Hiểu đúng về rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Khi tới giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể của người phụ nữ sẽ có nhiều sự thay đổi diễn ra do sự mất cân bằng hormone estrogen, trong đó, rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng rất phổ biến. Điều này khiến cho chị em phụ nữ bị ảnh hưởng rất nhiều, rối loạn kinh nguyệt làm sinh hoạt bị đảo lộn, gây nên nhiều bất tiện. Vậy thế nào được gọi là rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh và có cách nào điều trị không?

Tìm hiểu về chứng rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn tiền mãn kinh

Trước khi phụ nữ chính thước bước vào giai đoạn mãn kinh thì họ sẽ trải qua  tiền mãn kinh, khoảng thời gian này thường diễn ra trong khoảng 2 – 5 năm.

Lúc này, nồng độ các hormone sinh dục nữ bắt đầu sụt giảm dần nhưng 2 loại hormone LH và FSH (vai trò điều hòa, kích thích chức năng, hoạt động của buồng trứng) là lại tăng lên và gây ra nhiều rối loạn, trong số đó có rối loạn kinh nguyệt.

Cụ thể, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thường ít hơn so với kỳ kinh bình thường, lượng máu kinh có thể ít hơn hoặc nhiều hơn. Đồng thời,l chị em còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: mất ngủ, giảm ham muốn tình dục, khô hạn, bốc hỏa, loãng xương… Tất cả những rắc rối này đều làm cho chị em phụ nữ cảm thấy khó chịu, sức khỏe và sinh hoạt bị ảnh hưởng.

kinh-nguyet-khong-deu-co-thai-khong
Chị em phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh thường bị rối loạn kinh nguyệt

Tuy nhiên chị em cũng không cần quá lo lắng, các chuyên gia cho biết đây là một hiện tượng sinh lý bình thường, để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của nó thì chúng ta có thể tìm hiểu về các biện pháp xử lý, khắc phục phù hợp với thể trạng của từng người.

Theo số liệu thống kê tư một số nghiên cứu nhóm phụ nữ 42 – 52 tuổi: có hơn 90% trong số đó hành kinh nhiều hơn 10 ngày, 78% bị ra máu kinh nhiều hơn so với mức bình thường (80ml/chu kỳ).

Nếu rối loạn kinh nguyệt quá lâu, phụ nữ bị mất máu kéo dài sẽ làm giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng, thiếu máu gây suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi.

Các bác sĩ khuyến cáo chị em nếu bị rong kinh kéo dài nhiều tháng và có đi kèm các dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục thì nên tới bệnh viện để được kiểm tra và thăm khám cũng như nghe tư vấn của bác sĩ về cách điều trị.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có dấu hiệu thế nào?

Các triệu chứng cho thấy bạn bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh thường không khó để nhận biết. Ví dụ như:

  • Kỳ kinh xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn so với bình thường.
  • Số ngày hành kinh có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, ví dụ như ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 10 ngày.
  • Lượng máu trong mỗi kỳ kinh nhiều hơn so với mức bình thường (80ml/chu kỳ kinh) và có xu hướng ra nhiều hơn vào ban đêm. Do đó, chị em thường bị mất ngủ, rất mệt mỏi.
  • Mỗi kỳ kinh thường xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: đau lưng, đau nhức cơ thể, đau bụng dưới…

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên những rối loạn về kinh nguyệt trong giai đoạn tiền mãn kinh của chị em phụ nữ. Trong đó, những nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý được xếp vào nhóm thực thể, nhóm cơ năng là do những nguyên nhân xuất phát từ quá trình thay đổi nội tiết tố.

Yếu tố tuổi tác, rối loạn nội tiết tố gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Khi nữ giới bắt đầu bước vào độ tuổi tiền mãn kinh thì sẽ có nhiều sự thay đổi ở hệ nội tiết mà nguyên nhân là do buồng trứng và tuyến yên suy giảm hoạt động, chức năng.

Lúc này hormone estrogen và progesterone giảm sút nên dẫn tới những bất thường trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ.

