cat -icon

Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2016

HIV/AIDS hiện là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng và là một trong những gánh nặng bệnh tật hàng đầu.

Thực trạng dịch HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2016

Số lũy tính HIV+ tiếp tục tăng đến 227.000 người nhiễm HIV cần được chăm sóc, điều trị thường xuyên, liên tục, suốt đời. Mỗi năm vẫn có 10.000 – 12.000 HIV+ mới và có 2.000 – 3.000 người tử vong do HIV/AIDS.

Theo số liệu HIV/AIDS tại Việt Nam ngày 30/10/2016 do Cục phòng chống HIV/AIDS thuộc Bộ Y tế công bố, HIV đã xuất hiện ở hầu hết các xã, phường, thị trấn (80,3%).  Trong đó tỷ lệ nữ nhiễm HIV/AIDS tăng 12,6% – 30,2% và đối tượng thuộc độ tuổi từ 20 – 40 lên tới 74%. Nguyên nhân chủ dẫn đến tình trạng trên là do lây qua đường tình dục ( tăng từ 12,2% đến 56%)

Những nhóm đổi tượng thuộc nhóm nguy cơ cao: những người nghiện chích ma túy, đồng tính nam và mại dâm nữ vẫn còn ở mức cao. Đặc biệt hàn vi nguy cơ của nhó đối tượng này diễn biến phức tạp.

Tác động của HIV/AIDS

HIV/AIDS tác động đến rất nhiều mặt của đời sống như kinh tế, xã hội,….

Đối với sức khỏe:  HIV/AIDS sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, giảm tuổi thọ.

Đối với hệ thống y tế: Bị quá tải, tăng chi phí CSSK, tăng nguy cơ lây nhiễm HIV trong môi trường y tế.

Đối với nền kinh tế: Đối tượng nhiễm HIV chủ yếu ở độ tuổi lao động, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế của gia đình và xã hội, chi phí cho phòng chống AIDS tốn kém, là nguyên nhân gây nghèo đói, cùng cực.

Đối với xã hội: Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV sẽ khiến cuộc sống của họ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn, mất ổn định trong cuộc sống, trẻ em mồ côi, trẻ em bị ảnh hưởng,…

Những biện pháp giải quyết thực trạng HIV/AIDS 

  • Bảo hiểm ý tế cho người nhiễm HIV
  • Điều trị thay thế nghiện ma túy bằng Methadone
  • Xét nghiệm và điều trị HIV sớm
  • Sử dụng bao cao su trong dự phòng lây nhiễm HIV
  • Không kì thị và phân biệt đối xử với HIV/AIDS
  • Vận động nguồn lực cho phòng, chóng HIV/AIDS

DKT International