Nguy hiểm khi tắc kinh ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì chính là giai đoạn mà lượng nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định nên sẽ khiến cho kinh nguyệt ở các bạn gái gặp nhiều vấn đề thất thường như: rong kinh, tắc kinh. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều bậc phụ huynh băn khoăn rằng bị tắc kinh ở tuổi dậy thì kéo dài có nguy hiểm không và có thể phòng ngừa hay khắc phục những vấn đề này không?

Những triệu chứng tắc kinh ở tuổi dậy thì thường gặp

Tắc kinh trường hợp khi mà lượng kinh nguyệt không đều, mỗi chu kỳ chỉ có máu kinh ra nhỏ giọt, quá ít hoặc phải 2 – 3 tháng mới có kinh một lần.

Đau ở bụng dưới, các cơn đau tăng dần và kéo dài 3 – 4 ngày chính là những biểu hiện thường gặp khi nữ giới bị tắc kinh. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện những cơn đau dữ dội do xương mu bị nổi thành khối.

Với một số trường hợp bị tắc kinh mà nguyên nhân là do màng trinh không thủng thì còn có thể nhận thấy sự đau tức âm hộ rõ rệt và nếu bác sĩ thăm khám sẽ thấy vùng màng trinh bị tím và co giãn do máu kinh tác động.

dau-bung
Đau bụng quằn quại là triệu chứng phổ biến khi bị tắc kinh

Đâu là những nguyên nhân gây tắc kinh ở tuổi dậy thì?

Tử cung có bất thường

Nếu bạn gái có tử cung bất thường, gặp phải các trường hợp sau đây thì nguy cơ cao bị tắc kinh:

  • Không có tử cung.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Nội mạc tử cung bị tổn thương hoặc dính liền.
  • Nữ giới mắc hội chứng nữ hoá dịch hoàn.

Tâm lý bất ổn gây tắc kinh tuổi dậy thì

Bạn gái ở giai đoạn dậy thì thường phát triển đột ngột về tâm sinh lý, ngoại hình cũng như khả năng sinh sản. Lúc này, lượng hormone tăng cao tác động tới tâm lý. Bên cạnh đó, áp lực từ học tập hàng ngày cũng khiến cho bạn gái tuổi dậy thì gặp thất thường về tâm lý, dễ bị căng thẳng, stress kéo dài.

Tâm trạng không tốt là một trong những nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt không đều, bị rong kinh, tắc kinh.

Do đó, việc cần thiết để khắc phục tình trạng tắc kinh  trong trường hợp này là giữ cho tâm trạng luôn thoải mái, lạc quan, vui vẻ. Không nên để tâm trạng tiêu cực, hạn chế các áp lực từ học tập, công việc hàng ngày.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học

Chế độ sinh hoạt cũng như các loại thực phẩm mà bạn ăn hàng ngày đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Đặc biệt, với nữ giới trong tuổi dậy thì nếu ăn kiêng gây thiếu chất hoặc ăn uống không kiểm soát, bị thừa chất và lối sống không khoa học tì đều làm tăng cao nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, bị chậm kinh, tắc kinh.

Do đó, việc sinh hoạt lành mạnh, ngủ sớm và đủ giấc, tránh các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe là điều rất cần thiết đối với bạn gái trong giai đoạn dậy thì.

Tăng hoặc giảm cân quá đột ngột

Việc bạn tăng hoặc giảm cân quá đột ngột gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Đặc biệt với bạn gái trong độ tuổi dậy thì, điều này còn dẫn tới hệ lụy là chậm kinh, tắc kinh.