Những thói quen không lành mạnh gây rối loạn kinh nguyệt

Thực tế cho thấy độ tuổi tiền mãn kinh ở chị em phụ nữ ngày nay đang có xu hướng trẻ hoá. Nếu như trước kia khoảng 45 tuổi là ngưỡng tiền mãn kinh thì ngày càng có nhiều phụ nữ mới 40 tuổi đã có những dấu hiệu của tiền mãn kinh và đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân được xác định bao gồm các thói quen sinh hoạt chưa được khoa học và lành mạnh của chị em như: kiêng khem quá mức, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, thức khuya, ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, sử dụng nhiều loại hóa mỹ phẩm có hại cho sức khỏe…

Tất cả những điều này đều ảnh hưởng tới hệ nội tiết, cơ thể nhanh lão hoá, cơ quan sinh dục bị giảm chức năng của nó và gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Bệnh phụ khoa – nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh

Giai đoạn tiền mãn kinh với những sự thay đổi của hệ nội tiết khiến cho nữ giới có nguy cơ cao mắc bệnh lý về phụ khoa hơn, cụ thể như: viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung suy buồng trứng…

u-xo-tu-cung-1
Nữ giới tuổi tiền mãn kinh dễ mắc bệnh phụ khoa – đây là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Đặc điểm chung của những loại bệnh này là bên cạnh gây ảnh hưởng hệ nội tiết thì còn làm các cơ quan sinh dục bị cản trở chức năng vốn có của nó, gây rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh nguyên nhân do bệnh ung thư cơ quan sinh sản

Một số bệnh lý về ung thư ở cơ quan sinh sản mà chị em thường gặp phải ở độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh bao gồm: ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư niêm mạc tử cung. Những bệnh này làm các cơ quan sinh sản bị ảnh hưởng về chức năng, gây xuất huyết tử cung, ra máu bất thường và rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh do các yếu tố khác gây nên

Chị em phụ nữ cũng có thể bị rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn tiền mãn kinh do một số nguyên nhân khác như: sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, sử dụng thuốc kháng sinh, bệnh nhân bị rối loạn đông máu…

Vậy bị rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh có nguy hiểm tới sức khỏe hay không?

Như đã nói trước đó, rối loạn kinh nguyệt trong giai đoạn tiền mãn kinh là một trong những thay đổi về sinh lý tự nhiên của cơ thể nên chị em không cần quá lo lắng, nó không nguy hiểm gì đối với tính mạng của chị em. Thường thì chị em chỉ bị viêm nhiễm phụ khoa, thiếu máu, cơ thể mệt mỏi và bị lãnh cảm quan hệ tình dục.

Tuy nhiên cũng cần cảnh giác khi chị em bị rối loạn kinh nguyệt có kèm một số triệu chứng bất thường, nếu không được cải thiện sớm thì có thể nguy hiểm đối với sức khỏe. Lý do là vì nó rất có thể là biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng,u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… Những bệnh lý này đe dọa nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng của chị em.

Vì vậy, chị em phụ nữ nên có thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh từ sớm, hạn chế những nguy hiểm mà các căn bệnh này mang lại.

Có những phương pháp nào điều trị rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh?

Bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gâyrối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh trong từng trường hợp cụ thể bằng việc thăm khám và thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng cần thiết. Từ đó mới tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho chị em.

Với các trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt không do bệnh lý, bác sĩ  thường chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc bổ sung sắt: nhằm giúp hạn chế tình trạng thiếu máu do rong kinh.
  • Thuốc tránh thai: nhằm giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thuốc giảm đau Ibuprofen: nhằm giúp hạn chế những cơn đau trong thời kỳ kinh.
  • Liệu pháp hormone tổng hợp: nhằm bổ sung nội tiết.
  • Thuốc ngăn ngừa máu đông và chống tiêu sợi huyết.

Còn với những chị em bị rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi tiền mãn kinh do nguyên nhân là mắc các bệnh lý phụ khoa, bác sĩ thường chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa để cải thiện bệnh.

  • Phẫu thuật: loại bỏ niêm mạc tử cung để làm giảm sự mất máu do rong kinh.
  • Loại bỏ các khối u xơ, polyp xuất hiện bất thường tại buồng tử cung bằng phương pháp nội soi.
  • Trong trường hợp máu kinh ra nhiều, tiến hành cắt, loại bỏ một phần hoặc toàn phần nội mạc tử cung.
  • Đối với những trường hợp ung thư tử cung, không còn nhu cầu sinh nở, u xơ phức tạp thì có thể xem xét cắt hoàn toàn tử cung.
rong-kinh-rong-huyet
Phẫu thuật can thiệp có thể được chỉ định để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh

Qua đây có thể thấy được rằng, rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường, mặc dù đa phần đều không nguy hiểm tới tính mạng của chị em nhưng nó cũng cần được đánh giá đúng mức. Theo đó, chị em nên có biện pháp khắc phục, cải thiện để không bị ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe.