Nấm âm đạo khi mang thai: nguyên nhân và cách điều trị

Do đặc điểm cấu trúc khá đặc biệt nên phụ nữ rất dễ bị nhiễm âm đạo. Đặc biệt phụ nữ khi mang thai do cơ thể thay đổi trạng thái nội tiết từ đó cũng ảnh hưởng đến môi trường PH của âm đạo mất cân bằng, âm đạo trở nên mẫn cảm hơn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và các vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công hơn gây viêm nhiễm. Vậy nếu chị em bị nấm âm đạo khi mang thai thì có nguy hiểm đến thai nhi hay không? nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như điều trị như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết này nhé.

Nguyên nhân khiến chị em bị mắc nấm âm đạo khi mang thai?

nguyen-nhan-khien-phu-nu-mang-thai-de-bi-nam-phu-khoa

Cơ thể chị em khi mang thai sẽ bị mất cân bằng nội tiết tố(estrogen tăng cao hơn 100 lần giúp bảo vệ thai nhi) khiến cho môi trường acid tại âm đạo cũng bị mất cân bằng theo. Lúc này môi trường PH tự nhiên ở âm đạo bị thay đổi, hệ miễn dịch bị giảm sút, âm đạo trở nên nhạy cảm hơn, sức đề kháng yếu đi tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho candida – 1 loại nấm âm đạo cư trú trong miệng, thực quản, lưỡi và âm đạo phát triển

Khi mang thai, môi trường acid tại âm đạo trở nên mất cân bằng do tác động của nội tiết tố (hormone estrogen tăng). Khí hư có thể ra nhiều hơn, pH tự nhiên của âm đạo thay đổi, sức đề kháng, miễn dịch tự nhiên của mẹ bầu giảm sút, khiến cho nấm âm đạo Candida có cơ hội phát triển.

Ngoài nguyên nhân chính trên thì nấm âm đạo cũng dễ phát triển ở giai đoạn chị em mang thai cũng đến từ một số nguyên nhân trực tiếp như:

  • Chị em chưa chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín hoặc đã chú ý vệ sinh vùng kín nhưng làm sai cách từ đó làm mất cân bằng PH âm đạo tạo điều kiện cho nấm âm đạo khi mang thai sinh sôi, phát triển.
  • Những phụ nữ bị mắc tiểu đường thai kỳ cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển
  • Chưa chuẩn bị những gì tốt nhất trước khi mang thai. Cụ thể có thể trước khi mang thai chị em đã bị nấm âm đạo nhưng không đi thăm khám nên không biết, hoặc đã đi điều trị nhưng điều trị chưa dứt điểm nên khi mang thai cơ thể yếu, môi trường âm đạo thuận lợi thì nấm lại tái phát trở lại gây bệnh.

Dấu hiệu nấm âm đạo khi mang thai dễ nhận biết nhất

Viêm nhiễm âm đạo do nấm âm đạo gây ra thường sẽ dễ nhận biết và phát hiện thông qua những dầu hiệu rất đặc trưng của nó. Đặc biệt nó dễ nhận biết nhất ở tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) và thứ 3 (3 tháng cuối của thai kỳ). Cụ thế một số dấu hiệu nấm âm đạo khi mang thai dễ nhận biết có thể kể đến như:

  • Thấy ngứa rát vùng kín, luôn có cảm giác khó chịu râm ran.
  • Sự thay đổi của khí hư: lượng khí hư ra nhiều hơn, đặc hơn, dính hơn, có màu trắng đục như bã đậu kèm mùi hôi rất khó chịu.
  • Khi đi tiểu mẹ bầu có thể bị đau, tiểu buốt, tiểu són,…
  • Chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.

Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

nam-am-dao-khi-mang-thai-co-anh-huong-toi-thai-nhi-khong-1

Theo các chuyên gia, nấm âm đạo khi mang thai là một bệnh lý phụ khoa có ảnh hưởng trực tiếp theo chiều hướng tiêu cực tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Nấm có thể tấn công vào tử cung, tác động tới em bé, gây ra một số biến chứng như:

  • Bệnh da liễu, viêm da.
  • Dính vào niêm mạc miệng, gây tưa lưỡi.
  • Làm suy giảm đề kháng tự nhiên của bé.
  • Gây suy hô hấp, viêm phổi.
  • Bé dễ bị suy dinh dưỡng.

