Kinh nguyệt mỗi tháng đến một lần, tùy theo cơ địa mà có chị em không bị đau nhưng cũng có chị em bị đau bụng kinh dữ dội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Vậy đau bụng kinh uống gì để có thể giảm đau nhanh chóng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Mục lục
- 1 Nước ấm – đáp án cho câu hỏi đau bụng kinh nên uống gì?
- 2 Trà gừng giúp giảm cơn đau bụng kinh dữ dội hiệu quả
- 3 Hết đau bụng kinh với trà hoa cúc
- 4 Trà bạc hà chống viêm giảm đau bụng kinh hiệu quả
- 5 Trà xanh làm giảm cơn đau bụng kinh
- 6 Nước ép dứa – Cà rốt
- 7 Nước lô hội – mật ong
- 8 Giảm đau bụng kinh bằng việc uống nước dừa
- 9 Nước ép cam
- 10 Nước ép cần tây
- 11 Lá ngải cứu
- 12 Quế và mật ong giúp cải thiện đau vùng bụng dưới
Nước ấm – đáp án cho câu hỏi đau bụng kinh nên uống gì?
Nước ấm là phương pháp đơn giản, hiệu quả, dễ dàng thực hiện trả lời cho câu hỏi đau bụng kinh uống gì. Việc uống nước ấm sẽ làm cân bằng nhiệt độ ở bụng cũng như giúp sự tuần hoàn của máu được tốt hơn nhờ vậy sẽ điều tiết các hoạt động cơ thắt tử cung hiệu quả, máu lưu thông tốt hạn chế tình trạng thiếu máu và oxy tạm thời khi tử cung co bóp tống niêm mạc tử cung và kinh nguyệt ra bên ngoài, từ đó giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Trong những ngày đèn đỏ bạn nên bổ sung hàng ngày khoảng 1,5 đến 2l nước ấm.
Trà gừng giúp giảm cơn đau bụng kinh dữ dội hiệu quả
Đau bụng kinh nên uống gì? thì trà gừng là một đáp án cho câu hỏi này. Gừng giúp làm ấm bụng, chống oxy hóa nên có tác dụng điều hòa các hoạt động co bóp của cơ trơn tử cung. Vì vậy việc uống trà gừng trong kỳ kinh nguyệt sẽ làm giảm đau bụng kinh hiệu quả, ngoài ra còn khiến chị em không bị cảm giác mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
Cách làm trà gừng khá đơn giản, bạn chỉ việc cắt gừng thành những lát nhỏ cho vào cốc sau đó chế nước sôi vào và đậy nắp hãm trong vòng 15 phút và sử dụng. Nếu uống nước gừng không khiến bạn cảm thấy khó khăn thì bạn có thể thêm mật ong hoặc đường vào để dễ dàng sử dụng hơn.
Hết đau bụng kinh với trà hoa cúc
Trà hoa cúc cũng là một phương án lý tưởng trả lời cho câu hỏi đau bụng kinh uống gì? Trà hoa cúc giúp cho người sử dụng dễ ngủ hơn, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, giảm căng thẳng thần kinh và giảm đau bụng kinh hiệu quả. Trà hoa cúc có tác dụng giảm đau bụng kinh dữ dội là nhờ chứa 2 hợp chất Hipprat và Glycine giúp giảm cơn co thắt tử cung.
Hãy uống ngay 1 ly trà hoa cúc nếu bạn cảm thấy đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ cảm thấy hiệu quả ngay.
Trà bạc hà chống viêm giảm đau bụng kinh hiệu quả
Tinh chất menthol có trong bạc hà chữa đau họng và giảm đau bụng mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả. Ngoài ra, trà bạc hà còn giúp các cơ dạ dày được thư giãn, từ đó làm giảm mức độ đau của cơn co thắt tử cung.
