Đau bụng đau lưng nhưng không có kinh khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng khi không biết mình bị bệnh gì hay không?. Với những nguyên nhân lý giải dưới đây cho triệu chứng này, hy vọng sẽ giúp chị em có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Chị em hãy theo dõi và tìm hiểu kỹ nhé.
Mục lục
Đau bụng đau lưng nhưng không có kinh là dấu hiệu có thai?
Đối với các chị em có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp thì đau bụng đau lưng nhưng không có kinh có thể là một dấu hiệu của việc thụ tinh thành công. Khi đau bụng đau lưng kèm theo các dấu hiệu sau đây, chị em có thể dùng que thử thai, xét nghiệm máu hoặc siêu âm đầu dò để xác định sự xuất hiện của phôi thai.
- Hiện tượng đau bụng đau lưng nhưng không có kinh cũng có thể do máu báo có thai là một lượng máu màu hồng nhạt, xuất hiện sau 7-10 ngày thụ tinh thành công, và thường chỉ có trong khoảng 1-2 ngày.
- Ngực đau ngức kèm theo kích thước vùng “núi đôi” phát triển, nhạy cảm hơn khi được kích thích, sờ vào.
- Vùng bụng dưới hoặc lưng dưới hoặc chân bị chuột rút với mức độ đau nhói, khó chịu.
- Ốm nghén, buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị.
- Đầy hơi, chướng bụng,…
Với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì hiện tượng chậm kinh thường hay bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu kèm theo nhiều dấu hiệu trên, chị em hãy suy nghĩ và xác định chính xác hơn việc xuất hiện của phôi thai trong tử cung.
Một trường hợp đặc biệt, nếu mang thai ngoài tử cung cũng sẽ mang đến cho người phụ nữ cảm giác đau bụng đau lưng. Khi phôi thai làm tổ ở ngoài tử cung sẽ làm vòi trứng bị giãn rộng quá mức, gây ra những cơn đau bụng kéo dài, tăng dần về mức độ, đau dữ dội, không giảm. Bởi vậy trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, chị em cần đi khám để biết chính xác sự di chuyển của phôi thai về tử cung, xác định việc phôi thai vẫn phát triển bình thường.
Đau bụng đau lưng nhưng không có kinh là bị gì?
Triệu chứng đau bụng đau lưng nhưng không có kinh là một biểu hiện của mang thai. Tuy nhiên, nếu loại trừ khả năng mang thai thì biểu hiện này có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà chị em nên cẩn trọng. Sau đây là một vài nguyên nhân điển hình:
1. Viêm nhiễm âm đạo
Viêm âm đạo là bệnh lý phụ khoa khá phổ biến ở nữ giới. Khi mắc bệnh này, người phụ nữ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày và sức khỏe sinh sản. Nếu viêm nhiễm không được chữa trị dứt điểm có thể tiến triển nặng hơn, viêm nhiễm ngược dòng đến cơ quan khác, nghiêm trọng nhất là làm vô sinh, hiếm muộn.
2. Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu có nhiều nguyên nhân nhất là từ việc đặt vòng tránh thai. Viêm vùng chậu làm đau các vùng như: lưng, mông, hai bên lưng, đau háng,… Ngoài ra, còn kèm theo cảm giác mệt mỏi, dịch âm đạo ra bất thường, có mùi hôi, khó chịu,…
3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Ngoài gây ra cảm giác đau bụng đau lưng nhưng không có kinh, bệnh lý này còn khiến khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh, màu sắc bất thường như vàng đậm, nâu, đen… Xét đến nguyên nhân gây bệnh cũng có thể do nhiều tác nhân như vi khuẩn, nấm, trùng roi, tạp khuẩn,… Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng có biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và chức năng sinh sản của nữ giới.
4. U nang buồng trứng
Bệnh lý này gây ra những cơn đau bụng bụng dưới kèm thắt lưng và lan dần xuống đùi. Bệnh cần được phát hiện sớm nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
5. U xơ tử cung, ung thư buồng trứng
Nếu đây là nguyên nhân của triệu chứng đau bụng đau lưng nhưng không có kinh thì thực sự nguy hiểm. Khi chị em bị u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, chị em bị rối loạn kinh nguyệt với mức độ đau bụng ngày càng tăng, vùng lưng nhức nhối, đau râm ran. Khi đó chị em cần đi khám sớm để điều trị kịp thời.
6. Viêm đường tiết niệu
viêm đường tiết niệu gồm các biểu hiện như đau tức bàng quang, đau vùng bụng dưới, đau lưng,… kèm theo các triệu chứng về đường tiểu như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu có màu vàng đục và mùi khai nồng nặc,…
7. Bệnh sỏi thận
hỗn hợp muối và các chất khoáng có trong nước tiểu tồn tại nhiều và hình thành các cặn sỏi. Khi chúng phát triển lớn sẽ chèn ép lên bàng quang, niệu quản và thận khiến người bệnh bị đau bụng, đau lưng, và mệt mỏi, khó chịu.
Cách khắc phục tình trạng đau bụng đau lưng nhưng không có kinh
Nếu tình trạng đau bụng đau lưng nhưng không có kinh kéo dài nhiều tháng, chi em cần đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân. Đồng thời, kết hợp với những biện pháp sau tại tại để hỗ trợ điều trị đau mỏi.
- Để giảm đau nhanh bạn có thể xông hơi bằng thảo dược ngay tại nhà từ những loại cây quen thuộc như: Bưởi, củ sả, lá tre, lá lốt và cây cỏ xước…
- Ngoài ra đi bộ, tập thể dục, tập yoga cũng rất tốt cho phụ nữ đang trong những ngày hành kinh bị đau bụng, đau lưng. Đặc biệt tập thể dục còn giúp duy trì độ dẻo dai của xương khớp, săn chắc các vùng cơ, và giảm stress
- Để tránh viêm nhiễm thì bạn sau khi quan hệ tình dục thì nên đi rửa sạch vùng kín. Tránh tình trạng lau chùi từ phía sau ra phía trước khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ phía hậu môn, từ đó có thể làm tình trạng này nặng hơn
- Trong những ngày đèn đỏ khó chịu để cải thiện tình trạng này bạn cần phải uống thật nhiều nước, tối thiểu là 2,5 lít nươc mỗi ngày, tốt nhất là uống nước ấm
- Để giảm đau triệu chứng của bệnh này bạn có thể tắm nước ấm, để giúp giảm stress, giảm đau rất hiệu quả.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều kali (Chuối, cam), canxi (sữa, phô mai, rau xanh đậm như rau chân vịt), magie (hạnh nhân, bơ),…
- Massage lưng nhẹ nhàng làm điều này thường xuyên sẽ giúp những đốt sống lưng của bạn giảm sự co thắt. Từ đó mang đến cho bạn sự thoải mái hơn và quên đi nỗi đau lưng do ngày đèn đỏ nhanh chóng
Tóm lại: hiện tượng đau bụng đau lưng nhưng không có kinh có thể là hiện tượng bình thường của cơ thể. Nhưng cũng có thể cảnh bảo những bệnh nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan. Trước những tác nhân xấu từ bên ngoài luôn bao vậy, chị em phụ nữ cần đi khám định kỳ để phòng ngừa những trường hợp xấu nhất có thể sảy ra. Chúc chị em luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.