Khái niệm Hội chứng tiền kinh nguyệt không còn là một khái niệm mới và xa lạ đối với chị em nhưng để hiểu rõ về hiện tượng này thì có rất nhiều chị em phụ nữ không biết, vậy hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?. Các bác sĩ cho biết, đây không phải một bệnh lý, tuy nhiên cần theo dõi, cũng như thăm khám ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường kéo dài. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm ra câu trả lời nhé.
Mục lục
- 1 Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
- 2 Những ai dễ bị hội chứng tiền kinh nguyệt?
- 3 Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
- 4 Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiền kinh nguyệt?
- 5 Dấu hiệu nhận biết hội chứng tiền kinh nguyệt
- 6 Chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt như thế nào?
- 7 Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu ?
- 8 Cách giảm hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng về tinh thần, thể chất, cảm xúc xảy ra vào khoảng nửa sau chu kỳ kinh nguyệt (sau khi rụng trứng). Các triệu chứng chủ yếu sảy ra là do sự giao động tự nhiên về nồng độ hormone estrogen và progesterone. Tuy nhiên những triệu trứng này xảy ra ở các mức độ nặng, nhẹ khác nhau, và đều ảnh hưởng không tốt tới người phụ nữ.
Nhưng tình trạng nặng nhất ở hội chứng tiền kinh nguyệt mà bạn có thể gặp phải là những phụ nữ còn khó có thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi làm hoặc đi chơi. Nếu triệu chứng này nặng hơn thì có thể báo hiệu bạn đang gặp phải là dấu hiệu của rối loạn rối loạn khí sắc tiền kinh nguyệt (PMDD).
Những ai dễ bị hội chứng tiền kinh nguyệt?
Tiền kinh nguyệt là hội chứng rất phổ biến mà bất cứ phụ nữ nào cũng có thể gặp phải. Trên thực tế, phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 40 có các triệu chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn ở những người từ 40 tuổi trở lên.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn thai kỳ người phụ nữ thường ít nhất 1 lần bị hội chứng tiền kinh nguyệt, các phụ nữ có tiền sử trầm cảm hoặc các rối loạn tâm trạng khác cũng có khả năng tương tự.
Một số thống kê tỷ lệ phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt ghé thăm:
- Khoảng 85% phụ nữ có ít nhất 1 trong những triệu chứng tiền kinh nguyệt, nhưng hầu hết là triệu chứng nhẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Khoảng 50% phụ nữ bị hội chứng tiền kinh nguyệt thường trong khoảng 20 tới 30 tuổi.
- Khoảng 20 – 40% triệu chứng tiền kinh nguyệt làm hạn chế khả năng tâm thần và sinh lý.
- Khoảng 2,3% số phụ nữ bị tiền kinh nguyệt có các triệu chứng nặng gây mất khả năng hoạt động thực sự.
Đặc biệt, những đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng tiền kinh nguyệt:
- Có người thân trong gia đình bị mắc hội chứng
- Có vấn đề về tâm thần như trầm cảm
- Bị stress quá nhiều trong công việc hoặc cuộc sống
- Chế độ dinh dưỡng thiếu nghiên trong vitamin B6, canxi, magie
- Do cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng nội tiết tố nữ
- Sử dụng quá nhiều các chất kích thích,…
Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
Hội chứng tiền kinh nguyệt không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nếu không được theo dõi, tác động, có thể diễn biến phức tạp và ảnh hưởng đến sinh hoạt hẳng ngày, hôn nhân và hạnh phúc gia đình. Các triệu chứng tiền kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 1-2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh mới và sẽ biến mất ngay ở ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiền kinh nguyệt?
Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có nhiều nhận định cho rằng 2 yếu tố dưới đây có thể tổng hợp và làm gây ra tình trạng này:
- Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ trong chu kỳ kinh nguyệt ( cụ thể là estrogen và progesterone). Lượng hormone progesterone được tiết ra nhiều hơn trước khi có kinh nguyệt và giảm đáng kể sau khi bắt đầu ra máu kinh.
- Do thay đổi hoát chất serotonin có trong não. Khi não bộ không đủ lượng serotonin sẽ góp phần gây trầm cảm tiền kinh nguyệt, cùng với đó là triệu chứng của cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, thèm ăn.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng tiền kinh nguyệt
Triệu chứng tiền kinh nguyệt khác nhau ở mỗi phụ nữ và được chia thành 2 loại:
Triệu chứng cơ thể
- Chuột rút
- Đau đầu, đau lưng
- Đầy hơi, chướng bụng, chán ăn
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Ngực xưng và hơi tức
Triệu chứng cảm xúc
- Cáu gắt
- Mệt mỏi
- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
- Khó tập trung, hay quên
- Căng thẳng, lo lắng
- Buồn bã, hay khóc
- Tâm trạng bất thường
- Không suy nghĩ, không có cảm hứng “yêu”
Chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt như thế nào?
Để chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và ghi chú các triệu chứng theo từng ngày. Nếu các triệu chứng xảy ra trước 2 tuần hành kinh và chấm dứt ngay ngày đầu tiên hoặc sau khi hành kinh, thì đó có thể là hội chứng tiền kinh nguyệt.
