Khủng hoảng bao cao su giả ở Việt Nam

Một bản báo cáo mới đây đã cảnh báo rằng hơn một nửa số lượng bao cao su hiện đang lưu hành trên thị trường Việt Nam không đảm bảo chất lượng, khiến cho các cán bộ y tế lo ngại về vấn đề an toàn tình dục ở nước ta.

“Bất cứ ai mua bao cao su trên thị trường giờ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm tới từ việc sử dụng bao cao su chất lượng thấp. Điều này ảnh hưởng đến những người hành nghề mại dâm và khách hàng của họ nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung”,  theo ông Arthur Erken, Trưởng đại diện của Quỹ Dân Số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam.

hop-bao-cao-su

Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc tuyên truyền sử dụng bao cao su trong những năm gần đây. Mặt hàng này giờ được phát miễn phí tại các phòng khám hoặc bán với giá chỉ vài nghìn đồng ngoài thị trường.

Những dữ liệu mới nhất cho thấy số vụ nhiễm mới HIV ở Việt Nam đã giảm liên tục trong quãng thời gian từ năm 2007 đến 2009 và giữ ở mức ổn đỉnh khoảng 14.000 vụ mỗi năm trong hai năm 2010 và 2011. Cùng với đó là tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên cũng giảm từ 31 ca trên 1000 người dưới 19 tuổi (năm 2009) xuống còn 29 ca (năm 2013). Tỷ lệ này thấp hơn các nước lân cận là Lào (65/1000) và Thái Lan (41/1000).

Tuy nhiên, bản báo cáo được công bố vào tháng 3 vừa qua của UNFPA cho biết, thị trường Việt Nam hiện đang ngập tràn bao cao su kém chất lượng và các cơ chế giám sát đã thất bại trong việc kiểm soát vấn đề này.

“Nếu như bao cao su đem bán cho người tiêu dùng không đảm bảo chất lượng, thì kể cả mọi người có dùng nó thường xuyên và đúng cách vẫn có thể bị lây nhiễm các bệnh tình dục” – theo bà Kristan Schoultz, giám đốc quốc gia của chương trình Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS).

Các chuyên gia cho rằng việc tiêu chuẩn hóa và thực hiện quản lý chất lượng bao cao su đang rất cần thiết đối với Việt Nam để ngăn chặn sự lây truyền HIV. Họ cảnh báo rằng sự sụt giảm chất lượng bao cao su có thể xóa bỏ hoàn toàn công sức của việc tuyên truyền quan hệ tình dục an toàn trong những năm trước đó.

Vấn nạn bao cao su giả

Những chiếc bao cao su được cung cấp cho bệnh viện và phòng khám hiện đang được mua bởi Bộ Y tế Việt Nam, cơ quan đã chứng nhận những bao cao su này đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng báo cáo của UNFPA đã chỉ ra rằng gần 85% nguồn cung bao cao su ở Việt Nam tới từ những doanh nghiệp tư nhân, và 47% trong số đó không vượt qua được những bài kiểm tra chất lượng, nhất là những loại nhập từ Trung Quốc.

bao-cao-su-gia-viet-nam

Chất lượng của bao cao su được xác định theo tiêu chuẩn “Giới hạn Chất lượng có thể chấp nhận” (AQL), trong đó đề cập đến khả năng chịu nhiệt, thời hạn sử dụng và khả năng giữ chất lỏng hay không khí của bao cao su. Những bao cao su đạt tiêu chuẩn AQL có tác dụng tới 90-95% trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV và giảm nguy cơ mắc bệnh lậu và Chlamydia (một loại bệnh tình dục) xuống còn 62% và 26%, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Những bao cao su không đạt tiêu chuẩn AQL có thể chứa những lỗ rất nhỏ, khiến cho chúng dễ dàng bị vỡ khi chứa đầy nước hoặc khí. “Các loại cao su chất lượng thấp đã được sử dụng để sản xuất ra những chiếc bao cao su này, và chúng có độ đàn hồi thấp hơn mức cho phép” – ông Erken giải thích.

