Đẻ thường sau bao lâu thì đi vệ sinh được? Sản phụ cần lưu ý

Việc đi đại, tiểu tiện là những hành vi và nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể và cần thực hiện mỗi khi có nhu cầu. Điều tưởng chừng như đơn giản này lại là cả vấn đề đối với sản phụ sau khi đẻ thường. Rất nhiều chị em thắc mắc rằng: sản phụ đẻ thường sau bao lâu thì đi vệ sinh được? Và mẹ sau sinh thường gặp phải những vấn đề gì khi đi đại, tiểu tiện?

Tại sao đẻ thường không nên đi vệ sinh ngay? Sau sinh thường khi nào đi vệ sinh?

Đối với phụ nữ sau khi sinh thường thì vấn đề tiểu tiện và đại tiện không chỉ là nhu cầu sinh lý thông thường mà còn nói lên diễn biến phục hồi của cơ thể người mẹ sau khi sinh.

Đẻ thường sau bao lâu thì đi vệ sinh được?

Đối với câu hỏi này, các bác sĩ sản khoa cho biết: sau sinh thường từ 2 – 8 giờ đồng hồ thì sản phụ cần phải đi tiểu tiện ít nhất một lần và với đại tiện thì mẹ có thể đi trong khoảng 2 – 3 ngày sau khi sinh nở.

Sau khi sinh, tầng sinh môn của người mẹ có những vết thương và cần thời gian để ổn định và phục hồi. Đặc biệt, với những trường hợp cần rạch tầng sinh môn thì việc đi vệ sinh lại càng khó khăn hơn.

de-thuong-sau-bao-lau-thi-di-ve-sinh-duoc
Sản phụ sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe sau sinh nếu nắm rõ thời gian phù hợp mà mình có thể đi vệ sinh sau khi sinh

Tại sao sản phụ cần tránh đi vệ sinh ngay sau khi sinh thường?

Như đã nói trước đó, tầng sinh môn của sản phụ sau khi sinh thường vẫn bị tổn thương nên nếu đi vệ sinh ngay thì sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm, tổn thương sâu vết rạch tầng sinh môn, nghiêm trọng hơn là vùng đáy chậu nhiễm trùng nặng.

Bên cạnh đó, cũng cần nói thêm rằng khoảng thời gian 1 – 2 giờ sau khi sinh chính là thời điểm dễ bị băng huyết nhất. Vì vậy, nếu đi vệ sinh trong khoảng thời gian này thì sẽ rất nguy hiểm.

Và để hạn chế nhu cầu đi vệ sinh ngay sau khi vượt cạn của sản phụ, tránh nguy hiểm tới sức khoẻ thì bác sĩ thường căn dặn không nên ăn uống gì trong khoảng 4 tiếng đồng hồ trước khi sinh.

Việc này còn giúp cho hệ tiêu hoá sạch, tránh nguy cơ bị táo bón, rặn đẻ dễ dàng, không bị són tiểu…

Khó tiểu sau sinh – 1 trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ đẻ thường

Tình trạng khó tiểu sau sinh là điều khá phổ biến và nó cũng không gây quá nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ của sản phụ. Thường thì mẹ chỉ có cảm giác căng tức, khó chịu vùng bụng dưới, muốn đi tiểu nhưng lại không thể tiểu được như bình thường.

Tình trạng khó tiểu kéo dài khoảng 3 – 4 giờ sau khi mẹ vượt cạn và nó được coi là một dạng rối loạn tiết niệu. Nếu như sau 8 giờ đồng hồ mà mẹ vẫn chưa thể đi tiểu được thì lúc này được gọi là bí tiểu. Nếu bị bí tiểu thì sản phụ sẽ được đặt ống thông tiểu để rút nước tiểu khỏi bàng quang.

Tại sao sản phụ bị tiểu khó sau sinh thường?

Có thể liệt kê một số nguyên nhân gây tiểu khó, bí tiểu ở sản phụ sinh thường như sau:

  • Niệu đạo của người phụ nữ bị đầu của em bé đè lên trong quá trình đẩy thai nhi ra ngoài, lúc này bàng quang sẽ căng giãn ra và làm cho nước tiểu bị ứ đọng nên việc tiểu tiện bình thường gặp khó khăn.
  • Sản phụ sinh khó khiến cho thời gian vượt cạn kéo dài, điều này cũng đồng nghĩa với việc bàng quang bị thai nhi chèn ép quá lâu nên sau sinh bị khó tiểu.
  • Nhiều sản phụ phải rạch tầng sinh môn khi vượt cạn nên lo sợ cảm giác đau đớn khi đi tiểu tiện, tình trạng này kéo dài khiến cho bàng quang khó co lại, nước tiểu tích tụ dần lên và gây nên chứng bí tiểu.
  • Một số sản phụ trong thời gian mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu, sau khi sinh thì ống dẫn tiểu bị phù nề, sưng huyết và dẫn tới hiện tượng bí tiểu.
de-thuong-sau-bao-lau-thi-di-ve-sinh-duoc-1
Rạch tầng sinh môn khi vượt cạn khiến nhiều sản phụ lo sợ đau đớn khi đi vệ sinh

Bí tiểu sau đẻ thường gây nên những biến chứng gì?

