Những điều cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng nhưng không phải ai cũng giống ai.

Những vấn đề về sức khỏe sinh sản, giới tính của nữ giới là điều rất quan trọng và cần thiết. Chị em hãy cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích với Sức khỏe phụ nữ để trang bị cho mình kiến thức tốt nhất giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Cô nàng nguyệt sanChu kỳ kinh nguyệt có rất nhiều điều bí ẩn.

Bạn có thể rất quan tâm về chu kỳ kinh nguyệt của mình. Và bạn biết vòng kinh của mình bao nhiêu ngày, bị khoảng mấy ngày thì hết, máu kinh thường nhiều hay ít… Tuy nhiên, đó chỉ là vẻ bề ngoài của chu kỳ kinh nguyệt “thần thánh” này. Hãy mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng những thông tin dưới đây.

Chu kỳ kinh nguyệt

Độ dài chu kỳ của mỗi phụ nữ sẽ khác nhau: độ dài chu kỳ phổ biến nhất là từ 23 đến khoảng 35 ngày. Giai đoạn cơ thể trước khi rụng trứng được gọi là giai đoạn nang trứng. Sau đó là giai đoạn rụng trứng kéo dài 3 đến 5 ngày. Sau cùng, khi trứng được giải phóng khỏi buồng trứng sẽ là giai đoạn hoàng thể.

chu-ky-kinh-nguyet

Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau và có thể thay đổi dựa trên nhiều yếu tố

Ngày chị em bắt đầu xuất hiện “đèn đỏ” chính là ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt (ngày thứ nhất). Thời gian “đèn đỏ” thường kéo dài sau đó khoảng 3 – 5 ngày. Một số chị em sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh. Điều này là do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến tử cung của bạn phải co bóp liên tục để đẩy lớp màng (do trứng của chu kỳ trước không được thụ tinh) ra khỏi cơ thể.

Sự thay đổi hormone trong suốt chu kỳ: Vào lúc bắt đầu của chu kỳ, hormone kích thích nang trứng (còn gọi là FSH) sẽ được sản xuất bởi tuyến yên trong não của bạn. Đây là loại nội tiết tố chính liên quan đến kích thích buồng trứng để sản xuất và nuôi dưỡng trứng trưởng thành. Thời điểm này, trong buồng trứng còn có các nang (là các khoang chứa đầy chất lỏng), mỗi nang có chứa một quả trứng chưa phát triển. Các FSH kích thích một số nang trứng phát triển.

Trong ngày đèn đỏ, cơ thể cũng bắt đầu sản xuất các hormone estrogen. Nồng hộ hormone estrogen sẽ ở mức thấp nhất vào ngày đầu tiên của kỳ kinh. Sau đó, nó bắt đầu tăng lên khi các nang trứng phát triển.

Chu kỳ rụng trứng  

Nồng độ hormone estrogen trong cơ thể tăng lên cao nhất:

Sẽ giúp nang trứng trưởng thành vỡ và giải phóng trứng ra khỏi buồng trứng, sau đó đi vào ống dẫn trứng. Quá trình này được gọi là rụng trứng.

Ngày rụng trứng không giống nhau giữa các chu kỳ

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ rụng trứng vào ngày thứ 14 của chu kỳ, nhưng con số 14 chỉ là con số trung bình mang ý nghĩa tượng trưng. Và hầu hết phụ nữ sẽ thực sự rụng trứng vào một ngày khác nhau ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Ngày rụng trứng của bạn sẽ thay đổi có thể do lối sống, thức ăn, chế độ làm việc, tâm trạng hoặc thuốc men mà bạn đã uống… Một số phụ nữ thậm chí có thể cảm thấy sự căng tức ở bụng trái hoặc phải khi rụng trứng, nhưng đa phần, chị em không cảm thấy gì trong giai đoạn này.

