Điểm mặt những thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch của bạn

Hệ miễn dịch được coi như là lá chắn quan trọng giúp bảo vệ cơ thể con người khỏi các tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn, ô nhiễm, mầm bệnh… Sự hoạt động của hệ miễn dịch con người tuân theo những quy tắc nhất định. Đồng thời, nó cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có những hoạt động hàng ngày của chúng ta. Đây cũng chính là lý do vì sao chúng ta rửa tay cẩn thận, hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh nhưng vẫn thường hay ốm vặt, cơ thể hay mệt mỏi. Cùng goldenchoice điểm mặt những thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch để xem bạn nên điều chỉnh những hoạt động nào nhé!

1.     Ngại vận động, ngồi một chỗ cả ngày – Thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch

Mặc dù không phải ai cũng là tuýp người ưa vận động, thế nhưng việc bạn ngại vận động tới mức ngồi một chỗ gần như cả ngày là hoàn toàn không tốt. Và thói quen này không hiếm gặp, đặc biệt là với những ai làm việc tại môi trường văn phòng. Có thể nói rằng, đây chính là một trong những thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch mà chúng ta đều biết. Việc điều chỉnh nó cũng không phải quá khó khăn.

thoi-quen-xau-pha-huy-he-mien-dich
Thói quen ngồi quá lâu tại chỗ ảnh hưởng không tốt tới hệ miễn dịch

Ngồi quá lâu tại một chỗ khiến việc trao đổi chất chậm lại, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi. Điều này khiến cho hoạt động của hệ miễn dịch bị suy giảm. Vận động sẽ giúp thúc đẩy tốc độ và hiệu quả của quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch sẽ tự nhiên hoạt động trơn tru và mạnh mẽ hơn.

Theo các nhà khoa học thì những người ít vận động rất dễ mắc bệnh cảm lạnh. Rèn luyện và vận động nhiều không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn dễ ngủ hơn. Đây chính là 2 yếu tố quan trọng để tạo nên một hệ miễn dịch tốt.

Cách điều chỉnh thói quen ngồi một chỗ quá lâu: cứ cách 1 – 1,5 giờ đồng hồ, nên đứng dậy đi lại và vận động nhẹ nhàng trong khoảng 5 – 10 phút. Các chuyển động nhẹ nhàng này giúp cơ bắp hoạt động vừa phải, đủ để thúc đẩy trao đổi chất. Bên cạnh đó, cũng nên duy trì việc tập thể dục nhẹ nhàng 15 – 25 phút mỗi ngày để cải thiện miễn dịch.

2.     Cơ thể không được ngủ đủ giấc

Khoảng thời gian chúng ta ngủ chính là lúc cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Đây cũng là lúc cơ thể sản xuất Melatonin (duy trì nhịp sinh học của cơ thể) giúp hệ thống miễn dịch tạo ra đủ tế bào bạch cầu. Từ đó, giúp chống lại vi khuẩn, virus tấn công.

Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả nên dễ mắc bệnh ốm vặt. Đồng thời, ngủ không đủ giấc khiến lượng Hormone stress tăng cao hơn, đây là tác nhân khiến tâm lý chúng ta khó kiểm soát, dễ bị kích động hơn.

Nhịp sống hiện đại với sự xuất hiện của điện thoại thông minh, máy tính bảng cũng như mạng xã hội chính là lý do khiến chúng ta bị cuốn hút vào những thế giới riêng, những điều mới mẻ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến giấc ngủ của mọi người bị thu hẹp lại. Ngủ không đủ giấc chính là 1 trong những thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch.

Thói quen ngủ không đủ giấc khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu

Nên cố gắng ngủ đủ 6 – 8 giờ đồng hồ mỗi đêm, 15 – 30 phút cho giấc ngủ trưa. Nếu bị khó ngủ thì nên hạn chế sử dụng điện thoại, thiết bị công nghệ trước khi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ.

3.     Để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng quá nhiều – thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch

Cuộc sống hiện đại và gấp gáp khiến mọi người dễ bị stress hơn dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Bố mẹ căng thẳng vì áp lực công việc, trẻ em thì áp lực bài vở ở trường. Cơ thể bị stress trong thời gian dài mà không được cải thiện có thể khiến cơ thể dễ mắc bệnh vặt như: cảm lạnh, viêm họng, ốm vặt khi thời tiết chuyển mùa…

Stress quá lâu mà không được giải quyết có thể diễn biến nghiêm trọng hơn, dẫn tới chứng trầm cảm. Đây là căn bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội và nó ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý cũng như sức khỏe và đời sống của người bệnh.

Stress khiến tâm lý con người bất ổn, việc ăn uống và vận động bị ảnh hưởng, thường thì mọi người sẽ sinh hoạt theo hướng tiêu cực. Tâm lý không thoải mái cũng khiến cơ thể yếu đuối, hệ miễn dịch làm việc không hiệu quả. Do đó, thường xuyên để mình bị stress chính là một trong những thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch.

