cat -icon

WCD2017: 10 năm nỗ lực vì những người mẹ

Tròn 10 năm phát động, ngày tránh thai thế giới 2017 được chúng tôi âm thầm kỷ niệm trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước đứng đầu Đông Nam Á và thứ năm thế giới trong danh sách các quốc gia có tỷ lệ nạo/phá thai cao nhất thế giới.

Tránh thai hay ngừa thai là phương pháp dùng hành động, dụng cụ hoặc thuốc men nhằm ngăn chặn việc mang thai. Có nhiều cách để ngừa thai, tuy nhiên có thể phân thành hai loại lớn: một là ngăn chặn việc tinh trùng kết hợp với trứng dẫn đến thụ tinh (contraception), hai là ngăn chặn hình thành những tế bào đầu tiên sau khi thụ tinh (contragestion).

Các biện pháp tránh thai chủ động phân phối bởi Golden Choice.

Phá thai được định nghĩa y học như thuật ngữ về một sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở.

Hai khái niệm này nếu đặt trên một trục thời gian, sẽ được ngăn cách bởi thời điểm thụ thai – thời điểm mầm sống được gieo xuống.

Sinh ra với vai trò và thiên chức làm mẹ, cấu trúc não bộ phụ nữ cũng được hình thành khác biệt với nam giới. Cấu trúc sinh học được thiết dựng với vai trò tiếp nhận sự sống, cung cấp một môi trường hoàn hảo cho sự sống mới hình thành và nảy nở ngay trong cơ thể. Chính vì điều đó, mọi hậu quả của việc nạo phá thai đều tác động trực tiếp lên cơ thể nữ giới. Bạn có bao giờ thắc mắc những biến chứng ấy tác động đến phụ nữ thế nào chưa? Dưới đây là một số biến chứng xuất hiện ngay và về lâu dài của việc nạo phá thai có thể xảy ra, nếu đủ dũng cảm, tôi khuyến khích bạn tìm kiếm những từ khóa bằng Google hình ảnh để cảm nhận rõ hơn:

Tai biến và biến chứng sớm:

– Chảy máu âm đạo nhiều hoặc ứ máu trong tử cung nhiều: gặp trong các trường hợp thai to, tử cung nhão do sanh đẻ nhiều lần.

– Rách cổ tử cung khi cổ tử cung siết cứng ở người chưa sinh.

– Thủng tử cung do tư thế tử cung bất thường.

– Tai biến do gây mê, tê hay do dị ứng thuốc(hiếm gặp)

Tai biến và biến chứng muộn:

– Sót nhau, sót thai: cần trở lại ngay khi có dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra huyết có mùi hôi, sốt, ớn lạnh…

– Nhiễm trùng: cần uống thuốc theo toa bác sĩ, giữ vệ sinh phụ nữ.

– Rong kinh.

– Dính buồng tử cung gây vô kinh khi tiền sử nạo thai nhiều lần.

– Ức chế về mặt tình cảm.

– Vô sinh: 20% người điều trị vô sinh có tiền sử phá thai.

– Thai ngoài tử cung.

Nếu bạn thấy đau đớn từ sâu thẳm, bạn sẽ hiểu thứ tạo ra động lực cho chúng tôi trong tất cả những hoạt động tuyên truyền về tình dục an toàn và tránh thai hiện đại. Nhưng chỉ 1% cơ hội, bạn hiểu được cảm giác thực sự của người phụ nữ sau khi nạo / phá thai, bởi nó tác động tới họ cả về tâm lý lẫn thể xác, và những đau đớn về tâm lý của họ thì không thể đo đếm hay hình dung được.

Chính vì vậy, chúng tôi cần bạn hãy lên tiếng: bằng lời nói, bằng hành động… Hãy tìm hiểu về các biện pháp tránh thai, trang bị cho mình kiến thức. Bởi chắc chắn dù bạn là nam giới hay phụ nữ, bạn sẽ có lúc cần dùng đến chúng. Sự tử tế và văn minh chính là đến từ những hiểu biết. Hơn thế nữa, xin hãy giúp chúng tôi lan truyền những thông điệp này tới những người bạn biết. Hãy tưởng tượng khi bạn lên tiếng, chỉ cần có 2 người biết bạn tiếp nhận thôi, nhưng nhân lên 1/3 dân số Việt Nam, những kiến thức và sự nhận thức về tính cấp thiết của tránh thai an toàn sẽ được tuyên truyền rộng rãi thế nào.

Hãy yên tâm, bởi trong cuộc chiến đó bạn không cô đơn, luôn có DKT Việt Nam và Golden Choice đồng hành cùng bạn.

Nguồn: Golden Choice.