Sự thật về việc chẩn đoán hội chứng tiền kinh nguyệt của các y bác sĩ và các chuyên gia:
- Khi có dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm máu khác nhau để loại trừ nguyên nhân từ các bệnh lý.
- Thử nghiệm bằng hình ảnh cũng có thể được tiến hành để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng.
- Hiện nay vẫn chưa có cách xét nghiệm máu hay phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào có thể xác định chính xác hội chứng này.
Hội chứng tiền kinh nguyệt kéo dài bao lâu ?
Các triệu chứng do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 tuần trước khi kinh nguyệt bắt đầu và sẽ hết khi ra máu kinh.
Cách giảm hội chứng tiền kinh nguyệt
Để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt, chị em nên áp dụng tổng hợp 3 biện pháp: (1) Giảm triệu chứng, (2) Sử dụng thuốc, (3) Thay đổi chế độ sống, học tập, và làm việc.:
1. Cách làm giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt
Khi các triệu chứng hội chứng tiền kinh nguyệt xảy ra ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, chị em có thể cải thiện tình trạng bằng cách cải thiện lối sống và điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Còn khi những trường hợp các triệu chứng bắt đầu nặng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, chị em cần đi khám và cân nhắc đến việc điều trị bằng thuốc.
Dưới đây là những cách giảm hội chứng tiền kinh nguyệt mà chị em phụ nữ có thể áp dụng.
a) Điều chỉnh giấc ngủ
- Một giấc ngủ chất lượng là yếu tố quan trọng giúp người phụ nữ có đủ sức khỏe để chống lại các rắc rối tiền kinh nguyệt. Chị em cần tập thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày.
- Nếu bị mất ngủ, khó ngủ, chị em có thể uống một ly sữa ấm ít béo. Trong sữa giàu tryptophan – một loại axit amin làm tăng sản xuất serotonin giúp xoa dịu thần kinh để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
b) Vận động là điều cần thiết
- Để não tăng sản xuất chất endorphins có tác dụng giảm đau, tăng cảm giác hưng phấn, lạc quan vui vẻ, chị em phụ nữ có thể vận động, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
- Có thể duy trì tập aerobic đều đặn để giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, do các bài tập aerobic làm tăng nhịp tim, chức năng phổi, giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông.
- Hoặc luyện tập bộ môn yoga, khí công dưỡng sinh hoặc thiền để giúp cơ cắp được thư giãn, kiểm soát căng thẳng và giảm thiểu khó chịu.
c) Thư giãn và giải tỏa căng thẳng
- Áp dụng những liệu pháp đơn giản massage, thiền, yoga, tập hít thở nhẹ nhàng.
- Nghỉ ngơi điều độ, nếu tâm trạng bức bối, khó chịu có thể chia sẻ với gia đình, bạn bè để giải tỏa cảm xúc.
2. Những loại thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt thông thường sẽ được bác sĩ có thể kê một hay nhiều loại thuốc khác nhau để làm giảm mức độ thuyên giảm của các triệu chứng. Các loại thuốc điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: Có cơ chế chọn lọc các chất ức chế tái hấp thu serotonin, từ đó làm cho các triệu chứng như mệt mỏi, thèm ăn, khó ngủ sẽ được thuyên giảm.
- Thuốc giảm đau: Giảm bớt triệu chứng thực thể như chuột rút, đau lưng, đau đầu. Sử dụng thuốc giảm đau ngay trước khi kỳ kinh bắt đầu làm giảm bớt lượng máu và cơn đau của chu kỳ đó. Các ví dụ bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve, Anaprox) và axit mefenamic (Ponstel).
- Thuốc chống viêm không steroid: Đây là loại thuốc có tác dụng giảm các cơn đau bụng, đau ngực, thường được dùng trước hoặc lúc bắt đầu thời kỳ kinh. Các loại thuốc phổ biến thuộc loại này để điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm: Diclofenac (Cataflam, Voltaren), Ibuprofen (Motrin), Ketoprofen (Orudis), Meclofenamate (Meclomen), Axit mefenamic (Ponstel), Naproxen (Aleve, Naprosyn)
- Thuốc lợi tiểu: để giảm các triệu chứng đầy hơi, khó chịu. Đồng thời làm tăng tỷ lệ sản xuất nước tiểu và loại bỏ hoàn chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Một cái tên điển hình được các bác sĩ kê đơn đó là Spironolactone (Aldactone).
- Thuốc Medroxyprogesterone acetate (Depo-Provera): Được dùng khi gặp các triệu chứng nặng, ngăn chặn sự rụng trứng để tránh gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt.
- Thuốc tránh thai: Những loại thuốc này có cơ chế ngăn chặn sự rụng trứng và ổn định nội tiết thất thường, qua đó ngăn chặn các triệu chứng của tiền kinh nguyệt.
Các loại thuốc trên tuy có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Chính vì vậy chị em vẫn nên thăm khám bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc nào nhé.
