Chậm kinh – Nguyên nhân chậm kinh 1 vài tháng mà không có thai?

Tình trạng chậm kinh tuy là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến nhưng lại có nhiều chị em không nắm được nguyên nhân thực sự là do đâu. Vì vậy, để có cái nhìn tổng quan, giúp việc phòng tránh và chữa trị chậm kinh kịp thời và hiệu quả, mời chị em tham khảo bài viết dưới đây. 

Chậm kinh nguyệt là gì?

Chậm kinh (hay còn gọi là trễ kinh) là biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, là hiện tượng đến kỳ kinh nhưng không thấy xuất hiện.

Trong giai đoạn dậy thì, buồng trứng chưa hoàn thiện nên khoảng 1,2 năm đầu sẽ xuất hiện khá hiện tượng này. Tuy nhiên càng về sau, chu kỳ kinh nguyệt sẽ càng ổn định hơn. 

Một chu kỳ bình thường khoảng 28-32 ngày. Một số trường hợp quá 35 ngày kể từ ngày bắt đầu hành kinh mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì có nghĩa là đã bị “trễ kinh”. Nặng hơn khi ba kỳ liên tiếp được gọi là vô kinh.

Chậm kinh (trễ kinh) là biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. 
Chậm kinh (trễ kinh) là biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh?

Chậm kinh được tác động bởi nhiều nguyên nhân. Nhưng nếu có quan hệ tình dục không an toàn thì nguyên nhân đầu tiên phải nghĩ tới đó là mang thai.

 

  • Do mang thai 

 

Với một vòng kinh nguyệt bình thường, lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ dần dần dày lên và chuẩn bị cho tình trùng gặp trứng, thụ tinh và làm tổ. Theo quy luật tự nhiên, nếu kỳ kinh không xảy ra hiện tượng thụ tinh thì cơ thể sẽ tự loại bỏ lớp niêm mạc này. Khi đó một chu kỳ mới lại bắt đầu. Bởi vậy, nếu người phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn thì nhiều khả năng đã mang thai và  không có kinh nguyệt xuất hiện. 

Điều đầu tiên nghĩ tới khi chậm kinh ở những phụ nữ có quan hệ tình dục không an toàn là mang thai.
Điều đầu tiên nghĩ tới khi chậm kinh ở những phụ nữ có quan hệ tình dục không an toàn là mang thai.

Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân chậm kinh có phải do mang thai hay không, chị em cần kiểm tra chính xác, có thể dùng que thử, xét nghiệm máu, hoặc siêu âm…

Nếu loại trừ khả năng mang thai, chậm kinh có thể do những nguyên nhân như sau:

 

  • Do giảm cân quá mức

 

Nếu ép cơ thể giảm cân đột ngột thì rất có thể tình trạng chậm kinh sẽ xảy ra. Giải thích điều này, các bác sĩ sản phụ khoa cho biết: trong một chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể cần sản xuất đủ lượng estrogen  để xây dựng nên lớp niêm mạc tử cung. Khi ép cơ thể giảm cân quá mức, giảm bổ sung calo sẽ làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi (cơ quan chịu trách nhiệm điều chỉnh chế độ kinh nguyệt). Bởi vậy, cơ thể không thể sản xuất estrogen cần thiết và làm chậm kinh. 

 

  • Do tăng cân đột ngột 

 

Tăng cân đột ngột nhanh cũng là nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ. Tăng cân quá nhanh khiến cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen trong một thời gian ngắn, làm cho lớp nội mạc tử cung phát triển quá mức và kinh nguyệt trở nên không ổn định.

 

  • Hoạt động thể thao, vận động quá sức 

 

Khi vận động thể thao quá sức mà không bổ sung đủ lượng calo cần thiết thì cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ estrogen để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Bởi vậy, dù tập luyện thể thao, nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai nhưng vẫn cần đảm bảo tính chất điều độ.

Luyện tập quá sức cũng là lý do khiến chu kỳ kinh nguyệt bị chậm hơn bình thường.
Luyện tập quá sức cũng là lý do khiến chu kỳ kinh nguyệt bị chậm hơn bình thường.

 

  • Do căng thẳng, áp lực trong công việc và cuộc sống 

 

Khi căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, cơ thể sẽ tiết ra adrenaline và cortisol. Hai chất này có liên quan đến quá trình tạo ra estrogen trong kỳ kinh nguyệt, gây ra hiện tượng chậm kinh. 

 

  • Do tác dụng phụ của thuốc 

 

Bắt đầu sử dụng một loại thuốc hay thay đổi liều lượng sử dụng có thể là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt bị chậm hơn bình thường. Một số loại thuốc thường gây ra hiện tượng chậm kinh đó là: thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc nội tiết,… đặc biệt các loại thuốc dùng trong hóa trị. 

