Hằng năm cứ tới 15 tháng 8 âm lịch là mọi người trên mọi miền đất nước Việt Nam lại tổ chức Tết Trung Thu. Vậy Tết Trung Thu là gì? nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này là gì? Liệu còn có tên gọi khác không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé
Mục lục
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu
Tết Trung Thu không chỉ là một ngày lễ lớn ở Việt Nam mà còn là một ngày lễ lớn của rất nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Triều Tiên, Singapore…
Ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 14 – 15 tháng 8 âm lịch vì ngày này mặt trăng sẽ thường tròn và sáng nhất và cũng là thời điểm người dân đã thu hoạch xong xuôi mùa vụ nên có thời gian để tổ chức lễ hội cũng như có các hoạt động nhìn lại mùa cũ và tiên đoán mùa mới cũng như là một dịp vui chơi cho trẻ nhỏ.
Tết Trung Thu được du nhập vào Việt Nam từ khá sớm bắt đầu từ đời nhà Đường, thời của vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Mình. Chuyện kể rằng, vào một đêm rằm tháng 8 trời trong xanh, trăng thanh gió mát khi vua văn Minh cưỡi ngựa ngoài thành có gặp một vị tiên giáng trần trong hình hài một tiên ông đầu tóc bạc phơ trắng như tuyết . Tiên ông đã làm phép biến ra một cầu vồng một đầu ở mặt đất đầu kia nói với cung trăng, nhà vua đi lên cầu tới cung trăng dạo chơi nơi cung Quảng. Khi về, nhà vua vẫn còn luyến tiếc cảnh đẹp nơi đây nên đã đặt ra ngày tết Trung Thu.
Theo các nhà khảo cổ thì ngày Tết Trung Thu là một ngày lễ quan trọng đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, vào thời nhà lý đã được chính thức tổ chức ở thành Thăng Long, đến thời nhà Lê thì lễ hội này được tổ chức khá xa hoa trong phủ chúa…
Vào ngày này, các gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng ngồi thưởng thức ấm trà nóng với chiếc bánh trung thu như sự thể hiện của sự đoàn viên và sum vầy.
Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu
Trung Thu là dịp để con cháu trong gia đình đoàn tụ sum vầy, gần gũi nhau hơn, thể hiện được sự yêu thương, đoàn kết cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính, biết ơn đến cội nguồn. Đặc biệt Trung Thu là ngày hội lớn của trẻ nhỏ bởi trong dịp này, trẻ nhỏ sẽ được cha mẹ chuẩn bị cho 1 mâm cỗ trông trăng, được đi rước đèn, xem múa lân và chơi các trò chơi dân gian, được tham gia phá cỗ
Ngoài ra, đối với người xưa thì đây còn là một ngày để người dân đi ngắm trăng và tiên đoán được mùa màng cũng như vận mệnh quốc gia. Nếu trăng ngày này năm đó có màu vàng thì sẽ trúng mùa tắm tơ, nếu có màu xanh thì lục thì năm đó sẽ không may mắn vì có thể gặp thiên tai còn nếu màu cam trong sáng thì năm đó đất nước sẽ thái bình, thịnh trị.
Những tên gọi khác của Tết Trung Thu
Mọi người thường biết ngày này với cái tên Tết Trung Thu nhưng ngoài cái tên đó thì tùy thuộc vào bản chất, hoạt động và nhóm đối tượng tham gia mà ngày này cũng có các tên gọi khác. Cụ thể:
Tết Đoàn Viên
Tết Đoàn Viên là tên gọi phổ biến sau Tết Trung Thu. Ngay từ cái tên đã nói cho chúng ta biết được ý nghĩa của ngày này. Vào ngày này hàng năm mọi thành viên trong gia đình dù đi làm ăn xa cũng về đoàn tụ, quây quần bên nhau sau bao ngày xa cách để kể cho nhau những câu chuyện, những buồn vui và chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Tết Thiếu Nhi
Đây cũng là một dịp để mọi trẻ em được vui chơi với nhiều hoạt động ý nghĩa. Đây cũng chính là dịp để người lớn thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, săn sóc đến các bạn nhỏ đặc biệt là những trẻ thiếu may mắn bị mồ côi, lang thang, cơ nhỡ… Giúp bé có cơ hội phát triển tốt, được sống vui, sống khỏe, phát triển toàn diện trở thành người có ích.
Tết Trông Trăng
Đây có thể nói là cái tên ít được gọi ở thành phố mà thường được sử dụng ở làng quê, khi ngày này trăng sẽ tròn và sáng nhất, có thể nhìn thấy trăng ở bất cứ chỗ nào. Các gia đình thường có một mâm cỗ bày giữa sân với đèn ông sao, bưởi, những chú chó bông hoặc con vật được làm từ hoa quả, nến, bánh kẹo… cùng với đó là bánh trung thu. Mọi người sẽ ngồi quây quần bên nhau nói chuyện và chờ phá cỗ. Vì vậy, Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là Tết Trông Trăng.
Tết Hoa Đăng
Đây là tên gọi không quá phổ biến ở Việt Nam mà thường phổ biến với cách gọi của người Trung Quốc. Ở Trung Quốc ngày này ngoài việc treo đèn ở cửa nhà thì các gia đình còn thả đèn hoa đăng lên không trung hoặc lên các dòng nước bên trong viết các lời cầu nguyện cùng các ngọn nến thắp sáng. Ở Việt Nam tuy hông quá phổ biến nhưng hoạt động thả đèn hoa đăng lên mặt ao, hồ, sông cũng được sự quan tâm của rất nhiều người.
Tết Trung Thu được tổ chức như thế nào?
Ở Việt Nam, vào ngày tết Trung Thu ngoài việc mỗi gia đình sẽ làm mâm cơm dâng lên tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính thì còn có một mâm cỗ trông trăng. Mâm cỗ này được trang trí khá tỉ mỉ gồm bánh kẹo, hoa quả theo mùa, bánh nướng, bánh dẻo, các con vật đáng yêu được trang trí bằng hoa quả, nến và không thể thiếu đó là một chiếc đèn ông sao. Cả gia đình sẽ cùng ngồi quây quần bên nhau hàn huyên, tâm sự, ăn bánh, thưởng trà và ngắm trăng rằm.
Bên cạnh đó, họ còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ nhỏ như cho trẻ đi rước đèn ông sao, chơi các trò chơi dân gian, đi xem múa lân, hòa vào các đoàn người trong làng, xóm, phố phường để cùng tham gia các hoạt động ca múa nhạc khác…
Hy vọng qua bài viết này mọi người đã biết được nguồn gốc của ngày Trung Thu, ý nghĩa, tên gọi khác cũng như cách thức tổ chức ngày lễ này. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.