Kinh nguyệt rối loạn là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ, nhất là những ai đang trong độ tuổi sinh sản. “Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt có thai không?” là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ khi mắc phải tình trạng này. Bài viết dưới đây chuyên gia của Golden Choice sẽ phần nào giúp chị em giải đáp thắc mắc của câu hỏi trên. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Trước hết chị em cần hiểu rõ về tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân rối loạn là từ đâu?….
Mục lục
Rối loạn kinh nguyệt ở nữ là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng mà nữ giới bị chảy máu từ tử cung ra bên ngoài âm đạo, chủ yếu là do lớp niêm mạc tử cung bị bong khi hiện tượng thụ thai không xảy ra. Nhưng đối với những người bị rối loạn kinh nguyệt thì sẽ gặp những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt như: kinh nguyệt không đều, tần số và lượng máu kinh ra ít/ nhiều hơn bình thường, màu sắc kinh ra bị thay đổi, đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh,….
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng là gì?
Nguyên nhân của tình trạng này
Tình trạng kinh nguyệt không đều đến từ 2 nguyên nhân chính đó là: do sinh lý và do bệnh lý.
Đối với nguyên nhân sinh lý
Nội tiết tố thay đổi
Nữ giới trong suốt thời kỳ sinh sản của mình sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn: có kinh, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh rồi đến thời kỳ mãn kinh. Thường ít có ai trong cả quá trình này đều ổn định chu kỳ kinh. Những sự thay đổi trong từng giai đoạn đi liền với sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
- Trong thời kỳ dậy thì, nữ giới mới bắt đầu có kinh và hầu hết kinh không đều do các cơ quan sinh sản vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Thường thì sẽ mất từ 2 – 3 năm để chu kỳ kinh đi vào quỹ đạo.
- Cho con bú là thời kỳ mà hormone prolactin chịu trách nhiệm bài tiết ra sữa mẹ. Nhưng hormone này sẽ làm ức chế buồng trứng, làm giảm hàm lượng nội tiết tố ở nữ và có thể gây vô kinh. Vì thế vòng kinh của nữ sẽ xuất hiện chậm hơn và cần một thời gian mới có thể ổn định được.
- Trước khi đến thời kỳ tiền mãn kinh nồng độ hormone nữ suy giảm mạnh, buồng trứng cũng kém hoạt động hơn, cơ thể lão hóa và chu kỳ kinh bị phá vỡ. Điều đó dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Chế độ ăn uống không đảm bảo
Nếu bạn đang có chế độ ăn uống thất thường, không đảm bảo chất dinh dưỡng thì cơ thể không đủ chất, trở nên mệt mỏi. Từ đó máu kinh ra ít hơn, khi đến kỳ kinh bạn còn dễ bị mệt mỏi, ngất xỉu do thiếu máu.
Tăng/ giảm cân bất thường
Việc tăng hay giảm cân một cách đột ngột cũng có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Bởi vì những biến động trong cân nặng của nữ giới có thể tác động đến tuyến yên, gây ra sự mất cân bằng hormone, khiến quá trình trứng rụng bị rối loạn.
Mệt mỏi, căng thẳng
Khi bị căng thẳng, mệt mỏi hay ốm trong nhiều ngày sẽ làm tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol – một hormone ảnh hưởng xấu đến quá trình sản các hormone nội tiết như estrogen và progesterone.
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
Sau khi quan hệ tình dục bạn không vệ sinh vùng kín đúng cách khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh, gây viêm nhiễm phụ khoa. Hoặc khi đến tháng bạn cũng không thay băng vệ sinh thường xuyên, gây ngứa ngáy, nổi mẩn,… Vi khuẩn sẽ lan rộng vào khu vực sâu bên trong, cũng có thể tác động đến quá trình trứng rụng,…
Tập luyện thể dục quá sức
Tập luyện thể dục quá mức làm năng lượng bị tiêu hao nhanh chóng. Năng lượng không đủ cung cấp cho cơ thể có thể gây ra tình trạng vô kinh thứ phát.
Tác dụng phụ của thuốc
Thuốc tránh thai có tác dụng phụ là làm nội tiết tố nữ thay đổi. Hoặc thuốc kháng sinh liều cao, dài ngày cũng làm kinh nguyệt bị rối loạn.
Nguyên nhân do bệnh lý
Nữ giới mắc các bệnh lý như rối loạn tuyến giáp, đa nang buồng trứng hoặc suy buồng trứng sớm,… là nguyên nhân gây nên kinh nguyệt không đều. Hoặc nhiều trường hợp bị nhiễm khuẩn sau sinh, nạo phá thai hay viêm nội mạc tử cung cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
Vậy rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không?
Chị em phụ nữ đang mong muốn có con mà mắc chứng rối loạn kinh nguyệt rất lo lắng không biết rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không? Theo như các bác sĩ sản khoa thì phụ nữ mắc chứng rối loạn kinh nguyệt vẫn có thể có thai, nhưng tỉ lệ thụ thai rất thấp, thường đều bị hiếm muộn, thậm chí là vô sinh.
Giải thích lý do thì các chuyên ra cho rằng, kinh nguyệt không đều khiến chị em khó xác định được thời điểm rụng trứng để quan hệ tình dục. Việc thụ thai lúc này cũng khó khăn hơn khi kinh nguyệt đều rất nhiều.
Hơn nữa rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa như đa nang, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,… Đây đều là những căn bệnh cản trở quá trình mang thai ở nữ giới, nếu không điều trị kịp thời có thể gây vô sinh.
Vì thế nếu đang muốn có con nhưng kinh nguyệt không đều, chị em nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và tư vấn một cách tốt nhất. Có thể sẽ mất một thời gian để điều trị cho chu kỳ kinh đều trở lại nhưng điều đó sẽ giúp việc thụ thai dễ dàng hơn.
Lời kết
Bài viết trên đây là những thông tin để trả lời cho câu hỏi “Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không?”. Hy vọng chị em đã tìm được câu trả lời thỏa đáng cũng như hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn kinh nguyệt này.