“Có thể coi tỷ lệ bao cao su kém chất lượng ở mức cao như vậy là đáng báo động” – theo ông David Whybrew, giám đốc kỹ thuật của Crown Agents, công ty tư vấn dẫn đầu cuộc nghiên cứu của UNFPA.

Điều tệ hơn là, rất nhiều bao cao su chất lượng thấp là đồ giả, được đóng nhãn OK hay những thương hiệu nổi tiếng khác để lừa gạt người tiêu dùng. Trong khi những bao cao su chính hãng có giá tới vài chục nghìn một chiếc, thì các loại bao cao su rởm lại được bán với giá rất rẻ – khoảng vài nghìn một chiếc. Tình hình khá phức tạp bởi mọi người luôn nghĩ mình đang sử dụng bao cao su của những hãng có chất lượng tốt.– ông Erken nhận định.

Việc tuyên truyền sử dụng bao cao su có thể thất bại

Những người nghiện ma túy, hành nghề mại dâm và đồng tính ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhưng không đồng nhất, lần lượt là 13,4%, 3% và 16,7% – cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình của cả nước là 0,45%, theo số liệu của chính phủ Việt Nam và UNFPA.

Trong thời gian qua, gái mại dâm ở Việt Nam bị buộc phải sử dụng bao cao su vì nỗi lo bị bắt, bị phạt và bị đưa vào những trại phục hồi nhân phẩm. Chính sách bắt giữ gái mại dâm đã bớt chặt chẽ hơn kể từ khi sau khi ban hành, nhằm khuyế khích việc sử dụng bao cao su. Tuy nhiên, bà Schoultz cảnh báo: “Nếu mọi người không thể tin tưởng vào chất lượng bao cao su thì họ sẽ có xu hướng e ngại việc sử dụng chúng”.

Theo Bộ Y tế, nhận thức chung của người dân về bao cao su vẫn còn bấp bênh do việc đánh đồng bao cao su với ngoại tình hay mại dâm. Trong khi trình bày một bài khảo sát về nhận thức của thanh thiếu niên về sức khỏe sinh sản, ông Nguyễn Đức Vinh, phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em thuộc Bộ Y tế đã nói rằng một phần ba thiếu niên Việt Nam dưới 18 tuổi cho rằng sử dụng bao cao su là hành vi “không phù hợp” và 16% nói rằng bao cao su chỉ dành cho gái mại dâm và những người ngoại tình.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ có 1/3 số người chưa lập gia đình ở Việt Nam sử dụng bao cao su. Với nhiều người Việt, việc mua bao cao su ở các cửa hàng được ưu tiên hơn so với việc mua theo lời khuyên của bác sĩ vì tính riêng tư. “Họ nghĩ rằng thật xấu hổ khi ai đó biết về đời sống cá nhân của mình. Chuyện về bao cao su thật quá tế nhị để có thể chia sẻ với bất cứ ai, kể cả bác sĩ” – một giáo viên cho biết.

Vấn đề mua sắm

Cho tới năm 2010, các cơ quan viện trợ đã mua sắm tất cả các bao cao su ở Việt Nam. Tuy nhiên khi nước ta đạt được mức “thu nhập bình quân”, các quỹ tài trợ ngưng làm việc này ngay lập tức.

“Chúng tôi tin tưởng rằng chính phủ sẽ phụ trách việc mua bao cao su (đạt tiêu chuẩn), nhưng thị trường tư nhân lại là một vấn đề hoàn toàn khác” – ông Erken nói.

Phản ứng với bản báo cáo của UFNFPA, chính phủ Việt Nam dự kiến sẽ quản lý chất lượng bao cao su nghiêm ngặt hơn bằng cách chuyển bao cao su từ danh mục “hàng tiêu dùng” sang “thiết bị y tế”, phù hợp với Hướng dẫn về mua sắm bao cao su của WHO và UNFPA.

Theo Irinnews.org