Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì? Cách chữa như thế nào?

Đau bụng dưới bên phải hiện nay không phải là tình trạng hiếm gặp nhưng để biết được mối nguy hiểm tiềm ẩn của hiện tượng này thì không phải ai cũng biết. Đằng sau những cơn đau bụng dưới bên phải đó là lời cảnh báo của cơ thể cho chúng ta biết cơ thể đang cảm thấy không được khỏe. Vậy cụ thể cơ thể đang cảnh báo cho chúng ta biết nó không được khỏe như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Đau bụng dưới bên phải là ở vị trí nào?

cung-tim-hieu-ve-dau-bung-duoi-ben-phai
Cùng tìm hiểu về đau bụng dưới bên phải.

Đúng như cái tên, thì đau bụng dưới bên phải nghĩa là đau bụng ở phần dưới phía bên phải. Cụ thể hơn thì phần bụng sẽ được chia ra làm 9 phần khác nhau, sắp xếp từ trên xuống dưới gồm có:

  • Thượng vị: thùy trái gan, tâm vị, môn vị, tá tràng, tĩnh mạch chủ bụng, mặt trước dạ dày, tụy, đầu động mạch,mạc nối gan dạ dày.
  • Hạ sườn phải: thùy phải gan, góc đại tràng phải, cục trên thận phải, túi mật, tuyến thượng thận phải.
  • Hạ sườn trái: lá lách, góc đại tràng trái, cục trên thận trái, dạ dày, tuyến thượng thận trái, đuôi tụy.
  • Vùng rốn: mạc nối lớn, hạch và mạc treo ruột, tĩnh mạch chủ bụng, động mạch, niệu quản hai bên, đại tràng ngang, ruột non.
  • Hông phải: thận phải, ruột non và đại tràng lên.
  • Hông trái: trận trái, ruột non và đại tràng xuống.
  • Hạ vị: cuối niệu quản, vòi trứng, dây chằng trong và dây chằng rộng, mạc nối lớn, bàng quang, ruột non, động mạch tử cung.
  • Hố chậu phải: buồng trứng phải, ruột thừa, ruột non, manh tràng.
  • Hố chậu trái: buồng trứng trái, ruột non, đại tràng Sigma.

Vậy thì việc bị đau bụng dưới bên phải chính là đau ở hố chậu phải. Đây là chứng đau có thể báo hiệu tới các bệnh lý mà cơ thể có thể gặp phải về tiêu hóa hoặc là sinh sản.

Đau bụng dưới bên phải ở phụ nữ kèm cảm giác lạ là bệnh gì?

Để biết được chứng đau này biểu hiện cho bệnh nào, thì chúng ta phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau.

dau-bung-duoi-ben-phai-nu-gioi
Đau bụng dưới bên phải có thể cảnh báo một số bệnh lý.

Dựa vào thời điểm

  • Đau sau khi ăn uống: viêm tụy
  • Đau sau khi hoạt động nặng: sỏi tiết niệu.
  • Đau sau khi thời tiết thay đổi: tá tràng, loét dạ dày.

Dựa vào vị trí

  • Trên rốn: tá tràng, dạ dày.
  • Dưới sườn phải: mật, gan.
  • Hỗ chậu: ruột thừa.
  • Bụng dưới: bàng quang.

Dựa vào mức độ

  • Thủng dạ dày: cơn đau trở nên dữ dội tới mức mà bạn sẽ phải gập người lại, không dám hít thở mạnh, tay cần phải ôm chặt vào bụng.
  • Viêm ruột thừa: cảm giác buồn nôn, có dấu hiệu của bệnh sốt, cơn đau không quá nặng nhưng âm ỉ.
  • Giun ống mật: phần dưới cơ thể cần phải nâng cao như là vắt chân lên tường hoặc là nằm chổng mông lên để giảm đau.
  • Viêm bàng quang: tiểu tiện bị đau và buốt, có thể tiểu dắt và kèm theo sốt cao.

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng dưới bên phải?

Ngay bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về từng nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng dưới bên phải.

nguyen-nhan-nao-dan-toi-dau-o-vung-bung-duoi-ben-phai
Nguyên nhân nào dẫn tới đau ở vùng bụng dưới bên phải?

Đau do khó tiêu

Bụng phải bên dưới có thể sẽ bị đau bởi vì bạn bị khó tiêu, đầy hơi hoặc ợ hơi. Đây là tình trạng phổ biến nhiều người mắc phải và cũng được điều trị dễ dàng bằng những loại thuốc không kê đơn. Trong trường hợp tình trạng đau bụng kéo dài hơn 2 tuần thì mới cần thăm khám bác sĩ.