Mỗi người chúng ta đều có những áp lực riêng, vì thế nên học cách tiếp nhận  vấn đề theo hướng tích cực, cố gắng kiểm soát vấn đề tốt nhất có thể và tham khảo những điều sau đây:

  • Dành thời gian phân tích và suy ngẫm.
  • Sống chậm lại để cảm nhận tình cảm và sự quan tâm của bạn bè, người thân.
  • Dành nhiều thời gian trò chuyện với mọi người, đặc biệt là những người có lối sống và suy nghĩ tích cực.
  • Có thể chơi thể thao, tập luyện các bài tập vừa phải để tinh thần tốt hơn.

4.     Xem nhẹ việc đeo khẩu trang khi ra ngoài

Trong vài năm trở về trước thì việc đeo khẩu trang được cho là việc của chị em phụ nữ để tránh nắng, hoặc chỉ dành cho những người làm việc trong môi trường đặc biệt (y tế, độc hại, lao động…). Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh như hiện nay, đặc biệt là dịch Covid – 19 thì việc đeo khẩu trang đang trở thành yêu cầu bắt buộc với mọi người ở nơi công cộng hay khi ra ngoài đường.

Chiếc khẩu trang nhìn mỏng manh nhưng lại có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn và virus tấn công chúng ta rất tốt, đặc biệt là nhóm bệnh tai mũi họng, bệnh lây lan qua đường không khí.

Chú ý khi chọn lựa khẩu trang là nên ưu tiên chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng, có thể chọn khẩu trang hoạt tính, khẩu trang lọc bụi mịn… Một gợi ý nữa là nếu có điều kiện thì bạn có thể dùng máy lọc không khí, máy điều hòa cho gia đình mình.

5.     Ăn quá nhiều đồ ăn vặt – thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch

Đây là khuyến cáo từ các chuyên gia, nhà khoa học cũng như nhiều bác sĩ. Đồ ăn vặt là món ăn được chế biến đẹp mắt và có hương vị vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, điểm trừ của nó chính là thành phần sử dụng quá nhiều phụ gia, chất bảo quản. Những chất này làm suy yếu các tế bào T và tế bào B có trong hệ miễn dịch.

do-an-nhanh
Đồ ăn vặt và đồ ăn nhanh là “thủ phạm” âm thầm phá hủy hệ miễn dịch

Nhóm đồ ăn vặt chứa nhiều đường còn khiến hệ miễn dịch suy yếu, không hiệu quả trong việc chống chọi lại sự tấn công của vi khuẩn. Điều này cũng có tác dụng tương tự như khi chúng ta uống nước ngọt.

Đồ ăn vặt là lựa chọn yêu thích không của riêng gì nữ giới, các loại đồ ăn nhanh, đồ chế biến sẵn cũng là lựa chọn của nam giới khi bận bịu, muốn tiết kiệm thời gian. Đây là thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch của chúng ta.

Chị em vẫn có thể ăn vặt nhưng nên ưu tiên chọn ngũ cốc nguyên hạt. Cần hạn chế các loại bánh ngọt, đồ ăn được đóng gói, đóng hộp sẵn.

6.     Lạm dụng mỹ phẩm

Có thể điều này sẽ khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ, thế nhưng thực tế thì các loại mỹ phẩm như: son môi, phấn mắt, kem nền, phấn phủ… không chỉ ảnh hưởng bề mặt da mà chúng còn được hấp thụ vào cơ thể.

Thành phần của những loại mỹ phẩm này thường chứa chì, một số thành phần nhân tạo độc hại như Sodium lauryl. Điều đáng nói là hệ miễn dịch của cơ thể gần như không thể phát hiện ra những chất độc này. Do đó, cơ thể không có cơ chế miễn dịch bảo vệ khỏi sự tấn công của chất này, chúng xâm nhập vào cơ thể rất nhanh chóng.

Nếu như khuyên chị em phụ nữ không trang điểm và làm đẹp thì đây là điều vô cùng khó khăn. Nhưng chị em đừng lo lắng, chúng ta vẫn có thể làm đẹp bằng mỹ phẩm. Nên ưu tiên tìm hiểu kỹ về thành phần của sản phẩm, chọn lựa những loại chiết xuất từ thiên nhiên. Đồng thời nên chọn loại mỹ phẩm không dùng quá nhiều thành phần nhân tạo.

Trên đây chính là những thói quen xấu phá hủy hệ miễn dịch mà hàng ngày chúng ta vẫn thường làm cho dù là vô tình hay biết mà vẫn làm. Hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, vì thế mỗi người chúng ta nên rèn cho mình thói quen sống lành mạnh. Cần hạn chế tối đa những thói quen xấu đối với hệ miễn dịch cũng như sức khỏe bởi sức khỏe đã mất đi thì rất khó khôi phục lại được.