Sau sinh bị rong kinh có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục?

Rối loạn nội tiết tố là tình trạng chị em phụ nữ sau sinh thường gặp phải, nó chính là nguyên nhân gây nên những bất thường ở sức khoẻ như: thay đổi cân nặng, tâm lý, rối loạn kinh nguyệt. Trong đó, các trường hợp phụ nữ sau sinh bị rong kinh là rất phổ biến. Vậy thực tế tình trạng rong kinh này có thể khắc phục được hay không?

Phụ nữ bị rong kinh sau sinh có biểu hiện gì?

rong-kinh-sau-sinh-mo

Rong kinh sau sinh là tình trạng khá phổ biến và nó có những biểu hiện khá rõ ràng. Trước hết, bạn cần biết rằng khoảng 6 tháng sau khi ỡ cữ thì chị em sẽ có kinh trở lại.

Tuy nhiên, quá trình mang thai và sinh con khiến cho nội tiết tố, hormone sinh dục bị mất cân bằng và gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt, thường gặp nhất chính là tình trạng rong kinh.

Lúc này, chị em thường bị ra nhiều màu kinh hơn so với mức bình thường (80ml/chu kỳ), thời gian hành kinh bất ổn vì dài hơn 10 ngày và ít hơn 3 ngày. Những bất thường này khiến cho chị em bị thiếu máu nặng, choáng váng và mệt mỏi, cơ thể mới sinh song nên cũng chưa hoàn toàn bình phục.

kinh-nguyet
Sau khi sinh nở chị em phụ nữ thường bị rong kinh do hệ nội tiết tố, buồng trứng, tử cung thay đổi về chức năng hoạt động

Kinh nguyệt thường có xu hướng ra nhiều hơn vào ban đêm, máu kinh vón cục, có thể đi kèm những cơn đau bụng dưới khiến cho sinh hoạt hàng ngày của chị em bị ảnh hưởng lớn.

Đâu là những nguyên nhân dẫn đến rong kinh ở phụ nữ sau sinh?

Hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ chính là 2 yếu tố đóng vai trò chi phối tới lớp niêm mạc tử cung, khiến nó dày lên và khi chúng bong ra thì tử cung sẽ co bóp để đẩy máu này ra ngoài, gọi là máu kinh.

Nếu như hệ nội tiết bị mất cân bằng, 2 loại hormone kể trên sẽ làm cho lớp niêm mạc quá dày, lượng máu kinh bị đẩy ra ngoài cũng vì thế mà nhiều hơn ở mỗi kỳ kinh nguyệt. Đồng thời, quá trình này cũng sẽ kéo dài hơn 10 ngày và được gọi là rong kinh.

Phụ nữ sau sinh bị rong kinh do rối loạn nội tiết tố

Lượng hormone progesterone, estrogen được cơ thể sản xuất nhiều ở giai đoạn mang thai, sau khi em bé chào đời thì các loại hormone này bị sụt giảm đột ngột gây nên sự rối loạn tạm thời.

Lúc này, hormone Oxytocin được sản sinh để thay thế và nếu như tinh thần lẫn thể lực của người mẹ không được chăm sóc kỹ càng thì quá trình rối loạn hormone này càng kéo dài làm cho chu kỳ kinh nguyệt bất ổn.

Hoạt động của buồng trứng bất ổn gây rong kinh

Buồng trứng của nữ giới sẽ không hoạt động khi họ mang thai, sau khi sinh thì cơ quan này bắt đầu hoạt động trở lại và chu kỳ kinh nguyệt cũng vì thế mà có sự thay đổi. Tuy nhiên, trứng rụng ổn định và có thể gây nên tình trạng rong kinh.

Chị em sau sinh bị rong kinh do nguyên nhân bệnh phụ khoa

Bệnh phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề về sinh lý cho nữ giới, đặc biệt phải kể đến tình trạng rong kinh. Trường hợp này không chỉ gặp ở nữ giới sau sinh mà ngay cả những chị em bình thường.

Tử cung và âm đạo của chị em sau khi trải qua sinh nở sẽ có nhiều thay đổi, bị tổn thương nên nếu không chăm sóc, vệ sinh đúng cách có thể gây bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung… Tất cả những bệnh lý này đều có thể biểu hiện bằng chứng rong kinh.

Lạm dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp gây nên chứng rong kinh

Để tránh mang thai ngoài ý muốn ngay sau khi vừa sinh nở, nhiều chị em chọn lựa phương pháp dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho chị em bị rong kinh sau sinh.