Đó là những ảnh hưởng của nấm âm đạo khi mang thai đến em bé. Với mẹ, nấm âm đạo khi mang thai gây ảnh hưởng trực tiếp có thể khiến chị em bị stress và khó chịu trong thời gian mang thai do ngứa và khí hư gây ra, đồng thời còn khiến chị em phải đối mặt với tỷ lệ sinh non cao và là tiền đề của bệnh nhiễm trùng hậu sản… Vì vậy chị em hãy khám và điều trị sớm căn bệnh này nhé.

Nấm âm đạo khi mang thai cần xử lý như thế nào?

nam-am-dao-khi-mang-thai-co-chua-duoc-khong-1

Khi mẹ bầu bị nấm âm đạo, các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định tình trạng tổn thương, viêm nhiễm và đưa ra hướng dẫn, giải pháp điều trị phù hợp để tránh ảnh hưởng đến mẹ và bé mà các bác sĩ sẽ cân nhắc loại thuốc. Một số loại thuốc được dùng có thể kể đến đó là:

  • Imidazole: Đây là loại thuốc kháng sinh chống nấm tại chỗ, rất an toàn. Hiệu quả điều trị nấm âm đạo của Imidazole có thể lên tới 80, 90%.
  • Miconazol: Đây cũng là một loại kháng nấm điều trị tại chỗ, được chỉ định cho cả phụ nữ mang thai. Thuốc có khả năng can thiệp tới quá trình tổng hợp ergosterol, ức chế tế bào nấm, đem lại hiệu quả rõ rệt.
  • Clotrimazole: Đây loại thuốc đặc trị nấm Candida dạng kem hoặc viên đặt. Thuốc đặt được chỉ định cho phụ nữ mang thai, dùng vào mỗi buổi tối với liều lượng thích hợp, đặt thuốc trong 7 ngày liên tiếp. Nếu sau 7 ngày mà nấm vẫn còn tiếp tục gây ảnh hưởng tới mẹ bầu, cần thăm khám ngay để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn.

Cho dù được kê và sử dụng loại thuốc đặc trị nấm âm đạo khi mang thai nào thì thai phụ cũng cần thăm khám định kỳ và nghe sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Chị em tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc, tự ý thay đổi liều lượng dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Lời khuyên cho chị em để kiểm soát tình trạng nấm âm đạo khi mang thai

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị nấm âm đạo theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa giúp đảm bảo sức khỏe trong suốt giai đoạn thai kỳ, thì ngoài việc chị em cần kiểm soát tốt tình trạng nấm, tránh để tế bào nấm sinh sôi, phát triển, các bác sĩ vẫn khuyên chị em nên thực hiện những biện pháp sau sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả việc kiểm soát tình trạng nấm âm đạo khi mang thai.

  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian bị nấm âm đạo tấn công khi mang thai.
  • Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cẩn thận
  • Khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau.
  • Không tự ý sử dụng thuốc kể cả thuốc đặt hay thuốc bôi vùng kín
  • Nên uống nhiều nước để cung cấp đủ độ ẩm cho cô bé
  • Trong chế độ ăn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để nâng cao sức đề kháng tự nhiên
  • Hạn chế việc sử dụng các loại đồ ăn và thực phẩm chứa nhiều đường
  • Tùy vào tình trạng nấm âm đạo khi mang thai mà chị em có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa về việc nên lựa chọn sinh mổ hay sinh thường để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Nên giặt đồ lót riêng, phơi quần áo ở những nơi sạch sẽ, thoáng gió, nhiều ánh nắng
  • Khi đã điều trị thành công nấm âm đạo khi mang thai, để phòng chống bị tái nhiễm chị em cần thay đổi toàn bộ đồ lót.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Thai phụ cần thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm, nghe theo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa

Thai phụ cần lưu ý nấm âm đạo càng được phát hiện và điều trị sớm, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe phụ khoa của mẹ, thai nhi cũng như quá trình sinh nở càng thấp. Bởi vậy, việc khám thai định kỳ, thông báo tình trạng sức khỏe với các bác sĩ chuyên khoa là cực kỳ cần thiết. Mẹ nên chọn những địa chỉ y tế uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để thực hiện khám và điều trị bệnh phụ khoa này.