Bí tiểu được coi là vấn đề thường gặp và không quá nguy hiểm đối  với sức khoẻ của sản phụ sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một số vấn đề nhất định đối với sức khỏe của người mẹ như:

  • Gây tổn thương và làm mất cảm giác dây thần kinh ở bàng quang.
  • Bàng quang bị ảnh hưởng về độ co.
  • Nguy cơ bị viêm thận, viêm bàng quang do phù thũng.
  • Nguy cơ bị suy thận, chức năng thận sụt giảm.
de-thuong-sau-bao-lau-thi-di-ve-sinh-duoc-2
Sản phụ sinh khó làm ảnh hưởng tới chức năng của bàng quang và thận

Điều trị chứng bí tiểu sau sinh như thế nào cho hiệu quả?

Để giúp sức khỏe, tinh thần của sản phụ nhanh chóng ổn định thì nên điều trị bí tiểu sau sinh sẽ cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ thực hiện một số phương pháp sau:

  • Uống nước ấm, chườm  ấm bụng để kích thích phản xạ tự nhiên vốn có của bàng quang.
  • Kê đơn một số loại thuốc như: kháng sinh, kháng viêm, thuốc hỗ trợ giãn cơ,  vitamin nhóm B với mục đích chống phù nề tiết niệu, tránh viêm nhiễm.
  • Chú ý vệ sinh và chăm sóc tầng sinh môn cẩn thận, luôn khô ráo.
  • Chỉ định đặt ống thông tiểu đối với những trường hợp bí tiểu nặng, không có khả năng tiểu tiện.

Sản phụ sau sinh khó đại tiện – ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ nếu không được khắc phục sớm

Thường thì chỉ 2 – 3 ngày là sản phụ có thể đi đại tiện nhưng không phải tất cả mẹ sau sinh đều đi đại tiện được như bình thường. Và lúc này, không ít sản phụ bị táo bón, không đi đại tiện được.

Tại sao sản phụ bị táo bón?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây táo bón và khó đại tiện ở sản phụ sau sinh như:

  • Hormone progesterone trong thai kỳ làm giảm sự co thắt ruột. Đồng thời, chất dinh dưỡng và chất lỏng trong đường ruột bị xử lý chậm hơn, bị tồn đọng và khó thai ra ngoài sau sinh.
  • Hệ tiêu hóa của người phụ nữ hoạt động chậm lại khi lên cơn chuyển dạ, thêm vào đó là sự tác động của thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau nên khiến cho quá trình đẩy chất thải ra ngoài gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Các cơ trong đường ruột, đường tiêu hóa của người phụ nữ bị giãn nở, mất khả năng co bóp do tử cung tăng kích thước trong suốt cả thai kỳ. Điều này cũng làm cho nhu động ruột hoạt động kém đi, làm tình trạng táo bón ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
de-thuong-sau-bao-lau-thi-di-ve-sinh-duoc-3
Táo bón sau sinh do đường tiêu hoá bị giãn nở, mất khả năng co bóp
  • Một số sản phụ ăn uống không khoa học, thực đơn thiếu rau xanh, trái cây và chất xơ nên bị táo bón dài ngày.
  • Sản phụ bị vết rạch tầng sinh môn gây đau đớn nên khiến quá trình đi đại tiện gặp nhiều khó khăn.

Khó đi ngoài, táo bón sau sinh có thể gây nên những biến chứng gì?

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của chứng táo bón sau sinh là bệnh trĩ. Đây là bệnh lý khiến chị em bị đau đớn, gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

Có thể cải thiện tình trạng táo bón sau sinh bằng cách nào?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu sản phụ muốn cải thiện chứng táo bón sau sinh thì cần lên chế độ ăn uống hàng ngày với nhiều thực phẩm nhuận tràng, nhiều nước nhằm kích thích quá trình lưu thông máu, làm mềm chất thải. Cụ thể:

  •  Ưu tiên bổ sung thêm chất xơ vào mỗi bữa ăn.
  • Uống đủ nước để làm mềm chất thải và thúc đẩy quá trình đào thải ra ngoài.
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, kẽm, sắt, vitamin D – A…
  • Chú ý vận động thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
  • Sản phụ nên tập đi vệ sinh dần dần, chú ý không ngồi quá lâu để tránh tạo áp lực lên tĩnh mạch và cần lưu ý ngồi tư thế thẳng để hỗ trợ trực tràng. Có như vậy chất thải mới được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, sản phụ cũng cần chú ý theo dõi và kiểm tra sức khoẻ sau sinh để phòng tránh, phát hiện kịp thời và điều trị kịp thời các vấn đề phát sinh nếu có. Trong đó, cần chú ý chăm sóc vết thương tầng sinh môn kỹ càng, tránh bị viêm nhiễm để nhanh chóng đi tiểu tiện và đại tiện sau sinh dễ dàng.

Hy vọng những thông tin kể trên sẽ giúp mẹ có toàn bộ kiến thức về những nguy cơ bị khó tiểu táo bón sau sinh thường, cách khắc phục tình trạng này cũng như là câu trả lời cho câu hỏi “đẻ thường sau bao lâu thì đi vệ sinh được” giúp cho việc chăm sóc sức khỏe sau khi sinh thường, cơ thể nhanh chóng hồi phục.