Khi mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ có rất nhiều sự thay đổi, một trong số đó chính là làn da của mẹ. Da mẹ có thể xuất hiện nhiều vấn đề nhưng phổ biến nhất chính là tình trạng rạn da khi mang thai.
Vậy mẹ bầu mang thai tháng thứ mấy bắt đầu rạn da, làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng này? Những băn khoăn của mẹ sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Mẹ bầu mang thai tháng thứ mấy rạn da?
Mang thai tháng thứ mấy rạn da là thắc mắc chung nhiều mẹ bầu. Bởi lẽ theo thống kê, có đến 80% các chị em phụ nữ bị rạn da, sạm da, nám da khi mang thai nếu không cẩn thận chăm sóc sức khỏe làn da của mình. Thực tế, rạn da là kết quả của việc các lớp đàn hồi của da và collagen bị phá vỡ gây ra các triệu chứng như ngứa, nóng ran trên da và đôi khi là cảm giác khó chịu như bị kim chích nhẹ.
Tình trạng rạn da xảy ra khi trọng lượng của cơ thể mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của làn da, khi cơ thể mẹ tăng cân đột ngột do mang thai. Đa phần các vết rạn xuất hiện ở bụng, ngực, bắp đùi, mông và thậm chí còn xảy ra ở cánh tay. Màu sắc của vết rạn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, có người màu trắng, màu đỏ hoặc màu tím, sau chuyển dần sang màu xám, thậm chí là đen nếu không được chăm sóc kĩ sau sinh.
Với thắc mắc mẹ bầu mang thai tháng thứ mấy rạn da, thì không ai có thể đưa ra được câu trả lời chính xác. Vì tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng tăng cân của mẹ mà thời gian xuất hiện của các vết rạn là không giống nhau. Thông thường, rạn da có thể xảy ra bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, có đến 90% trường hợp mẹ bầu bị rạn da khi bước sang tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Khi tuổi thai càng lớn, cân nặng mẹ càng tăng nhanh thì các vết rạn sẽ càng lớn và nhiều hơn. Và đặc biệt, không phải mẹ bầu nào cũng sẽ bị rạn da khi mang thai, có những mẹ hầu như không xuất hiện vết rạn nào trong quá trình mang bầu. Tuy nhiên, đây là những trường hợp chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Nguyên nhân rạn da khi mang thai
Rạn da khi mang thai là hiện tượng thường gặp, tuy nhiên không phải bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp phải hiện tượng này. Khi bị rạn da, làn da mẹ hầu như không thể phục hồi 90% như ban đầu vì các sợi elastin và collagen đã bị đứt gãy và không thể hồi phục. Đặc biệt, khi mang thai ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ và mức độ rạn da cũng càng cao. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rạn da khi mang thai có thể kể đến như:
- Mẹ mang đa thai, bụng mẹ to hơn bình thường khiến da bụng phải giãn ra nhiều mới có thể tạo đủ không gian cho em bé thoải mái phát triển.
- Do sự thay đổi hoocmon trong cơ thể khi cơ thể mẹ bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ, lúc này thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra một lượng lớn hoocmon estrogen và progesterone. Các hoocmon này sẽ kích thích mạnh sự hình thành của các phân tử tiền hắc tố melanin khiến da mẹ hình thành nên các vết rạn có màu sẫm, ngoài ra cũng có nhiều mẹ xuất hiện thâm nám trên da cũng vì lý do này.
- Do cơ địa: Thực tế, tình trạng và mức độ rạn da của mẹ phụ thuộc phần lớn vào cơ địa, tức là những mẹ có cấu trúc da bền vững thì ít bị rạn da và ngược lại, hơn nữa tình trạng rạn da còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền.
- Do sự tăng cân quá nhanh của mẹ: Hẳn mẹ cũng biết, cấu tạo của da gồm 3 lớp là biểu bì, lớp bì và hạ bì. Do khi mang thai, trọng lượng cơ thể mẹ thường tăng nhanh chóng, dẫn đến da bị kéo giãn trong thời gian dài từ đó mất đi sự đàn hồi. Cân nặng lý tưởng để em bé phát triển tốt là từ 12 – 15kg trong cả thai kỳ, do đó, mẹ cần cố gắng kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải để vừa tránh rạn da vừa tốt cho em bé.
