Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, phụ nữ dễ trầm cảm vì sao?

Đại dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người dân Việt Nam. Một trong số các ảnh hưởng gián tiếp mà mọi người ít chú ý, đó là các triệu chứng trầm cảm, dẫn tới rối loạn tâm thần.

Cuộc sống bị đảo lộn

Trước đây, khi đại dịch chưa xuất hiện và đảo lộn sinh hoạt của cả thế giới, các chị em vẫn diện đồ đến văn phòng ngồi làm việc. Từ khi dịch bệnh bùng phát, từ trường mẫu giáo tới cấp 3 đóng cửa, trẻ em phải nghỉ học, một số nơi phong tỏa, thực hiện giãn cách xã hội phòng chống dịch. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, nhiều cơ quan công sở cho nhân viên làm việc trực tuyến nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh.

Việc ở nhà vừa làm việc, vừa trông con khiến nhiều người rơi vào tình trạng rối loạn tâm thần và đi khám bệnh viện, nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ.

Mới đây, Ths. BSNT Nguyễn Viết Chung, khoa Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện E) đã tiếp nhận trường hợp 2 người phụ nữ có vấn đề về tâm thần tới khám và nhờ bác sĩ can thiệp vì liên tục triệu chứng đau đầu, lo âu, rối loạn giấc ngủ…

Chị N.M.H (28 tuổi, Hà Nội) đến khám với biểu hiện lo âu dài ngày, đau đầu, mất ngủ. Trước đó, bệnh nhân đi khám tại chuyên khoa khác đều không làm thuyên giảm tình trạng bệnh. Sau đó, chị H được giới thiệu sang khoa sức khỏe tâm thần để khám.

Trong quá trình khám và khai thác tiền sử bệnh nhân bác sĩ Chung phát hiện, nguyên nhân triệu chứng rối loạn bệnh nhân đang gặp phải đến từ người chồng. Theo chia sẻ của bệnh nhân, trong thời gian COVID-19 hai vợ chồng làm việc ở nhà. Chị H vừa làm việc, vừa chăm sóc cả gia đình, con nhỏ, trong khi chồng không những không giúp đỡ mà chỉ chơi game, thậm chí khi các con muốn chơi với bố, người bố này cũng đẩy con ra và cắm đầu vào game.

Suốt một thời gian, tuy công việc của chị H không quá bận rộn nhưng thường xuyên chứng kiến cảnh chồng chơi game, không giúp đỡ việc nhà, không trông con,… Từ đó chị trở nên căng thẳng, xuất hiện cơn đau đầu triền miên, thường xuyên mất ngủ, dễ bực tức cáu gắt, cảm thấy vô cùng áp lực, hay hồi hộp đánh trống ngực.

Theo tâm sự chị H với BS Chung, chị cảm thấy tủi thân khi chồng mải chơi game không quan tâm gia đình. Tất cả mọi công việc đều đổ dồn lên đôi vai người vợ.

COVID-19 ảnh hưởng tới nữ giới nhiều hơn nam giới

Trường hợp thứ 2, chị B.A.Th (26 tuổi) tới khám cũng có triệu chứng đau đầu nhiều điểm khác nhau. Chị Th chia sẻ sau khi sinh được 6 tháng, chị bắt đầu đi làm lại chưa được bao lâu thì dịch bệnh lại phải làm việc tại nhà.

Phụ nữ dễ gặp phải rối loạn tâm thần trong mùa dịch hơn nam giới
Phụ nữ dễ gặp phải rối loạn tâm thần trong mùa dịch hơn nam giới

Cũng giống chị H, ngoài công việc cơ quan chị Th. còn bị ảnh hưởng bởi việc chăm lo con nhỏ từ việc cho con bú, cho ăn, thay tã, lo cho con ngủ,… Vì thế, sau một thời gian ngắn, chị Th bắt đầu xuất hiện những cơn đau đầu ở nhiều vị trí và bị mất ngủ, chán nản, mệt mỏi, với tiền sử dạ dày chị có cảm giác trào ngược dịch thực quản.

“Bệnh nhân Th chia sẻ, thời điểm trước đây đến cơ quan làm việc thì không sao, khi phải làm ở nhà, trong lúc làm việc thì con quấy lại phải bỏ việc ra bế, dỗ con,… Vừa không hoàn thành được công việc, vừa bị áp lực, căng thẳng, mệt mỏi chồng chất” BS Chung chia sẻ.

Triệu chứng xuất hiện ngày càng nhiều và không thuyên giảm nên các bệnh nhân đến viện kiểm tra, tại đây, sau khi chụp chiếu, kiểm tra sọ não có kết quả bình thường.

“Khi tôi hỏi thăm tình hình gia đình, sức khỏe con cái, cháu có ăn được không, công việc ra sao?…Vừa dứt câu hỏi thì bệnh nhân òa khóc và cho rằng mình luôn suy nghĩ bản thân không đủ tốt với cơ quan, không tốt với con, luôn có suy nghĩ bi quan tiêu cực và bị rối loạn giấc ngủ dẫn tới mệt mỏi, muốn bỏ cuộc”, BS Chung chia sẻ.

Sau khi được BS Chung tư vấn và điều trị, bệnh nhân được lên thời khóa biểu hàng ngày hợp lý hơn, hai bệnh nhân cơ bản đã ổn định, triệu chứng thuyên giảm.

BS Chung cho biết, tại Việt Nam, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ tâm thần của người phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Vấn đề thường gặp nhất là rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm nhiều mức độ.

Để phòng chống rối loạn trầm cảm, BS Chung khuyên trong mùa dịch COVID-19, hai vợ chồng cần thấu hiểu, đồng cảm, thường xuyên nói chuyện với nhau. Ngoài ra, luôn có tinh thần san sẻ, giúp đỡ nhau trong công việc gia đình và cùng nhau giải quyết các vướng mắc trong cuộc sống.

Trường hợp các chị em phụ nữ có hoàn cảnh như hai bệnh nhân trên cần phải bình tĩnh, không nên suy nghĩ nhiều dẫn đến căng thẳng vợ chồng, từ đó gây vấn đề trầm trọng hơn.

Cần thư giãn tinh thần, tránh các suy nghĩ tiêu cực

Đồng thời, khi vừa gồng gánh việc gia đình, vừa làm việc trực tuyến, mọi người nên có một thời khóa biểu, giữ nhịp độ sinh hoạt hợp lý. Đặc biệt, hàng ngày nên dành một khoảng thời gian cho bản thân, ít nhất 30 phút để tập thể dục, ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày.

Khi gặp phải bất cứ vấn đề như rối loạn giấc ngủ, lo âu, đau đầu kéo dài,… cần phải đến các cơ sở y tế, đặc biệt các cơ sở có chuyên khoa Sức khỏe tâm thần để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, để duy trì sức khỏe sinh sản lành mạnh, chị em nên duy trì phương pháp tránh thai an toàn của mình như uống thuốc tránh thai hàng ngày New Choice, giúp cân bằng nội tiết tố, cải thiện tình trạng mụn trên da và an tâm quan hệ tình dục an toàn.

Tham khảo thêm bài viết: Mùa dịch COVID-19, các biện pháp thư giãn tinh thần nên thực hiện để tránh trầm cảm