Điểm danh một vài biểu hiện của rong kinh sau sinh

Sau sinh bị rong kinh sẽ có một số biểu hiện rất dễ nhận biết như sau:

  • Thời gian hành kinh nhiều hơn 7 ngày, thậm chí là nhiều hơn 10 ngày và lượng máu kinh của mỗi chu kỳ nhiều hơn so với mức bình thường (80ml/chu kỳ)
  • Kinh nguyệt rối loạn ở các chu kỳ sau đó, máu kinh ra nhiều.
  • Máu kinh có xu hướng ra nhiều hơn vào ban đêm, bị vón cục.
  • Số lần thay băng vệ sinh nhiều hơn so với bình thường.
  • Cơ thể xanh xao, mệt mỏi và uể oải.
  • Tình trạng rong kinh kéo dài khiến chị em bị thiếu máu, mất ngủ, kém tập trung, giảm trí nhớ, chán ăn…

Sản phụ bị rong kinh sau sinh có nguy hiểm không?

Tình trạng rong kinh kéo dài không chỉ thể hiện sự bất thường về sinh lý của nữ giới mà có còn mang theo nhiều vấn đề nguy hiểm với sức khoẻ như:

  • Thiếu máu kéo dài gây chóng mặt, choáng váng, thậm chí là ngất xỉu.
  • Máu kinh ra nhiều khiến cho vi khuẩn tại vùng kín sinh sôi và dễ gây viêm nhiễm, nguy cơ cao mắc bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng…
  • Rong kinh cũng có thể là triệu chứng phản ánh một số bệnh lý phụ khoa khác hoặc tử cung đang có vấn đề bất thường như: ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng…
rong-kinh-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-chua-benh-hieu-qua
Rong kinh kéo dài sau sinh có thể là dấu hiệu cho thấy chị em mắc một số bệnh phụ khoa nguy hiểm

Do đó, chị em bị rong kinh sau sinh cần được chẩn đoán và điều trị rong kinh kịp thời để tránh gây ra những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em, đặc biệt là ở những lần mang thai sau này.

Chẩn đoán và điều trị rong kinh sau sinh diễn ra như thế nào?

Chị em bị rong kinh thường được xếp vào 2 dạng bao gồm: rong kinh cơ năng (nguyên nhân từ i nội tiết tố, sinh hoạt, chế độ ăn uống) và rong kinh thực thể (nguyên nhân từ bệnh lý, tổn thương tại tử cung hoặc buồng trứng).

Và để xác định được mình bị rong kinh thuộc loại nào thì chị em phải tới bệnh viện để được làm kiểm tra và chẩn đoán bằng 1 số biện pháp như:

  • Siêu âm các cơ quan: tử cung, buồng trứng và phần phụ.
  • Chẩn đoán ung thư cổ tử cung, phết tế bào.
  • Soi ổ bụng.
  • Làm sinh thiết phần nội mạc tử cung.
  • Soi tử cung, chụp X-Quang tử cung.

Sau khi xác định được chính xác nguyên nhân, tình trạng và tính chất của trường hợp rong kinh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân như:

  • Đối với trường hợp bị rong kinh cơ năng: Bệnh nhân cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Có thể kết hợp với sử dụng một số loại thuốc cân bằng nội tiết để góp phần ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
  • Đối với trường hợp bị rong kinh thực thể: Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý, mức độ nặng nhẹ cũng như các yếu tố liên quan tới cơ địa, thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc phương pháp phẫu thuật mổ mở, mổ nội soi…
bac-si-tu-van-sau-sinh-rong-kinh-co-sao-khong
Để có biện pháp điều trị rong kinh sau sinh thì bệnh nhân cần được làm các xét nghiệm cần thiết

Sau khi “vượt cạn”,  muốn cho cơ thể nhanh hồi phục và hạn chế nguy cơ bị sau sinh bị rong kinh, chị em cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách và đảm bảo khoa học.
  • Tránh quan hệ tình dục khi đang bị rong kinh sau sinh.
  • Nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu chất Sắt trong bữa ăn hàng ngày giúp cải thiện chứng thiếu máu, thiếu Sắt để giúp cơ thể nhanh hồi phục.
  • Cần chú ý lên kế hoạch và thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc cân bằng, điều độ và đảm bảo giờ giấc.
  • Cố gắng giữ cho tâm lý thoải mái, lạc quan, không để đầu óc suy nghĩ tiêu cực.

Sau khi sinh nếu chị em nhận thấy bất cứ vấn đề nào rối loạn kinh nguyệt nào, đặc biệt là rong kinh kéo dài thì chị em nên tới bệnh viện để được thăm khám và có hướng cải thiện, không nên chủ quan.

Trên đây chính là những thông tin về vấn đề sau sinh bị rong kinh, hi vọng những chia sẻ này sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm trong việc phòng ngừa cũng như cách xử trí khi gặp phải trường hợp này.