 

  • Do vấn đề từ tuyến giáp 

 

Tuyến giáp làm nhiệm vụ kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất và tương tác với nhiều hệ thống khác trong cơ thể để đảm bảo mọi thứ đều diễn ra một cách cân bằng và đúng theo nhịp. Khi cơ thể gặp phải những vấn đề tuyến giáp như suy tuyến giáp, cường tuyến giáp quá mức đều có thể gây ra những biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

 

  • Do sử dụng chất kích thích

 

Chất nicotine và khói thuốc lá làm giảm phân phối oxy đến khu vực xương chậu và ảnh hưởng đến lớp nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, hút thuốc lá lâu ngày còn là nguyên nhân khiến ống dẫn trứng xuất hiện các trục trặc, chất và lượng trứng bị ảnh hưởng. 

 

  • Do mắc hội chứng buồng trứng đa nang 

 

Nguyên nhân của hội chứng buồng trứng đa nang là do rối loạn nội tiết tố nữ ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, làm xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và ngăn cản sự rụng trứng xảy ra. Chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt là một trong những hệ quả của hội chứng này. 

 

  •  Do u xơ tử cung 

 

U xơ tử cung là hiện tượng xuất hiện những khối u trong thành cơ tử cung làm cho người phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt và kèm theo những biểu hiện như: đau bụng dưới, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài, đau vùng xương chậu dai  dẳng,…

 

  •  Do lạc nội mạc tử cung: 

 

Lạc nội mạc tử cung là niệm tượng các tế bào lạc nội  mạc tử cung bong tróc nhưng không thoát ra ngoài mà di chuyển vào các bộ phận khác thuộc cơ quan sinh sản như vòi trứng, buồng trứng, niệu quản,… gây ra hiện tượng đau bụng dữ dội và ra máu bất thường. 

 

  •   Do rối loạn nội tiết

 

Nội tiết tố nữ có mối quan hệ chặt chẽ và liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi nội tiết tố nữ bị mất cân bằng sẽ dẫn đến những hệ quả tới toàn bộ sức khỏe, nhan sắc, tâm sinh lý của chị em phụ nữ. Và điển hình là tình trạng rối loạn kinh nguyệt là rất dễ xảy ra.

Rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh là những biểu hiện thường thấy khi nội tiết tố nữ suy giảm 
Rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh là những biểu hiện thường thấy khi nội tiết tố nữ suy giảm

Cách chữa chậm kinh, mất kinh nguyệt hiệu quả nhất

Sau khi xác định rõ nguyên nhân chậm kinh, mất kinh nguyệt là gì, chị em hãy áp dụng những biện pháp tương ứng với nguyên nhân gây nên. Một vài biện pháp được chúng tôi thống kê lại như sau: 

Điều chỉnh các vấn đề của cuộc sống:

  • Loại bỏ áp lực, giữ tinh thần thoải mái, tránh xa trầm cảm. 
  • Xây dựng thực đơn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, ăn đa dạng các loại  thực phẩm.
  • Hạn chế tối đa sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. 
  • Xây dựng lịch sinh hoạt và làm việc điều độ, không thức khuya, không làm việc quá sức kéo dài. 
  • Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất. 
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế sử dụng chất kích thích như bia rượu, thuốc lá. 
  • Kiểm sát cân nặng ổn định, không tăng cân hay giảm cân quá mức.

Áp dụng các biện pháp Đông Y 

Việc bổ sung các thực phẩm, các vị thuốc Đông Y vào mỗi bữa ăn hàng ngày sẽ giúp đưa chu kỳ kinh nguyệt trở về trạng thái ổn định hơn. Một vài cái tên trong danh sách phải kể đến đó là: ngải cứu, ích mẫu, dâm bụt,  gừng tươi, nghệ, cần tây, hạt thì là, lá  nha đam, vừng…. 

Điều trị dứt điểm các bệnh lý và điều hòa nội tiết tố nữ 

Với nguyên nhân bệnh lý, chị em cần đến cơ sở Y tế chuyên khoa để có hướng điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tại đây, các bác sĩ, chuyên gia có thể kê đơn để giảm các triệu chứng khó chịu, hoặc bóc tách u xơ, phẫu thuật cắt bỏ u xơ, hoặc với những trường hợp bệnh lý nghiêm trọng hơn thì có thể điều trị tận gốc bằng cách cắt bỏ tử cung đối với nữ giới không còn muốn sinh con. 

Trong trường hợp rối loạn nội tiết tố nữ gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt thì bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ từ estrogen thảo dược là phương pháp được  nhiều chị em áp dụng vì độ an toàn và hiệu quả của nó. Khác với phương pháp bổ sung nội tiết tố nữ bằng hormone thay thế HRT không thể đào thải khi cơ thể dư thừa, phương pháp estrogen thảo dược vừa giúp cơ thể bổ sung khi thiếu hụt, lại tự đào thai khi cơ thể dư thừa nên rất an toàn cho người sử dụng.