3. Bổ sung vitamin cần thiết
- Canxi: Canxi có tác dụng hạn chế những triệu chứng tiền kinh nguyệt như mệt mỏi, chán ăn. Một số thực phẩm giàu canxi đó là sữa, phô mai, nước cam hay các loại ngũ cốc, bánh mì. Liều lượng: 1.200 milligrams (mg) mỗi ngày.
- Vitamin B6: Vitamin B6 có tác dụng đối với tâm trạng, giảm cáu gắt, lo lắng buồn rầu. Đồng thời cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi. Vitamin B6 có nhiều trong các gia cầm, trái cây, ngũ cốc,… Liều lượng 50 đến 100 mg vitamin B-6 mỗi ngày.
- Magie: Magie có lợi trong việc giảm đau đầu. Ví dụ như các loại rau xanh lá như rau chân vịt, ngũ cốc nguyên hạt có nhiều magie. Liều lượng 400 mg magie mỗi ngày.
- Omega 3,6: các axit báo không bão hóa có tác dụng giảm chuột rút và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác. Hạt lanh, rau xanh lá, cá, có nhiều omege 3,6,9.
- Vitamin E: Vitamin E giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt bằng cách giảm sản xuất prostaglandins và hormone. Đây là những chất gây đau bụng, đau vú cho phụ nữ.
4. Chế độ dinh dưỡng dành cho phụ nữ bị PMS
Một chế độ dinh dưỡng khoa học không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cải thiện, hạn chế tối đa các triệu chứng rắc rối do chứng tiền kinh nguyệt gây ra:
a) Những thực phẩm nên ăn
- Rau xanh: Rau xanh giàu canxi, magie, kali nên có thể làm giảm những cơn đau kéo dài. Đồng thời với một lượng vitamin K nhất định sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu quá mức và xuất hiện cục máu đông.
- Cá hồi: Trong cá hồi chứa một lượng lớn axit béo omega 3 có lợi cho sức khỏe. Theo nghiên cứu trong European Journal of Clinical Nutrition có viết: “Những người có chế độ ăn bổ sung nhiều axit béo Omega 3 sẽ giảm bớt các triệu chứng đau trước và trong kỳ kinh nguyệt của họ.”
- Nước lọc: Triệu chứng chuột rút, đau nhức xảy ra là do một phần do cơ thể đang bị giữ nước. Khi đó uống nhiều nước thì cơ thể sẽ tích trữ nước để bù lại sự thiếu hụt nước trong cơ thể.
- Trà: Mặc dù trà là loại thực phẩm chứa nhiều caffein mà phụ nữ không nên sử dụng nhiều nhưng uống trà gừng sẽ giúp giảm bớt những cơn đau dữ dội ở vùng bụng. Ngoài ra, trà hoa cúc cũng có thể giúp người phụ nữ chống lại những cơn đau co thắt, giảm căng thẳng, khó chịu trong những ngày “đèn đỏ” và trước “đèn đỏ”.
- Dứa (Thơm): trong dứa có chứa mangan (tăng khả năng lưu thông máu lên 50%) và bromelain (ngăn ngừa những cơn đau do chuột rút gây ra).
- Ngũ cốc: Một nghiên cứu tại nước Anh cho biết, ăn một lượng nhỏ carbohydrate trước khi ngủ khoảng 3 tiếng có thể ngăn ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt đến 70%. Trong ngũ cốc chứa nhiều Vitamin B, E có thể giảm căng thẳng thần kinh, mệt mỏi.
- Sữa chua: Sữa chua chứa một lượng lớn vi khuẩn sống giúp hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Đồng thời, vì bổ sung canxi nên ăn sữa chua cũng giảm bớt những cơn đau, khó chịu trong thời kì tiền kinh nguyệt.
b) Những thực phẩm nhông nên ăn
- Tránh tiêu thụ đồ uống có cồn, đồ uống caffein: Do caffeine đi vào cơ thể làm thu hẹp các mạch máu nên gây nhức đầu, căng thẳng sau khi uống.
- Không ăn quá nhiều đường và muối: tiêu thụ nhiều đường sẽ làm lượng đường đi vào máu nhiều hơn và gia tăng nồng độ đường huyết trong máu. Bởi vậy hãy hạn chế tối đa ăn đường, giảm bớt các loại bánh kẹo ngọt,… Điều này sẽ giúp lượng đường của cơ thể ổn định hơn và giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
- Ăn ít thực phẩm đã đóng hộp, đồ chiên rán: Để ngăn chặn tình trạng giữ nước và đầy hơi thì người phụ nữ cần t giảm bớt lượng natri trong các loại thực phẩm đã qua chế biến. Bởi vậy, hãy hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, các loại sốt tương đóng hộp, thịt nguội, phô mai,….
Hi vọng với những thông tin trên đây, các chị em đã hiểu hơn về hội chứng tiền kinh nguyệt. Đừng để đến khi cơ thể “biểu tình” nghiêm trọng mới tìm cách chữa trị. Hãy quan tâm tới sức khỏe sinh sản ngay từ những dấu hiệu bất thường đầu tiên. Chúc chị em luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.