Đau bụng dưới bên trái là biểu hiện của bệnh gì? Cách chữa ra sao?

Đau bụng dưới bên trái là cơn đau bụng thường gặp ở cả hai giới nam và nữ. Tuy cùng một triệu chứng, thế nhưng nguyên nhân gây ra cơn đau này không giống nhau. Có thể chỉ là một biểu hiện bình thường của cơ thể, nhưng có khi lại là dấu hiệu của một vấn đề nguy hiểm. Từ đó mà phương pháp chữa trị bệnh cũng khác nhau. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ cho bạn nằm rõ được đầy đủ thông tin về đau bụng dưới bên trái.

Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Khi mới xuất hiện lần đầu cơn đau bụng dưới bên trái, nếu cơ thể vẫn bình thường, bạn thường sẽ bỏ qua. Đến khi cơn đau lặp lại với tần suất tăng dần, bạn bắt đầu lo lắng không biết liệu mình có mắc bệnh gì không? Vậy đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của những bệnh nào?

dau-bung-duoi-ben-trai
Đau bụng dưới bên trái là triệu chứng của nhiều bệnh lý

Bệnh viêm ruột già, tắc ruột

Thức ăn khi được di chuyển từ dạ dày đến ruột, nếu gặp đoạn tắc bên trái sẽ gây ra những cơn đau tăng dần. Đi kèm với nó là cảm giác buồn nôn hoặc nôn, bụng tạo âm thanh thành từng cơn. Đặc biệt, bạn không thể đại tiện được, trung tiện có thể có hoặc không tùy thuộc mức độ tắc của ruột. Với bệnh viêm ruột già, bạn sẽ thấy cảm giác muốn đi ngoài kèm theo đau bụng dưới bên trái. Đi ngoài có máu và hình dạng phân bị nhỏ lại, người bệnh có thể sốt.

Bệnh viêm túi thừa

Khi những cơn đau bụng dưới bên trái đến liên tục, bác sĩ thường nghĩ đến bệnh viêm túi thừa. Đây là các túi nằm ở ngài thành của ruột kết. Triệu chứng đi kèm là sốt, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa. Nghiêm trọng hơn có thể có máu trong phân do phần túi thừa viêm bị chảy máu.

Hội chứng ruột kích thích 

Triệu chứng nổi bật nhất của bệnh này là những cơn đau ập đến sau khi bạn dùng bữa. Bạn sẽ có cảm giác muốn đi ngoài khi mới ăn xong được một lúc. Đó là do đường ruột bị tăng nhạy cảm và rối loạn nhu động ruột. Bệnh đi kèm với chướng bụng, đầy hơi, táo bón hoặc là tiêu chảy. Bệnh dễ gây nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa.

dau-bung-duoi-ben-trai-do-ruot-kich-thich
Đau bụng dưới bên trái do hội chứng ruột kích thích

Táo bón

Đây là căn bệnh mà mỗi người chắc chắn từng gặp trong đời. Bệnh này gây khó khăn và đau đớn trong việc đi đại tiện. Đau bụng dưới bên trái xuất hiện khi bệnh nhân đã lâu ngày không đi ngoài được. Cảm giác tắc bí, bị chặn lại ở trực tràng khiến phân không thể ra ngoài. Lúc này, một áp lực lớn để đẩy ra sẽ khiến phần trực tràng bị tổn thương và chảy máu. Và từ đó sẽ dẫn đến nhiều biến chứng bệnh khác 

Viêm đại tràng

Bệnh thường xuất hiện khi người bệnh thường xuyên bị rối loạn đại tiện mà không được điều trị dứt điểm. Các cơn đau bụng trái với mức độ tăng dần vào lúc cơ thể muốn đi đại tiện. Trước đó, bệnh nhân thường có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu.

Sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu là hiện tượng lắng cặn, kết thành sỏi ở vùng thận và ống niệu. Nếu sự kết tinh sỏi ở thận trái có thể sẽ gây ra những cơn đau bụng dưới ở phía đó. Cơn đau này sẽ xuyên qua lưng ở vị trí tương ứng. Ngoài ra, nếu bị sỏi tiết niệu bạn sẽ thấy tiểu buốt, hay đi tiểu, thậm chí là tiểu ra máu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang

Cơn đau của bệnh này khá đặc biệt. Bắt đầu từ vùng bụng dưới bên trái, sau đó lan dần xuống vùng chậu. Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, nhưng kèm đau buốt hoặc bỏng rát khi đi tiểu. Điều đó thực sự gây đau đớn và khó khăn cho người bệnh.

dau-bung-duoi-ben-trai-o-nam
Cả nam giới cũng hay gặp tình trang đau bụng dưới bên trái

Bệnh lý về sinh sản

Ngoài ra với nữ giới, đau bụng dưới bên trái còn có thể là biểu hiện của những bệnh lý về sinh sản như:

  • Mang thai ngoài tử cung
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Sảy thai
  • U xơ tử cung
  • U nang buồng trứng

Với nam giới, những cơn đau phần bên trái bụng dưới là dấu hiệu của các bệnh như:

  • Xoắn tinh hoàn
  • Viêm tiền liệt tuyến
  • Viêm túi tinh

Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của nhiều bệnh. Do đó, cần thêm triệu chứng hoặc kết quả xét nghiệm khác mới có thể khẳng định cơn đau đến từ bệnh nào.

Nguyên nhân gây ra đau bụng trái bên dưới?

tuoi-cao
Tuổi cao cũng khiến sức khỏe yếu và các bệnh xâm nhập

Bệnh lý liên quan đến tiêu hóa

Với những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa, nguyên nhân trực tiếp thường là do rối loạn tiêu hóa. Khi rối loạn tiêu hóa kéo dài không được chữa trị triệt để sẽ khiến ruột và đại tràng bị ảnh hưởng. Việc ăn uống không vệ sinh, bỏ bữa, ăn không đúng giờ… khiến hệ tiêu hóa bị quá tải. Đồng thời thiếu hụt các men tiêu hóa, vi khuẩn đường ruột có lợi khiến thức ăn không được tiêu hóa. Mức độ tổn thương cộng dồn theo thời gian và phát ra viêm.

Bệnh lý liên quan đến hệ bài tiết

Với bệnh lý về hệ bài tiết, nguyên nhân có thể đến từ virus. Bằng một cách thức nào đó, virus xâm nhập vào cơ thể bạn và gây bệnh khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Viêm do virus thường gây sốt và đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Đồng thời, thói quen lười vận động, hay ngồi một chỗ cũng là nguyên nhân gây nên những bệnh lý này.

Sỏi tiết niệu cũng xuất hiện khi người mắc những rối loạn trong chuyển hóa, trong quá trình sinh hoạt như uống ít nước, nằm bất động lâu ngày, đã từng bị nhiều lần viêm đường tiết niệu. Độ tuổi cũng là một nguyên nhân, khi mà tuổi càng cao các chức năng chuyển hóa của cơ thể cảm giảm.

Bệnh lý liên quan đến sinh sản nữ

Có nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý sinh sản nữ có triệu chứng đau bụng dưới bên phải. Trong đấy có nguyên nhân nội tại từ rối loạn các hệ cơ quan của cơ thể, do yếu tố di truyền. Ngoài ra còn có các nguyên nhân đến từ bên ngoài. Ví dụ như viêm nhiễm phụ khoa kéo dài không được điều trị đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn…

dau-bung-duoi-ben-trai-1
Nội tiết thay đổi khiến phụ nữ hay gặp những cơn đau bụng dưới

Bệnh lý liên quan đến sinh dục nam

Tương tự như bệnh lý liên quan đến sinh sản nữ, ở nam giới nguyên nhân chủ yếu từ các yếu tố bên ngoài. Đó là vệ sinh, sinh hoạt tình dục không điều độ hoặc không an toàn, nhiễm các virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

Nên làm gì khi bị đau bụng dưới bên trái?

