Liệu bị nấm âm đạo khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Với cấu tạo đặc biệt và phức tạp của cơ quan sinh dục nên nữ giới rất dễ bị nhiễm nấm âm đạo. Đặc biệt, với nhóm đối tượng là chị em phụ nữ đang mang thai, khi mà nội tiết tố thay đổi, pH âm đoạ mất cân bằng thì nguy cơ bị nấm âm đạo lại càng cao. Vậy thực tế nguyên nhân bị nấm âm đạo khi mang lại là do đâu? Và làm thế nào để điều trị, chữa bệnh có nguy hiểm gì với thai nhi hay không? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây về nấm âm đạo khi mang thai.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo trong thai kỳ?

Như đã nói trước đó, cơ thể nữ giới khi mang thai sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố, âm đạo mất cân bằng pH, sức đề kháng và hệ miễn dịch bị giảm sút nên rất dễ bị nấm âm đạo Candida tấn công và phát triển. Có thể liệt kê một số nguyên nhân trực tiếp làm nấm âm đạo sinh sôi nhanh khi nữ giới mang thai:

  • Vệ sinh vùng kín sai cách.
  • Bị tiểu đường thai kỳ.
  • Từng nhiễm nấm âm đạo trước khi mang thai và chưa điều trị dứt điểm.
nam-am-dao-khi-mang-thai-1
Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng khá phổ biến

Bị nấm âm đạo khi mang thai có dấu hiệu thế nào?

Nấm âm đạo là bệnh lý dễ nhận biết nhờ một số biểu hiện đặc trưng, riêng với bà bầu 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ sẽ dễ thấy nhất. Ví dụ như:

  • Luôn có cảm giác khó chịu râm ran và bị ngứa rát vùng kín.
  • Khí hư ra nhiều, có bất thường về hình thái như: đặc, dính , màu trắng đục, kèm mùi hôi khó chịu.
  • Bị tiểu buốt, tiểu són, đau khi đi tiểu…

Mẹ bầu bị nấm âm đạo thì ảnh hưởng gì tới thai nhi?

Thai phụ bị nhiễm nấm âm đạo sẽ chịu ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Theo đó, vi khuẩn nám sẽ tấn công vào tử cung và  gây ra một số vấn đề đối với thai nhi như:

  • Mắc các bệnh da liễu.
  • Bị tưa lưỡi, đen miệng.
  • Thai nhi bị suy giảm đề kháng tự nhiên.
  • Nguy cơ cao bị suy hô hấp, viêm phổi.
  • Thai nhi sau khi chào đời dễ bị suy dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, đối mặt với nguy cơ cao bị sinh non, mệt mỏi trong thai kỳ, dễ bị nhiễm trùng hậu sản…

Từ đây có thể thấy được rằng, việc thăm khám và phát hiện, điều trị sớm nấm âm đạo khi mang thai là rất quan trọng và cần thiết.

Gặp phải tình trạng nấm âm đạo khi mang thai thì nên xử lý như thế nào?

nam-am-dao-khi-mang-thaoTuỳ thuộc vào tình trạng tổn thương, mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, bác sĩ thường chỉ định sử dụng các nhóm thuốc sau đây để trị bệnh nấm âm đạo:

  • Imidazole – thuốc kháng sinh chống nấm tại chỗ. Nhóm thuốc này mang lại hiệu quả trị nấm tới 90%, đảm bảo an toàn.
  • Miconazol – thuốc kháng nấm điều trị tại chỗ: nó có thể can thiệp tới quá trình tổng hợp ergosterol, ức chế tế bào nấm, giúp trị nấm âm đạo hiệu quả.
  • Clotrimazole – thuốc đặc trị nấm Candida dạng kem hoặc viên đặt.

Mặc dù những loại thuốc này đều đảm bảo an toàn với thai phụ và thai nhi trong bụng, tuy nhiên không thể tự ý sử dụng khi chưa được bác sĩ thăm khám và kê đơn. Chị em mang thai tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay thay đổi liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Làm thế nào để kiểm soát nấm âm đạo khi mang thai?

viem-am-dao-khi-mang-thai-1

  • Để kiểm soát tình trạng nấm âm đạo khi mang thai, trước tiên, phụ nữ cần giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực vùng kín và thay quần lót thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm hoặc vận động.
  • Nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ không chứa hóa chất và không sử dụng dây đai kín quá chặt.
  • Ngoài ra, nên áp dụng một số biện pháp đơn giản như: không dùng bồn tắm công cộng, giặt quần lót bằng nước nóng, không dùng xà phòng hay sản phẩm tắm chứa hóa chất quá mạnh.
  • Phụ nữ mang thai cần chú ý đến chế độ ăn uống và cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể. Ăn uống nhiều rau, củ quả và các loại thực phẩm chứa probiotics như sữa chua, kefir, hay các loại thực phẩm lên men giúp giữ cho vi khuẩn đường ruột và âm đạo ở trạng thái cân bằng, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Nếu phát hiện có triệu chứng của nấm âm đạo, nên đến bác sĩ để được khám và chữa trị bằng thuốc. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chữa nấm âm đạo, cần được tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Tóm lại, để kiểm soát tình trạng nấm âm đạo khi mang thai, phụ nữ cần đặc biệt chú ý đến việc giữ vệ sinh sạch sẽ và cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể. Khi có triệu chứng nên đến bác sĩ để được khám và chữa trị.

Việc kiểm soát nấm âm đạo khi mang thai cực kỳ quan trọng vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Âm đạo mang một số loại vi khuẩn và nấm tốt cho sức khỏe của phụ nữ, tuy nhiên sự thay đổi của môi trường âm đạo trong suốt quá trình mang thai lại dễ dẫn đến việc phát triển quá mức của nấm âm đạo.

Khi nhiễm nấm âm đạo, phụ nữ sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy ở khu vực vùng kín, viêm nhiễm âm đạo, các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi cũng như nguy cơ sảy thai.

Do đó, phụ nữ nên thường xuyên kiểm tra nấm âm đạo khi mang thai và đề phòng bằng cách giữ vùng kín khô ráo và thoáng, dùng các sản phẩm chăm sóc đặc biệt, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh không cần thiết và duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm và kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai, phòng ngừa và hạn chế những triệu chứng của nấm âm đạo trong suốt thai kỳ.