậy, nếu nguyên nhân không đến từ việc mang thai thì đến từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân chậm kinh mà không có thai thì có thể đến từ đâu qua bài viết này nhé.

Chậm kinh mà không có thai nguyên nhân thường gặp là gì?

Bị chậm kinh ngoài nguyên nhân đến từ việc mang thai thì còn do nhiều nguyên nhân khác tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe của chị em. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê ra một số nguyên nhân chính, hổ biến nhất khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị lỡ nhịp.

Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai đến từ yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý cụ thể là căng thẳng, stress. Theo sự chia sẻ của chuyên gia Trần Danh Cường thì: “căng thẳng sẽ khiến hormone bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Nghiêm trọng hơn nó còn có thể ảnh hưởng đến hạ đồi – buồng trứng -tuyến yên khiến việc phóng noãn bị rối loạn. Khi quá trình phóng noãn bị rối loạn sẽ khiến người bệnh bị gặp phải các hiện tượng rong kinh, kinh thưa, trễ kinh hoặc vô kinh trong thời gian dài.”.

stress
Stress là một trong những nguyên nhân có thể khiến chị em bị chậm kinh

Vì vậy bạn cần luôn cố gắng giữ cho tâm lý mình luôn thoải mái, hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và cân bằng giữa cuộc sống với công việc.

Biểu hiện của hội chứng tiền mãn kinh

Chị em phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh (48 đến 55 tuổi tùy từng người) thì trước đó đã phải trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Trong giai đoạn này, hormone nội tiết tố nữ estrogen của chị em bị suy giảm mạnh khiến chị em có những chu kỳ không rụng trứng. Do đó gây nên tình trạng chậm kinh, kinh thưa. Thậm chí có nhiều trường hợp còn không có kinh trong vài tháng.

Chị em phụ nữ được coi là mãn kinh nếu hoàn toàn không có kinh trong 12 tháng liền.

Biểu hiện của bệnh nội tiết

Một nguyên nhân khác khiến chị em chậm kinh mà không có thai đó là nguyên nhân đến từ nội tiết. Khi nội tiết của chị em bị mất cân bằng (cường nội tiết tố nữ estrogen hoặc thiếu estrogen) đều khiến chị em bị chậm kinh gây rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra nó còn là nguyên nhân đến từ một số bệnh nội tiết như: như: tình trạng cường prolactin máu do u tuyến yên tiết ra, cường giáp, nhược giáp…

Hội chứng buồng trứng đa nang

Khoa học đã chứng minh được rằng, những phụ nữ bị chậm kinh, trễ kinh có khả năng mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Ngoài ra, họ còn đối mặt với các vấn đề sức khỏe như: nam hóa, cường androgen, rối loạn rụng trứng, béo phì…

Nếu chị em bị chậm kinh do mắc phải hội chứng này thì nên tới gặp bác sĩ sớm để được thăm khám và có biện pháp cải thiện tình hình.

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Gần như các loại thuốc đều có chứa tác dụng phụ và một trong số các tác dụng phụ có thể gặp phải ở chị em đó là gây chậm kinh. Có thể điểm qua một số nhóm thuốc gây tác dụng phụ này cho chị em như: thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị liệu ung thư, thuốc tiêm tránh thai… hoặc chị em có sử dụng các biện pháp tránh thai ảnh hưởng đến nội tiết như dùng que cấy tránh thai dưới da, vòng tránh thai chứa nội tiết tố … cũng có nguy cơ cao bị chậm kinh.

tac-dung-phu-cua-thuoc
Chậm kinh là tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh

Cơ thể quá gầy hoặc quá béo

Việc quá gầy hoặc quá béo hay việc tăng giảm cân một cách đột ngột rất dễ khiến cơ thể chưa kịp thích nghi cũng như hệ nội tiết bị rối loạn gây chậm kinh mà không có thai.

Giải thích điều này các chuyên gia cho rằng, khi chị em giảm cân sẽ có chế độ ăn kiêng khá khắc khổ kiêng sử dụng chất béo trong khi hệ thần kinh nếu nhận thấy cơ thể dưới 22% mỡ thì sẽ điều khiển yêu cầu cơ thể ngừng tiết hormon nội tiết tố nữ estrogen – hormone quy định sự hình thành phát triển của một chu kỳ kinh nguyệt. Ngược lại khi chị em tăng cân quá nhanh, quá nhiều lại khiến lượng mỡ trở nên dư thừa, lượng mỡ dư thừa này sẽ được tích trữ trong cơ thể khiến cho lượng estrogen cũng tăng lên. Việc này dẫn tới tình trạng tăng sinh nội mạc tử cung và còn có thể gây xuất huyết âm đạo bất thường .

Từ đây có thể thấy được rằng việc tăng hay giảm trọng lượng cơ thể quá đột ngột, quá nhanh đều không tốt. Việc này ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Do đó, nếu muốn tăng  giảm trọng lượng cơ thể thì chị em nên có kế hoạch điều chỉnh hợp lý để đạt hiệu quả cũng như đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, chậm kinh hoặc vô kinh còn có thể gặp ở nhóm đối tượng chị em phụ nữ vận động thể lực mạnh, cường độ cao như: vận động viên điền kinh, các môn thể thể thao khác…

nguyen-nhan-cham-kinh-nhung-khong-co-thai
Việc tăng cân quá nhanh hoặc giảm cân quá mức cũng chính là 1 nguyên nhân chậm kinh mà không có thai thường gặp

Sử dụng rượu bia, các chất kích thích thường xuyên

Rượu bia và các chất kích thích ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người, đặc biệt là nữ giới. Nếu chị em phụ nữ sử dụng thường xuyên rượu bia và các chất kích thích sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị trễ kinh.

Nguyên nhân được xác định là chất kích thích làm giảm lượng estrogen trong cơ thể. Từ đó gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Chị em phụ nữ nên duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế tối đa rượu bia và các chất kích thích.

Chậm kinh, kinh nguyệt rối loạn có nguy hiểm không?

Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, chị em không có kinh nhưng không phải do mang thai mà có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em. Tùy từng trường hợp, từng nguyên nhân gây chậm kinh khác nhau mà chị em bị ảnh hưởng ít hoặc nhiều.

Về cơ bản thì chị em không nên để tình trạng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt kéo dài. Ngoài khả năng sinh sản thì tình trạng này còn ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ.

Do đó, việc cải thiện chu kỳ kinh nguyệt theo hướng đều đặn là rất cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý mà chị em có thể tham khảo.

  • Sinh hoạt điều độ, chế độ làm việc – nghỉ ngơi cần được cân bằng
  • Chu ý duy trì mức nội tiết tố estrogen cân bằng. Nguyên nhân là vì estrogen càng cân bằng thì giúp kỳ kinh đều đặn hơn.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Chị em nên đi khám sức khỏe cũng như khám phụ khoa định kỳ
  • Khám sức khỏe và khám phụ khoa thường xuyên để kịp thời phát hiện các bệnh phụ khoa hoặc bệnh liên quan tới nội tiết.
  • Khi thấy cơ thể có tình trạng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt nhiều lần thì nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng khắc phục tình hình.

Bất cứ chị em phụ nữ nào cũng đều lo lắng nếu bị chậm kinh, nếu thử thai mà kết quả không có thai thì lại càng bất an về sức khỏe của mình. Trên đây chính là những nguyên nhân chậm kinh mà không có thai phổ biến, thường gặp nhất chị em có thể tham khảo.

Ngoài ra, các giải pháp cải thiện đi kèm cũng giúp ích chị em rất nhiều trong việc điều chỉnh, giúp kinh nguyệt đều đặn hơn.