Sản phụ tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Hạn chế nguy cơ như thế nào?

Tắc tia sữa và áp xe vú là 2 vấn đề phổ biến mà sản phụ dễ gặp phải nhất sau khi sinh.  Nếu không được điều trị hiệu quả, chứng tắc tia sữa sẽ dẫn tới áp xe vú. Vậy tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe và có thể phòng ngừa bằng cách nào?

Tắc tia sữa – nỗi ám ảnh của đông đảo sản phụ sau sinh

tac-tia-sua-sau-sinh
Tắc tia sữa sau sinh là nỗi ám ảnh rất lớn với chị em

Tình trạng tắc tia sữa chính là một trong những vấn đề khiến các mẹ bỉm cảm thấy mệt mỏi. Sự thay đổi của các hormone estrogen, progesterone, oxytocin và prolactin trong quá trình mang thai kích thích cơ thể sản xuất ra sữa.

Tuy nhiên, nếu lượng sữa mà bé bú không hết sẽ đọng lại trong ống dẫn sữa. Và nếu lượng sữa này không được hút ra ngoài thì sẽ gây tắc tia sữa. Điều đáng nói là không phải mẹ sau sinh nào cũng có kinh nghiệm trong việc này nên nguy cơ cao bị tắc tia sữa.

Khi bị tắc tia sữa, mặc dù bầu ngực căng sữa nhưng bé bú mút thì không có sữa hoặc có với một lượng rất ít.  Một số dấu hiệu cho thấy mẹ bị tắc tia sữa như:

  • Bầu vú có cảm giác căng đau, khi sờ thì thấy có những cục cứng.
  • Mặc dù bầu vú căng cứng và đau nhức nhưng sữa không được tiết ra nhiều.
  • Các ống dẫn sữa bị viêm, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể nên gây tình trạng sốt nóng.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa? Có thể liệt kê một số lý do gây tắc tia sữa như sau:

  • Những mẹ mới sinh con lần đầu, mẹ mới sinh con, sữa chưa về đều và tự nhiên.
  • Lượng sữa thừa lại sau mỗi lần cho bé bú sẽ tồn đọng trong ống sữa làm giảm chất lượng sữa và khiến bé bú sữa khó khăn hơn.
  • Bầu ngực chịu áp lực lớn sau khi sinh.
  • Bé ngậm quầng vú sai khớp khiến thao tác bú mút gặp khó khăn, sữa đọng lại nhiều, làm tắc tia sữa.
  • Mẹ không có thói quen hút sữa, các nang sữa và ống dẫn sữa còn nhiều sữa tồn đọng.
  • Mẹ cho bé bú không theo cữ, không thường xuyên làm ống dẫn sữa bị tắc.
  • Người mẹ bị mệt mỏi, căng thẳng sẽ làm ức chế hormone Oxytocin – (có vai trò kích thích quá trình tiết sữa).

Áp xe vú – Biến chứng nặng nề do bị tắc tia sữa kéo dài

Nếu bị tắc tia sữa kéo dài có thể gây sưng viêm, mưng mủ, chảy máu và có hạch, nghiêm trọng nhất chính là bị áp xe vú. Tình trạng sưng, viêm và tấy đỏ chính là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất khi bị áp xe.

Nếu sản phụ bị áp xe vú không được điều trị kịp thời có thể gây hoại tử vú, các nang cũng như tuyến vú mất khả năng tiết sữa, nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng máu.

Tắc tia sữa lâu ngày không được khắc phục, khiến khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus tấn công rồi tạo thành áp xe vú với những giai đoạn sau đây:

Giai đoạn khởi phát

Lúc này, người mẹ sẽ có những triệu chứng như: sốt, mất ngủ, mệt mỏi, đau tức tại tuyến vú. Các biểu hiện rõ ràng và nghiêm trọng hơn, vùng da bên ngoài ổ áp xe nóng đỏ và phù nề.

Giai đoạn các ổ áp xe phát triển nghiêm trọng

Mẹ bắt đầu bị mệt mỏi, mất ngủ và sốt cao, vùng vú bị áp xe sưng to, có thể xuất hiện hạch ở vùng nách.

Đối với những ổ áp xe thông với ống sữa thì núm vú sẽ bị chảy mủ, điều này làm ảnh hưởng tới chất lượng sữa khi bé bú sữa mẹ.

tac-tia-sua-bao-lau-thi-bi-ap-xe
Nếu bị tắc tia sữa 5 – 6 ngày và không được cải thiện thì sẽ tiến triển thành áp xe vú

Nếu như chứng áp xe vú không được khắc phục kịp thời thì có thể chuyển thành nhiều biến chứng nghiêm trọng như: viêm xơ, viêm mủ tuyến vú.

Nếu bị tắc tia sữa sau bao lâu thì chuyển thành áp xe vú?

Nhiều chị em đều biết rằng tắc tia sữa lâu ngày không được khắc phục sẽ bị áp xe vú. Thế nhưng sau bao lâu thì chuyển từ tắc tia sữa thành áp xe vú?

Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?

Thông thường, bị tắc tia sữa sau một tuần sẽ chuyển thành áp xe vú. và trước đó khoảng 5 – 6 ngày, người mẹ sẽ có triệu chứng là bị sốt cao. Sau đó là đau, sưng, phù nề và có lẫn máu cũng như mủ trong sữa.

Cũng chính khoảng thời gian này là lúc chị em thích hợp nhất để điều trị chứng viêm tắc tia sữa, phòng ngừa biến chứng áp xe vú. Thêm vào đó, trị áp xe sẽ khó khăn và gặp nhiều trở ngại hơn.

Có thể làm giảm nguy cơ áp xe vú bằng cách nào?

Để hạn chế nguy cơ phát triển thành các ổ áp xe, khi bị tắc tia sữa thì mẹ cần chú ý một số điều sau đây:

  • Kích thích các nang sữa, ống dẫn sữa lưu thông dễ dàng hơn bằng cách massage và chườm ấm cho bầu ngực.
  • Hút nốt lượng sữa thừa trong bầu vú còn lại sau khi cho bé bú xong.
  • Tránh để đầu vú bị tổn thương bằng cách cho bé bú đúng tư thế.
cach-chua-ap-xe-vu
Cho bé đúng tư thế giúp cho thao tác bú mút không còn gặp khó khăn, sữa không đọng lại nhiều nhờ vậy có thể tránh tắc tia sữa
  • Trước và sau khi con bú cần chú ý làm vệ sinh núm vú sạch sẽ.
  • Giảm ức chế sản sinh hormone prolactin tăng tiết sữa cho con bú bằng cách giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, không căng thẳng, áp lực.
  • Chọn lựa cơ sở y tế có điều kiện hiện đại và đảm bảo chất lượng làm nơi sinh nở.

Trên đây chính là những thông tin về chứng tắc tia sữa cũng như những biến chứng áp xe vú mà bạn sẽ gặp phải. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ này đã giúp chị em có cái nhìn toàn diện về chứng tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú sau sinh cũng như đã có câu trả lời cho câu hỏi “tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe”. Ngoài ra các thông tin này sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm trong việc cho con bú, xử lý khi bị tắc tia sữa sau sinh.

Nếu còn những băn khoăn cần giải đáp xoay quanh vấn đề này hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận phía cuối bài viết, các chuyên gia của chúng tôi sẽ trả lời ngay sau khi nhận được câu hỏi nhé.