Đau do khí ruột

Khi mà khí bị tích tụ lại ở trong ruột bởi đồ ăn tiêu hóa không đúng cách thì bụng dưới bên phải cũng sẽ trở nên bị đau. Tình trạng này sẽ hết chỉ sau vài giờ đồng hồ, thế nhưng bạn cũng cần phải thăm khám bác sĩ nếu như sau 2 tuần vẫn chưa hết đau.

Đau do kinh nguyệt

Khi kỳ kinh nguyệt đang tới gần, thì bụng dưới bên phải có thể bị đau và kèm theo đó là cả hiện tượng chuột rút nữa. Thậm chí có những trường hợp còn bị đau nhức vùng chân, lưng, đau đầu và buồn nôn. Tuy nhiên các bạn không phải quá lo lắng bởi khi kỳ kinh nguyệt đi qua thì cơn đau sẽ tự động biến mất.

Đau do viêm ruột

Đây là một nguyên nhân dẫn tới đau bụng dưới bên phải rất nguy hiểm. Đau do viêm ruột thừa có thể kèm theo hiện tượng vùng bụng sưng lên, cảm giác buồn nôn và bị sốt. Nếu như không điều trị tình trạng viêm nhiễm ruột thì có tỷ lệ dẫn tới nguy cơ tử vong cho nên các bạn cần đặc biệt quan tâm.

viem-ruot-co-the-khien-bung-duoi-ben-phai-bi-dau
Viêm ruột có thể khiến bụng dưới bên phải bị đau?

Đau do sỏi thận

Để nhận biết việc đau do sỏi thận không quá khó, lúc này bạn sẽ bị nhói và khi đi tiểu thì cơn đau lại nhiều cũng như nặng hơn đôi chút. Ngoài ra có thể bạn sẽ đi tiểu kèm theo máu, buồn tiểu thường xuyên, buồn nôn và bị nôn mửa. Lúc này thì có thể chức năng của thận đã bị suy giảm mất phần nào.

Bị nhiễm trùng thận

Tương tự với sỏi thận, thì khi bị nhiễm trùng thận cũng sẽ khiến cho bụng dưới bên phải bị đau. Ngoài ra thì khả năng nhịn tiểu sẽ bị giảm sút tới nỗi khó nhịn tiểu được. Một số tình trạng buồn nôn, nôn mửa, sốt, đau ở vùng hồng, bị đau rát khi tiểu cũng sẽ xảy ra. Số ít trường hợp thì nước tiểu mang theo mùi hôi và kèm theo máu hoặc là mủ.

Bị ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích sẽ khiến cho vùng dưới rốn bị đau, thường sẽ nghiêng về bên phải cho nên đây cũng là nguyên nhân gây nên đau vùng bụng dưới bên phải. Lúc này các bạn có thể sẽ bị táo bón hoặc tiêu chảy, dạ dày co thắt lại. Tâm lý của các bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng, trở nên lo lắng trầm cảm, khó ngủ và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là một trong số những nguyên nhân dẫn tới đau bụng dưới bên phải. Đây là hiện tượng nguy hiểm mà phụ nữ cần chú bởi có có thể ảnh hưởng tới tính mạng vì những biến chứng mà nó mang lại.

Khi bị đau vùng bụng dưới bên phải thì bạn sẽ gặp khó khăn trong lúc tiểu tiện, đau ở vùng thắt lưng, tăng cân và tức ngực. Mỗi khi hoạt động quan hệ tình dục thì cũng bị đau rát, sau mỗi lần ăn uống thì lại bị đầy hơi.

u-nang-buong-trung-co-the-dan-toi-bien-chung-nguy-hiem
U nang buồng trứng có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung sẽ khiến cho vùng bụng dưới bên phải bị đau một cách dữ dội, thậm chí tới mức bị đau ngay cả khi hít thở quá mạnh. Khi đau do lạc nội mạc tử cung thì bạn sẽ bị táo bón hoặc tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi và có cảm giác buồn nôn. Ngoài ra thì trước và sau khi đi tiểu hay quan hệ tình dục cũng đều bị đau.

