Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai đoạn trong cuộc đời, người phụ nữ sẽ có những thay đổi về sức khỏe, tâm lý ảnh hưởng đến việc mang thai. Vậy khi phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không, để hành trình sinh con sau tuổi 35 diễn ra suôn sẻ, chị em hãy cùng xem bài viết dưới để chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng nhé.

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không?
Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không?

Độ tuổi sinh con phù hợp nhất

Nghiên cứu cho thấy, độ tuổi dễ mang thai nhất của người phụ nữ chính là từ 20-24 tuổi. Sau đó, khả năng mang thai sẽ giảm dần. Sau cột mốc 35 tuổi thì bắt đầu giảm mạnh. Đến khi ngoài 45 tuổi thì khả năng của mang thai tự nhiên rất thấp. 

Điều này được lý giải rằng: một bé gái sinh ra có khoảng 2 triệu nang noãn (trứng chưa trưởng thành) trong cơ thể. Số lượng nang noãn này “rơi rụng”  theo quá trình bé gái lớn lên và sụt giảm nhanh chóng kể từ lúc dậy thì (do mỗi chu kỳ kinh nguyệt, hàng trăm nang noãn được “huy động” để chuẩn bị cho sự rụng trứng, nhưng chỉ có 1 hay vài trứng chín và rụng, số còn lại bước vào quá trình tự tiêu hủy dưới sự tác động của hormone sinh dục nữ). Như vậy, số lượng nang noãn sẽ giảm dần theo thời gian, và sẽ hết khi mãn kinh. 

Ưu – nhược của từng độ tuổi khi mang thai:

Với mỗi độ tuổi đều có ưu điểm và hạn chế khi mang thai, cụ thể đó là:

 

  • Sinh con ở tuổi 20 – 24 tuổi

 

Đây là độ tuổi có mức năng lượng dồi dào nhất. Phụ nữ ở độ tuổi này có cơ hội thụ thai rất cao đến 20% số ngày trong tháng. Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi này cũng có rất ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ít hơn đến hơn một nửa so với phụ nữ tuổi 40. Đồng thời, do trứng rất dồi dào nên em bé sẽ ít có khả năng bị khuyết tật bẩm sinh như hội chứng down (tỷ lệ 1/1.667) và những bất thường ở các nhiễm sắc thể (tỷ lệ 1/526).

Tuy nhiên, ở độ tuổi này, nhiều phụ nữ mới chỉ quan tâm với vấn đề hôn nhân, công việc, chứ không để tâm lắm đến chuyện con cái, chưa đủ điều kiện kinh tế và sẵn sàng làm mẹ. Có thể đón nhận “tin vui” với một cảm giác hoàn toàn trái ngược 

 

  • Sinh con ở tuổi 25 – 29 tuổi

 

Với chế độ dinh dưỡng khoa học, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao thì việc thụ thai thành công trong giai đoạn này là khá hoàn hảo. Đồng thời, ở độ tuổi này, người phụ nữ đã có những suy nghĩ chính chức về gia đình, con cái, thu nhập cũng khá ổn định và hoàn toàn đủ trưởng thành để thực hiện thiên chức làm mẹ. 

Tuy nhiên, nếu có thai ở độ tuổi 25-29, sau này rất dễ có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, sự thay đổi nội tiết xảy ra trong thời gian rụng trứng (tăng estrogen và progesterone), sự kích thích buồng trứng và núi đôi hàng tháng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư này. 

 

  • Sinh con ở tuổi 30 – 34 tuổi

 

Sau tuổi 30, khả năng sinh sản ở phụ nữ bắt đầu suy giảm. Tuy vậy, nếu bạn cần điều trị vô sinh cơ hội vẫn cao hơn những người phụ nữ ở những lứa tuổi sau. Đối với phụ nữ độ tuổi dưới 35, tỉ lệ thành công từ thụ tinh trong ống nghiệm là 25-28%. Trong khi đối với những người trên 40 tuổi, tỷ lệ này giảm 6-8%.

Về tâm lý, kiến thức và kinh tế trong giai đoạn này thường cũng không có gì quá lo lắng. Tuy nhiên, điều lo lắng thường gặp ở phụ nữ giai đoạn này chính là đã suy nghĩ quá tiêu cực, thái quá khiến dễ rơi vào tình trạng stress. 

Nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là 1/952 và những bất thường ở các nhiễm sắc thể là 1/385.

 

  • Sinh con ở tuổi 35-39 tuổi

 

Phụ nữ mang thai khi ngoài tuổi 35 phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong thai kỳ
Phụ nữ mang thai khi ngoài tuổi 35 phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong thai kỳ

Khả năng sinh sản của phụ nữ ngày càng giảm sau tuổi 35 và giảm mạnh nhất sau tuổi 38. Đặc biệt, đối với bệnh nhân tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh cao hơn từ 2-3 lần so với phụ nữ trên 35 tuổi, đặc biệt với những người đã béo từ trước đó.

Vì tồn tại nhiều rủi ro trong quá trình mang thai mà các thai phụ thường phải chọc ối hay làm các xét nghiệm tương tự để kiểm tra độ rủi ro nếu em bé mắc hội chứng Down hoặc chứng rối loạn nhiễm sắc thể. Việc làm này sẽ gây ra tâm lý lo lắng, hoảng sợ cho sản phụ trong suốt quá trình thai kỳ. 

Đồng thời, do buồng trứng và vấn đề nội tiết ở trong đoạn này có những rối  loạn nhất định nên khả năng sinh đôi, sinh ba tăng đáng kể. Việc sinh đôi, sinh ba không thực sự tốt cho cả mẹ và bé trong tương lai. Tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi trên 35 lên tới 18%. Tỷ lệ lưu thai, thai chết cũng tăng gấp đôi so với phụ nữ trẻ tuổi hơn mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ.

 

  • Sinh con ở tuổi 40-44 tuổi

 

Cơ hội sinh con trong một tháng của phụ nữ trên 40 tuổi chỉ còn 5% (trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ 20-30 tuổi là 20%). Đồng thời, khi mang thai ở độ tuổi này, phụ nữ thường đối mặt với triệu chứng mệt mỏi trầm trọng, rất dễ bị trĩ, áp lực lên bàng quang, sa mô trong tử cung và âm đạo, ngực chảy xệ hơn. 

Mặt khác, khoảng 1/3 phụ nữ mang thai độ tuổi 40-44 đều bị sảy thai, với các nguyên nhân như: trứng không còn chất lượng, nội mạc tử cung không đủ dày, quá trình cung cấp máu cho tử cung kém, những rủi ro của nhau thai,… hoặc rủi ro do nhiễm sắc thể dị tật bẩm sinh,… 

 

  • Sinh con ở tuổi từ 45-49 tuổi

 

Tỷ lệ phụ nữ có thai trong độ tuổi này là 0,03 cũng như cơ hội điều trị vô sinh giảm xuống đáng kể. Hay nói cách khác, ở độ tuổi này tỷ lệ mang thai thành công tự nhiên là rất thấp. 

Đã có thống kê cho thấy, hơn một nửa số thai phụ 44-49 tuổi mang thai đều bị sảy (trước 20 tuần tuổi). Nguy cơ lưu thai cũng tăng gấp đôi so với phụ nữ độ tuổi 20-30. Những triệu chứng bất thường ở bộ nhiễm sắc thể cũng gia tăng, Tỷ lệ em bé mắc hội chứng down là 1/30, tỷ lệ bất thường ở nhiễm sắc thể là 1/21.

 

  • Sinh con ở độ tuổi trên 50 tuổi

 

Độ tuổi trung bình của phụ nữ mãn kinh là 51, nhưng thông thường xảy ra từ 45-55 tuổi. Phụ nữ độ tuổi này muốn có con hầu hết đều phải dựa vào thuốc hỗ trợ sinh sản, bổ sung nội tiết tố hoặc nhận trứng từ bên ngoài.

Phụ nữ trên 50 tuổi có thai thường có nguy cơ cao mắc các chứng bệnh tăng huyết áp, bệnh thận, và các vấn đề nhau thai. Vì vậy cần phải được chăm sóc y tế vô cùng kỹ lưỡng. 

Những nguy cơ mang thai sau tuổi 35 ở phụ nữ – Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không?

 

  • Suy giảm khả năng sinh sản

 

Buồng trứng, nội tiết tố nữ bị suy giảm, rối loạn trong giai đoạn này là nguyên nhân làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ sau tuổi 35.

 

  • Sẩy thai hoặc sinh non

 

Nếu mang thai ở tuổi 35 hoặc muộn hơn nữa, bạn có nguy cơ sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân hoặc thậm chí sẩy thai. Đây đều là các biến chứng sức khỏe thường thấy. 

 

  • Rủi ro về mặt di truyền

 

Những rủi ro di truyền tiền ẩn trong suốt quá trình thụ tinh, mang thai ở người phụ nữ, đặt biệt càng tăng thêm nguy cơ khi họ cao tuổi. Chẳng hạn như thai nhi mắc hội chứng Down tăng lên theo số tuổi của người mẹ  

 

  • Nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ

 

Bệnh đái tháo đường xảy ra phổ biến trong quá trình người phụ nữ mang thai. 
Bệnh đái tháo đường xảy ra phổ biến trong quá trình người phụ nữ mang thai.

Đây là một căn bệnh khá phổ biến xuất hiện trong thai kỳ của người phụ nữ. Nếu không điều trị đái tháo đường thai kỳ có thể khiến em bé phát triển lớn hơn đáng kể so với mức kích thước trung bình, làm người mẹ gặp phải các chấn thương trong quá trình “vượt cạn”. Đồng thời, căn bệnh này cũng làm tăng nguy cơ sinh non và xuất hiện các biến chứng khác khi em bé chào đời.

 

  • Cao huyết áp khi mang thai

 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tình trạng cao huyết áp phát triển khá cao cũng như phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi. Do vậy, bác sĩ sẽ theo dõi vấn đề này hết sức cẩn thận, đi kèm với đó là việc thường xuyên kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển của em bé.

Mang thai sau 35 tuổi cần chú ý những điều gì?

Vì tồn tại nhiều nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe của người mẹ, người phụ nữ sau tuổi 35 lưu ý thực hiện những việc sau đây:

 

  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 

 

Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp bạn có thêm kiến thức, cũng như phương pháp thay đổi lối sống như thế nào để tăng cơ hội thụ thai thành công cũng như sinh ra em bé khỏe mạnh nhất. 

 

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

 

Khi mang thai, người phụ nữ cần có chế độ ăn uống đặc biệt, cần bổ sung thêm nhiều chất khoáng như axit folic, sắt, vitamin D,… đồng thời ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. 

 

  • Tăng cân vừa đủ

 

Khi mang thai, cân nặng của mẹ bầu không ngừng tăng. Việc đạt được số cân nặng phù hợp có thể liên quan tới sức khỏe của em cũng cũng như giúp người phụ nữ sau khi sinh dễ dàng lấy dạng vóc dáng. Cùng với việc thăm khám định kì, áp dụng những lời khuyên của bác sĩ, người phụ nữ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tăng cân trong giới hạn nào để tốt nhất. 

 

  • Vận động nhẹ nhàng

 

Hoạt động thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể giảm bớt hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu, tăng mức năng lượng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Hãy tạo thói quen tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng mỗi tối, tránh làm việc quá sức hay mang vác nhiều vật nặng.

 

  • Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại 

 

Những hóa chất độc hại có thể dễ dàng kể ra và xuất hiện nhiều trong cuộc sống bình thường chính là thuốc lá, thức uống có cồn, sơn, xăng dầu, hóa chất tẩy rửa, thuốc nhuộm quần áo,… Chúng đều có nguy cơ gây hại đến thai nhi và làm xuất hiện các dị tật thai nhi

 

  • Tìm hiểu về xét nghiệm tiền sản để phát hiện nhiễm sắc thể bất thường

 

Với y học phát triển hiện đại, người ta có thể tìm ra những bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi  bằng việc thực hiện xét xét nghiệm sàng lọc trước sinh chẳng hạn xét nghiệm phát hiện lượng ADN tự do (còn gọi là ADN không tế bào viết tắt là cfADN). 

Một số vấn đề nhiễm sắc khi phụ nữ mang thai ở tuổi 35 mà bé có thể gặp phải bao gồm: Hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edwards…

Chính vì sau tuổi 35 người phụ nữ khi mang thai phải đối mặt với nhiều nguy cơ nên việc giữ gìn sức khỏe, ổn định tâm lý, cân bằng nội tiết là rất quan trọng. Chúc chị em  sớm có tin vui và luôn khỏe mạnh trong suốt các tuần của thai kỳ.