Đau bụng dưới bên trái là một triệu chứng khá phổ biến của nhiều bệnh. Trong đó bệnh nhẹ có, bệnh nặng có. Do đó bạn không được có thái độ chủ quan khi thấy xuất hiện những cơn đau này. Các cơn đau sẽ có mức độ từ nhẹ đến dữ dội, có tần suất từ ít đến liên tục. Khi thấy phần bụng dưới bên trái của mình có dấu hiệu đau, bạn hay áp dụng ngay những lời khuyên dưới đây:

Theo dõi cơ thể khi thấy xuất hiện những cơn đau đầu tiên. Ngoại trừ triệu chứng này, bạn cần để ý tìm thêm những triệu chứng đi kèm khác. Ngoài ra, chú ý đến tần suất và mức độ đau của từng cơn.

Bình tĩnh, nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức khi cơn đau đến. Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hay bất cứ những loại thuốc gì khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ. Nếu những cơn đau là dữ dội và dồn dập, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân thực sự. Từ đó mới đưa ra được những chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.

di-kham-bac-si
Đến ngay cơ sở y tế nếu cơn đau dữ dội không dứt

Nếu là đau bụng dưới do rối loạn tiêu hóa từ thực phẩm không lành mạnh và mức độ cơn đau nhẹ, bạn có thể sử dụng các men tiêu hóa hỗ trợ. Đồng thời thay đổi thực đơn trong vài ngày sang những món ăn dễ tiêu. Nếu bệnh không thuyên giảm mà có xu hướng tăng lên cần đến bệnh viện thăm khám.

Hãy tạo thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời tầm soát từ sớm những bệnh lý nguy hiểm. Bạn cần kiểm tra sức khỏe tối thiểu là 1 năm 1 lần. Tốt nhất là 6 tháng một lần. Nhất là từ độ tuổi 30 trở đi, khi mà các hooc-môn của cơ thể giảm dần kéo theo sự chuyển hóa chất cũng không được như trước kia.

Cách chữa trị khi bị đau bụng dưới bên trái?

Khi bị đau bụng dưới bên trái, mọi biện pháp làm tại nhà giúp điều trị triệu chứng. Nguyên nhân thực sự của bệnh vẫn là dựa vào kết quả chẩn đoán từ bác sĩ. Tuy nhiên, một số phương pháp giúp bổ trợ tốt cho giảm đau đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh.

 Làm ấm vùng bụng bị đau

Đây là phương pháp được dùng nhiều nhất khi cơn đau bụng dưới hoành hành.Cách này giúp bạn làm giảm cơn đau và khiến cơ thể dễ chịu hơn. Bạn có thể làm ấm bằng nhiều cách. Có thể dùng túi chườm ấm đắp lên bụng. Nên dùng túi chườm có độ ấm vừa phải, không nên quá nóng.

chuom-nuoc-nong
Chườm bụng bằng nước ấm giúp giảm cơn đau hiệu quả

Ngoài ra, bạn có thể uống một cốc trà gừng ấm để làm ấm bụng từ bên trong. Gừng không chỉ giúp ấm cơ thể mà còn có tác dụng lưu thông máu giúp giảm đau nhanh. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng khi đó là những cơn đau bụng dưới không quá dữ dội. Đó là những cơn đau đơn thuần không đi kèm các triệu chứng tiềm ẩn bệnh lý nguy hiểm.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Nếu là những cơn đau bụng dưới liên quan đến hệ tiêu hóa, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và giảm mỡ động vật là chế độ ăn khỏe mạnh cho đường ruột. Đồng thời bạn cần vận động tập luyện thể thao ít nhất là nửa tiếng mỗi ngày. 

Đau bụng dưới bên trái là một triệu chứng phổ biến nhưng cũng cần được theo dõi sát sao. Mọi cơn đau đều tiềm ẩn những bệnh lý nguy hiểm, nhất là khi sức khỏe mình đang yếu. Giờ đây, mọi người đều đã có ý thức để phòng bệnh từ trước. Hãy tập luyện những thói quen tốt, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể, khám sức khỏe định kỳ. Hiểu và yêu bản thân để bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm từ đau bụng dưới bên trái nhé.