Viêm ở vùng chậu

Đau bụng dưới bên phải gây ra bởi viêm ở vùng chậu sẽ khiến cho một số bộ phận xung quanh bị ảnh hưởng hoặc viêm nhiễm. Khi đang ở giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc là thực hiện quan hệ tình dục có thể sẽ bị chảy máu, thực hiện quan hệ hay đi tiểu thì bị đau dữ dội hơn. Ngoài ra còn có một số triệu chứng kèm theo như là buồn nôn, bị sốt cao, có hiện tượng nôn mửa.

Mang thai ngoài tử cung

Đau vùng bụng dưới bên phải bởi mang thai ngoài tử cung có thể sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật để điều trị bởi nó có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Lúc này thì trứng sẽ được thụ tinh nhưng không ở bên trong của tử cung mà lại ở phía ngoài như là vòi trứng tạo ra cảm giác đau đớn.

Khi đau do mang thai ngoài tử cung thì cơ thể sẽ mệt mỏi tới nỗi có thể dẫn tới ngất xỉu, âm đạo bị xuất huyết, đi vệ sinh khó khăn và bị đau ở các phần cơ của cơ thể như là đau vai.

mang-thai-ngoai-tu-cung-can-duoc-phau-thuat
Mang thai ngoài tử cung cần được phẫu thuật.

Bị xoắn buồng trứng

Khi buồng trứng bị xoắn và trứng rơi xuống khiến cho các mạch máu bị ảnh hưởng, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới hoại tử xung quanh vùng buồng trứng. Khi này thì cơ thể của bạn sẽ bị phù hai chi dưới vì mạch máu ảnh hưởng, đi tiểu khó khăn và bị đái dắt, buồn nôn hoặc nôn mửa, có thể sẽ bị cả sốt cao nữa.

Cách điều trị khi bị đau bụng dưới bên phải?

Đau bụng dưới bên phải không phải là một hiện tượng quá nghiêm trọng, chỉ là nó cảnh báo về những bệnh lý khác trong cơ thể mà thôi. Để điều trị chứng đau bụng này thì các bạn nên uống đầy đủ nước hàng ngày, sử dụng các túi chườm với nhiệt độ nóng, có thể sử dụng thuốc giảm đau. Trong trường hợp không thể khắc phục cơn đau qua những hình thức vừa rồi thì các bạn cần đi thăm khám.

Nếu khám bác sĩ thì bạn sẽ được thực hiện siêu âm, kiểm tra sức khỏe và chụp quét một số hình ảnh như CT hoặc MRI. Thông qua kiểm tra bác sĩ sẽ chỉ định thuốc không kê đơn để điều trị. Trong trường hợp cơn đau dữ dội thì có thể bạn sẽ phải thực hiện tiêm tĩnh mạch bằng thuốc giảm đau.

Đối với trường hợp nhiễm trùng thì bạn cần sử dụng kháng sinh bởi bác sĩ, và nếu là những nguyên nhân nghiêm trọng như là u nang buồng trứng, mang thai ngoài tử cung hoặc là viêm ruột thừa thì cần thực hiện phẫu thuật.

tuy-thuoc-vao-muc-do-ma-phuong-phap-dieu-tri-cung-khac-nhau
Tùy thuộc vào mức độ mà phương pháp điều trị cũng khác nhau

Lưu ý đơn giản giúp phòng tránh đau bụng dưới bên phải

Để có thể giảm bớt mức độ hoặc là phòng tránh được hiện tượng đau bụng dưới bên phải thì cần phải thực hiện một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Các bạn có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây để áp dụng sao cho hiệu quả.

  • Hạn chế làm việc quá sức hoặc là công việc nặng nhọc.
  • Không thức quá khuya, sinh hoạt có giờ giấc khoa học.
  • Tránh cho tâm lý bị căng thẳng, lo âu và suy nghĩ nhiều.
  • Thường xuyên thể dục, vận động cơ thể để tăng cường đề kháng.
  • Không nên sử dụng chất kích thích, thuốc lá, các loại đồ có cồn hoặc có ga.
  • Không nên dùng thực phẩm khó tiêu hóa và có nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng hoặc là đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn.
  • Nên sử dụng các thực phẩm và món ăn dễ tiêu hóa như là cháo hoặc súp.
  • Có chế độ sinh hoạt kết hợp với nghỉ ngơi một cách tốt nhất.

Vậy là các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về hiện tượng đau bụng dưới bên phải, thông qua đó đưa ra được hình thức điều trị và phòng tránh tốt nhất, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Chúc bạn khỏe mạnh.