Để khắc phục tình trạng này thì các bạn gái nên giảm cân từ từ hoặc lên kế hoạch tăng cân khoa học, phù hợp với thể trạng cơ thể, tránh làm ảnh hưởng tới sinh lý cũng như ngoại hình.

tang-hoac-giam-can-dot-ngot
Tăng hoặc giảm cân quá đột ngột có thể gây tắc kinh tuổi dậy thì

Đừng chủ quan với chứng tắc kinh ở tuổi dậy thì

Thực tế có rất nhiều phụ nữ chủ quan với tình trạng rối loạn kinh nguyệt, mặc dù có biểu hiện chậm kinh, rong kinh hay tắc kinh thì đều không tìm hiểu nguyên nhân, có dấu hiệu bất thường nhưng không thăm khám.

Tắc kinh kéo dài mà không được khắc phục sẽ khiến bạn gái đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Trầm cảm: Nếu như nguyên nhân gây tắc kinh do áp lực và stress nhưng không được khắc phục sớm thì có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn và thành bệnh trầm cảm.
  • Hội chứng Galactorrhea (hội chứng khô máu): Đối với các bạn gái thì đây là hội chứng vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân là vì tắc kinh quá lâu sẽ khiến cho tử cung bị teo nhỏ, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, đời sống sinh lý.
cach-chua-tac-kinh-nguyet-2
Bị tắc kinh ở tuổi dậy thì có thể gây hại tới sức khỏe cũng như sinh lý và khả năng sinh sản của nữ giới
  • Chức năng tuyến yên sẽ bị suy giảm nếu như chứng tắc kinh kéo dài quá lâu mà không được điều trị kịp thời.
  • Tắc kinh khiến nội mạc tử cung không phát triển bình thường, làm cho buồng trứng không hoàn thiện đúng quy trình, có thể gặp phải tình trạng bị loạn sản, suy buồng trứng sớm.
  • Nguy cơ cao bị tổn thương cơ quan sinh sản, đặc biệt là buồng trứng và tử cung vì áp lực do máu kinh ứ đọng khiến niêm mạc tử cung bị giãn căng.

Và hậu quả nghiêm trọng nhất của tắc kinh chính là nữ giới không thể thụ thai và sinh đẻ được. Nếu tình trạng tắc kinh kéo dài thì chứng tỏ trứng không rụng nên khả năng thụ thai là rất thấp, nguy cơ cao bị vô sinh.

Có thể phòng tránh tắc kinh ở tuổi dậy thì hay không?

Các bạn nữ tuổi dậy thì hoàn toàn có thể phòng tránh chứng tắc kinh cũng như các vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Và theo dõi tình trạng kinh nguyệt chính là điều cần thiết để chủ động phòng tránh và có hướng điều trị từ sớm.

Nếu nhận thấy có tình trạng chậm kinh và kéo dài quá 3 tháng hoặc kinh nguyệt thưa, máu kinh ra ít hoặc quá nhiều, kỳ kinh nguyệt bị đau bụng dữ dội, màu sắc máu kinh bất thường (đỏ tươi, đen…) thì cần phải tới gặp bác sĩ để được thăm khám ngay.

Chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể khoẻ mạnh chính là biện pháp tốt nhất để kinh nguyệt đều đặn, giảm nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt và tắc kinh.

Bên cạnh đó, nữ giới trong độ tuổi dậy thì cũng nên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao và duy trì sức khỏe.

Tập yoga
Tập luyện thể dục thể thao là một trong những phương pháp giúp phòng ngừa chứng tắc kinh

Cuộc sống hiện đại với sự phát triển khiến cho nữ giới có nhiều áp lực hơn, nguy cơ cao bị căng thẳng và stress. Đây lại chính là yếu tố có nguy cơ cao làm kinh nguyệt bị rối loạn, chậm kinh, tắc kinh. Vì vậy, để tránh tắc kinh thì nên giữ cho tâm lý thoải mái, loại bỏ các áp lực trong cuộc sống.

Tóm lại, để phòng ngừa chứng tắc kinh tuổi dậy thì, các bạn nữ nên có lối sống thể chất cũng như đời sống tinh thần lành mạnh, thoải mái và khoa học.