Tăng cân khi mang thai: chỉ số nào hợp lý

Việc thai phụ tăng cân là rất cần thiết cho thai phụ và cả thai nhi trong quá trình mang thai. Vậy tăng bao nhiêu cân là hợp lý để đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Cùng New Choice tìm hiểu trong bài viết sau.

Tăng cân khi mang thai có quan trọng không?

Câu trả lời là có. Tăng cân đúng mức trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và thai nhi.

Tăng cân khi mang thai bao nhiêu thì hợp lý
Tăng cân khi mang thai bao nhiêu thì hợp lý

Nếu bạn tăng cân quá ít khi mang thai, bạn có nhiều khả năng:

  • Sinh con thiếu tháng. Một đứa trẻ được coi là sinh non khi được sinh ra quá sớm, trước 37 tuần của thai kỳ.
  • Sinh con nhẹ cân. Khi sinh nhẹ cân có nghĩa là con bạn sinh ra nặng dưới 5 pound, 8 ounce.

Ngược lại, nếu bạn tăng cân quá nhiều trong khi mang thai, bạn có nhiều khả năng:

  • Sinh con thiếu tháng. Trẻ sinh non có thể gặp các vấn đề sức khỏe khi sinh và sau này trong cuộc sống, bao gồm thừa cân hoặc béo phì. 
  • Có em bé mắc chứng macrosomia bào thai. Đây là lúc con bạn sinh ra nặng hơn 4,08 kg. Sinh con quá lớn có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và chảy máu nhiều sau khi sinh.
  • Cần sinh mổ (hay còn gọi là C-section). Em bé của bạn được sinh ra thông qua một vết cắt mà bác sĩ khoét ra ở phần bụng và tử cung của bạn.
  • Gặp khó khăn khi giảm cân sau khi sinh con. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe như tiểu đường và huyết áp cao.

Bạn nên tăng bao nhiêu cân khi mang thai thì hợp lý?

Tuỳ thuộc vào cơ thể mỗi người mà định mức này sẽ thay đổi. Bác sĩ sản khoa thông thường sẽ sử dụng chỉ số khối cơ thể của mỗi cá nhân (còn gọi là BMI) trước khi mang thai để tính xem mỗi bà mẹ nên tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ. BMI là thước đo lượng mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng của bạn. Bạn có thể tìm hiểu và tính BMI như sau: 

Cách tính: BMI = cân nặng (kilogram) / [chiều cao x chiều cao (mét)]

  • Bước 1: Lấy cân nặng (kilogram) ở thời điểm chưa mang thai.
  • Bước 2: Đo chiều cao và tính bình phương: Chiều cao (m) x Chiều cao (m)
  • Bước 3: Chỉ số BMI là kết quả khi chia số cân nặng cho bình phương chiều cao đã tính tại bước 2.

Nếu bạn đang mang thai một em bé hoặc một cặp song sinh, hãy sử dụng biểu đồ sau để biết mức tăng cân được đề xuất dựa trên chỉ số BMI của bạn trước khi mang thai. Nếu bạn mang thai từ ba trở lên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về số cân nặng bạn nên tăng trong thai kỳ.

Bảng số cân nặng cần tăng dựa trên số liệu BMI của cơ thể bạn trong khi mang thai 
Bảng số cân nặng cần tăng dựa trên số liệu BMI của cơ thể bạn trong khi mang thai

Nếu bạn thuộc trường hợp thừa cân hoặc béo phì và tăng ít hơn số lượng khuyến nghị, hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa. Nếu bé được sinh ra vẫn phát triển tốt thì việc tăng cân của bạn vẫn ổn.

Tăng cân từ từ và đều đặn là tốt nhất. Đừng quá lo lắng nếu bạn không tăng cân trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên hoặc nếu bạn tăng nhiều hơn hoặc ít hơn một chút so với chỉ số thông thường. Tùy theo cơ thể mỗi người, chị em sẽ có một số đợt tăng trưởng – đây là khi bạn tăng vài cân trong một thời gian ngắn và sau đó chững lại. Một điều cấm kỵ trong thai kỳ đó là chị em đừng bao giờ cố gắng giảm cân trong khi mang thai.

Nếu bạn lo lắng về việc tăng cân của mình, hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa của bạn

Làm thế nào bạn có thể theo dõi sự tăng cân trong khi mang thai?

Bác sĩ sản khoa sẽ kiểm tra cân nặng của bạn mỗi lần khám trước khi sinh. Sau đó hãy sử dụng biểu đồ theo dõi tăng cân của New Choice cung cấp phía trên để tự theo dõi cân nặng của bạn.

Do đâu mà bạn tăng cân khi mang thai?

Sự phát triển của thai nhi đóng góp một phần trọng lượng tất yếu trong tổng số cân nặng mà bạn đang tăng. Ngoài ra còn nhiều những thành phần đóng góp khác.

Chi tiết số liệu trọng lượng sản phụ tăng thêm gồm những phần sau:

  • Khối lượng của thai nhi = 3,4 kg
  • Khối lượng phần nước ối bao quanh em bé trong bụng = 0,91 kg
  • Khối lượng máu = 1,8 kg
  • Khối lượng chất lỏng trong cơ thể = 1,36 kg
  • Khối lượng tăng trưởng của tuyến sữa / bầu ngực = 0,91 kg
  • Chất béo, protein và các chất dinh dưỡng khác = 2,72 đến 3,63 kg
  • Khối lượng nhau thai = 0,68 kg. Nhau thai phát triển trong tử cung của thai phụ, cung cấp thức ăn và oxy cho em bé qua dây rốn.
  • Khối lượng tăng trưởng của phần tử cung = 0,91 kg.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

  • Tốt nhất phụ nữ nên bắt đầu mang thai tại một mức cân nặng hợp lý. Nói chuyện với bác sĩ sản khoa của bạn để biết đâu là mức cân nặng hợp lý cho bạn trước khi bạn mang thai.
  • Tăng cân quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ có thể gây hại cho bạn và thai nhi.
  • Đừng bao giờ cố gắng giảm cân khi mang thai.
  • Bạn chỉ cần thêm khoảng 300 calo mỗi ngày khi mang thai để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.