– Nhận biết thời điểm rụng trứng:

Thường là sẽ có một nang phát triển lớn nhất gọi là trứng trưởng thành. Đồng thời, trong quá trình trứng trưởng thành, hormone estrogen sẽ tăng lên làm dày các lớp niêm mạc tử cung của bạn với đầy đủ các chất dinh dưỡng và máu. Đây sẽ là nơi nuôi dưỡng bào thai nếu trứng được thụ tinh với tinh trùng. Tăng nồng độ estrogen cũng liên quan đến việc cơ thể chị em sẽ “sản xuất” được nhiều chất nhầy hơn để tiếp nhận tinh trùng và tạo điều kiện cho nó tiến gần tới trứng.

Bạn có thể nhận thầy được chất nhầy ở cổ tử cung vì nó chính là dịch tiết âm đạo trong và dính như lòng trắng trứng thường xuất hiện vào khoảng giữa chu kỳ. Tinh trùng có thể “bơi” dễ dàng đến trứng thông qua chất nhầy này.

Thời gian thụ tinh của trứng và tinh trùng: 

Khi trứng đã rụng, nó sẽ di chuyển từ buồng trứng xuống ống dẫn trứng, tại đây, nó sẽ chờ đợi những “chiến binh” dũng cảm đang trên đường đến “giải cứu” mình. Trứng có thể tồn tại ở môi trường này khoảng 24 giờ. Tinh trùng thì lâu hơn, có thể sống từ 3 đến 5 ngày trong tử cung của chị em. Vì vậy, nếu bạn đang muốn có bầu, hãy quan hệ quanh ngày rụng trứng để tăng cơ hội thụ thai.

thu-thai

Kể cả khi trứng và tinh trùng có được thụ tinh hay không bạn vẫn cảm thấy đau ngực, đầy bụng, căng thẳng, trầm cảm và dễ bị kích thích…

Dấu hiệu sau khi trứng thụ tinh: Ngay sau khi bạn rụng trứng, nang bắt đầu sản xuất hormone khác: mang tên progesterone. Loại hormone này làm dày thêm các lớp niêm mạc tử cung của bạn để chuẩn bị cho quá trình phát triển khi trứng đã thụ tinh. Cũng thời điểm đó, các nang trống không có noãn trong buồng trứng bắt đầu co lại. Cùng lúc sản xuất progesterone, cơ thể cũng bắt đầu để sản xuất estrogen.

Chính vì thế, bạn vẫn có thể cảm thấy các dấu hiệu thường có trước kỳ kinh nguyệt như đau ngực, đầy bụng, căng thẳng, trầm cảm và dễ bị kích thích… kể cả khi trứng đã thụ tinh với tinh trùng.

Chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo … 

Sau khi trứng rụng, nếu không được thụ tinh với tinh trùng, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ giảm mạnh. Vì không có 2 loại hormone này để duy trì niêm mạc tử cung đã dày lên trước đó nên nó sẽ bị phá vỡ và bong ra bằng việc chảy máu. Đây được coi là sự khởi đầu của chu kỳ mới và cơ thể lại bắt đầu làm những việc như đã làm ở chu kỳ trước.

Nếu trứng đã được thụ tinh, nó sẽ được làm tổ để được nuôi dưỡng và phát triển ở lớp niêm mạc tử cung đã dày lên trước đó. Điều này thường xảy ra khoảng một tuần sau khi thụ tinh.

Ngay sau khi trứng thụ tinh đã được làm tổ thành công, cơ thể bạn bắt đầu sản xuất các hormone mang thai, mang tên Human Chorionic gonadotrophin (hCG). Bên cạnh đó, cơ thể vẫn tiếp tục sản xuất các hormone estrogen và progesterone để ngăn chặn niêm mạc tử cung bị mỏng đi, cho đến khi nhau thai (trong đó có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để nuôi dưỡng bào thai) đủ trưởng thành để duy trì thai kỳ.

Hương Giang (Theo UK)