Phòng ngừa rạn da khi mang thai
Không phải mẹ bầu nào cũng có nguy cơ bị rạn da, thông thường, rạn da dễ xảy ra ở các đối tượng như:
- Mẹ bầu có mẹ hay chị em gái từng mang thai và đã bị rạn da
- Mẹ bầu mang thai khi tuổi còn quá nhỏ hoặc quá nhiều tuổi (dưới 20 và trên 35)
- Mẹ bầu đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì
Để phòng ngừa rạn da, mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân và lưu ý các vấn đề sau đây:
1. Chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa rạn da cho mẹ bầu. Bên cạnh việc chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là những chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, mẹ cũng nên tăng cường bổ sung vitamin A và vitamin C. Bạn hoàn toàn không cần dùng viên uống bổ sung vitamin tổng hợp, chỉ cần ăn nhiều thức ăn giàu vitamin A và C, trong đó, vitamin A có nhiều trong xoài, khoai lang, cà rốt, vitamin C có nhiều trong ổi, ớt chuông, cà chua… Chế độ ăn của mình ở giai đoạn mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé, do đó mẹ hãy thật thận trọng trong khâu ăn uống nhé.
2. Theo dõi trọng lượng cơ thể
Như đã đề cập, tình trạng tăng cân đột ngột trong quá trình mang thai là một trong những nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu bị rạn da. Do đó, tốt nhất mẹ nên theo dõi trọng lượng cơ thể, kiểm soát tình trạng tăng cân của mình. Tăng cân khi mang thai là cần thiết, nhưng tốt nhất mẹ cần tăng cân đều và lên một cách từ từ trong khoảng từ 12 – 15kg cho cả quá trình mang thai. Nếu có thể, hãy chọn luyện tập yoga hoặc các bài thể dục nhẹ nhàng cho mẹ bầu nếu bạn tăng cân quá mức để giữ cho cân nặng của mình ở mức ổn định.
3. Bổ sung nước
Nước rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cơ thể mẹ bầu vì nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bên cạnh việc chú ý chế độ ăn, mẹ cũng cần uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da và cung cấp nước ối cho em bé phát triển. Mẹ nên uống nước ấm, sữa tươi không đường, các loại nước ép trái cây, đến tháng thứ 5 thì có thể uống nước mía, nước dừa để hạn chế rạn da ở mức tối thiểu.
4. Chăm sóc da bằng nguyên liệu thiên nhiên
Có nhiều cách phòng ngừa rạn da bằng các nguyên liệu thiên nhiên thân thiện, an toàn với sức khỏe của mẹ và bé, có thể kể đến như:
- Dùng dầu ô liu: Dầu ô liu giàu vitamin E và các axit béo chuỗi trung bình, được đánh giá là có tác dụng rất tốt với sức khỏe làn da, có thể tăng độ đàn hồi, làm mềm da, hỗ trợ phòng ngừa rạn da cho mẹ bầu rất tốt. Mẹ có thể thoa đều dầu ô liu lên vùng da bụng, mông, đùi, cánh tay mỗi ngày vào 2 buổi sáng.
- Dùng dầu dừa: Dầu dừa giàu vitamin E, có tác dụng tăng cường độ co giãn của làn da, chống lão hóa, ngăn ngừa và hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai. Bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ có thể dùng dầu dừa thoa đều và massage ở các vị trí như bụng, ngực, mông, đùi, cánh tay ngày 2 lần sáng và tối
5. Dùng sản phẩm ngừa rạn da
Bên cạnh các biện pháp chăm sóc, ngăn ngừa rạn da từ nguyên liệu thiên nhiên, mẹ bầu cũng có thể sử dụng các loại kem ngừa rạn da an toàn cho sức khỏe mẹ bầu và không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như:
- Kem chống rạn da Palmer’s: Palmer’s là một trong những thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, chuyên sản xuất các sản phẩm cho mẹ và bé được đánh giá cao. Sản phẩm có thành phần chính là là vitamin E, bơ cacao, bơ hạt mỡ và dầu Argan giúp cấp ẩm, làm mềm da, dưỡng da.
- Dầu chống rạn da Bio Oil: Bio-Oil Multiuse Skincare Oil là sản phẩm được chứng minh lâm sàng về hiệu quả, được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho da nhạy cảm và phụ nữ mang thai. Thành phần chính của sản phẩm là dầu hương thảo, dầu Chamomile, tinh dầu oải hương, vitamin A, vitamin E… Sản phẩm được khuyên dùng từ tháng thứ 3 trở đi, mỗi ngày bôi 2 lần ở những vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc mẹ bầu mang thai tháng thứ mấy bị rạn da và các biện pháp phòng ngừa rạn da cho mẹ bầu. Mẹ nên nhớ rằng, sau khi rạn da rất khó để trở lại trạng thái ban đầu dù có nhờ đến công nghệ trị rạn da tiên tiến. Do đó, cách tốt nhất là mẹ nên phòng ngừa rạn da từ tháng thứ 3 để tránh các tổn thương cho da sau này.