Trà xanh làm giảm cơn đau bụng kinh
Trà xanh chứa polyphenol có khả năng chống ung thư và giảm tình trạng viêm tử cung rất tốt. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất trong nước chè xanh còn có thể giúp cân bằng chất điện giải trong cơ thể và điều hòa sự co bóp của tử cung, từ đó làm giảm cơn đau bụng kinh.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn nên lưu ý chỉ nên dùng trong 1 đến 2 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt khi cơn đau vẫn còn dữ dội tránh sử dụng lâu dài vù trà xanh làm giảm hấp thụ sắt và chất dinh dưỡng nên dùng lâu dài có thể khiến cơ thể bạn bị thiếu sắt gây thiếu máu.
Nước ép dứa – Cà rốt
Nước ép dứa – cà rốt có hàm lượng bromelain khá cao, đây là một loại enzyme giúp làm giảm các cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, cà rốt còn có khả năng cân bằng lưu lượng máu giúp bạn giảm đau bụng và giảm bớt mệt mỏi, khó chịu trong những “ngày đèn đỏ”.
Nước lô hội – mật ong
Nước ép lô hội và mật ong được chứng minh có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là chị em phụ nữ trong kỳ hành kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt cũng như xoa dịu cơn đau bụng kinh hiệu quả. Nên uống loại nước này hàng ngày cho đến khi hết kỳ kinh nguyệt.
Giảm đau bụng kinh bằng việc uống nước dừa
Nước dừa cũng là một phương án lý tưởng khi bạn còn băn khoăn đau bụng kinh uống gì? Đây là một loại nước khá phổ biến, dễ uống, có vị ngọt, có tác dụng ích khí, khử phong, giải nhiệt độc, tiêu phù thũng, trị tiêu chảy, hỗ trợ quá trình tạo máu… vì vậy giúp ích cho người bị thiếu kinh, rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra các chất điện giải có trong nước dừa cũng có tác dụng giúp cơ thể tránh mất nước, hỗ trợ đẩy máu kinh nguyệt ra ngoài dễ dàng hơn và giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm đáng kể tình trạng buồn nôn, đau bụng kinh. Chị em có thể uống nước dừa hàng ngày, uống nhiều hơn trong kỳ kinh.
Nước ép cam
Trong nước ép cam có rất nhiều vitamin C giúp giảm những cơn đau bụng kinh dữ dội đang diễn ra bên trong cơ thể. Ngoài ra, nước cam còn giúp trị đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa lo âu và trầm cảm, giúp da dẻ mịn màng, ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn trong chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, hãy chăm chỉ uống nước cam hàng ngày đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt nhé.
Nước ép cần tây
Đây là một loại nước ép giúp giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả phù hợp với mọi chị em đặc biệt là những bạn muốn giảm đau bụng kinh nhưng sợ béo đang trong chế độ giảm cân vì hoàn toàn không hề chứa calo. Cần tây có tác dụng ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, chướng bụng trong kỳ kinh, giúp giảm cơn đau bụng kinh nhanh chóng và giúp bạn lấy lại được năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Lá ngải cứu
Ngải cứu là một vị thuốc từ lâu đã được biết đến với tác dụng chữa đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Vào kỳ kinh bạn có thể lấy lá ngải cứu rửa sạch giã nát vắt lấy nước uống ngày 2 lần hoặc có thể lấy lá ngải cứu làm món trứng gà ngải cứu ăn trong kỳ kinh, cơn đau bụng kinh sẽ được giảm và êm ngay.
Quế và mật ong giúp cải thiện đau vùng bụng dưới
Trong quế có chứa nhiều chất có khả năng làm giảm co thắt và kháng viêm cho phụ nữ trong những ngày hành kinh. Cách đơn giản nhất là hãy pha 1 thìa cà phê bột quế với cốc nước nóng, hòa tan rồi cho thêm chút mật ong để uống. Cũng có thể kết hợp các món ăn với quế phù hợp. Rất hữu hiệu trong việc giảm đau bụng kinh.
Trên đây là một số gợi ý giúp trả lời câu hỏi “đau bụng kinh uống gì?” mà chị em đang quan tâm giúp giảm đau bụng kinh an toàn, hiệu quả, nhanh chóng. Nếu đã áp dụng phương pháp này mà vẫn thấy cơn đau dữ dội thì bạn nên đi cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định phương pháp can thiệp hợp lý và hiệu quả hơn.