Việc tập thể dục có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phái đẹp. Những ảnh hưởng đó là gì? Golden Choice cùng bạn khám phá.
Có lẽ bạn mong đợi có nhiều thay đổi trong cơ thể mình khi bắt đầu thói quen tập thể dục. Bạn có thể bị đau cơ, giảm cân, ngủ ngon hơn và tăng sức mạnh. Nhưng điều bạn có thể không ngờ tới là việc tập thể dục thường xuyên cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi.
Những thay đổi có thể tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn phản ứng với mức độ hoạt động tăng lên. Dưới đây là 4 tác động phổ biến nhất của thói quen tập thể dục đối với chu kỳ kinh nguyệt.
Mục lục
1. Xuất huyết tử cung
Tập luyện thường xuyên có thể gây ra sự thay đổi nhẹ đối với mức độ hormone. Điều này có thể cản trở quá trình xây dựng và bong tróc theo chu kỳ của niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc tử cung có thể phản ứng với những dấu hiệu nội tiết tố bằng cách bong ra và gây xuất huyết tử cung.
Tình trạng này là chảy máu ở âm đạo nhưng không trong chu kỳ kinh nguyệt. Màu của nó có thể đỏ thẫm hoặc đỏ tươi. Nó chảy ra nhẹ hơn chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Bạn cũng có thể bị chảy máu đột ngột trong khi hoặc ngay sau khi tập thể dục với cường độ mạnh.
Không có nguyên nhân và hậu quả trực tiếp nào từ việc bị chảy máu sau khi tập thể dục. Nó có thể là kết quả của rối loạn nội mạc tử cung. Hoặc có thể là do những thay đổi trong cấu trúc niêm mạc tử cung hoặc cổ tử cung. Sự gia tăng áp lực ở ổ bụng cùng với một số kiểu vận động có thể gây chảy máu do u xơ tử cung dưới niêm mạc và polyp cổ tử cung.
2. Trễ kinh
Mặc dù tập thể dục nhìn chung tốt cho bạn nhưng áp lực sinh lý khi tập luyện quá sức có thể làm gián đoạn sự cân bằng của trục dưới đồi tuyến yên buồng trứng. Vùng dưới đồi là một phần trong não bộ đóng vai trò là trung tâm điều khiển chu kỳ kinh nguyệt. Nó truyền các thông tin nội tiết tố đến tuyến yên và buồng trứng của bạn, từ đó kích hoạt quá trình rụng trứng.
Nếu việc truyền thông tin này bị gián đoạn do áp lực sinh lý từ việc tập thể dục quá sức hoặc sụt cân đáng kể thì trứng sẽ không rụng. Nếu như vậy, những thay đổi mà kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xảy ra và bạn sẽ bị trễ kinh.
Tình trạng vô kinh do tập thể dục gây ra có thể xảy ra ở những vận động viên nữ. Biểu hiện bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt
- Lượng calorie thấp
- Mật độ khoáng xương thấp
3. Thay đổi dòng kinh nguyệt
Đừng lo lắng nếu bạn nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình nhẹ nhàng hơn khi bắt đầu thói quen tập thể dục. Những thay đổi nội tiết tố có thể gây ngừng kinh nguyệt, tác động yếu hơn đến cơ thể bạn và dòng kinh yếu hơn.
Một thay đổi khác có thể góp phần làm dòng kinh yếu hơn là việc giảm cân khi bạn tập thể dục thường xuyên. Mỡ cơ thể hoặc các mô mỡ sản xuất ra một loại estrogen. Estrogen dư thừa trong cơ thể khiến lớp niêm mạc tích tụ nhiều hơn trong nửa chu kỳ đầu. Lớp niêm mạc càng dày thì lượng kinh nguyệt càng nhiều.
Khi giảm cân, bạn sẽ giảm lượng estrogen trong cơ thể nên làm giảm sự tích tụ theo chu kỳ của niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc mỏng hơn dẫn đến dòng kinh ít hơn.
4. Đau bụng kinh
Có 2 kiểu đau trong khi đến kỳ kinh nguyệt. Việc tập thể dục có giúp ích gì hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến cơn đau này.
Đau bụng kinh nguyên phát
Kiểu đau bụng này là một giai đoạn bị đau mà không xác định chính xác được nguyên nhân. Nó thường bắt đầu với kỳ kinh nguyệt đầu tiên và cứ thế theo chu kỳ. Thói quen tập thể dục có thể giúp bạn giảm đau bụng kinh nguyên phát.
Những thay đổi nội tiết tố liên quan đến việc tập thể dục có thể làm giảm nồng độ prostaglandin trong niêm mạc tử cung. Prostaglandin là chất gây viêm nhiễm được tạo trong cơ thể, là nguyên nhân gây ra những cơn co thắt tử cung và đau bụng.
Đau bụng kinh thứ phát
Đây là giai đoạn đau do bệnh lý tiềm ẩn. Loại đau bụng này thường phát triển theo thời gian và thường bắt đầu ở độ tuổi 20 hoặc thậm chí muộn hơn. Hai tình trạng phổ biến gây ra cơn đau này là u tuyến và u xơ tử cung.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng nếu bạn đau hơn khi tập thể dục trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là nếu bạn bị u xơ tử cung. Chúng phát triển một mạng lưới các mạch máu vì chúng cần máu và chất dinh dưỡng để phát triển.
Khi tập thể dục, cơ thể sẽ dịch chuyển lưu lượng máu từ các cơ quan khác để phục vụ tim, phổi và cơ của bạn. Trong điều kiện bình thường, tử cung của bạn có thể thích nghi. Nhưng nếu bạn bị u xơ tử cung, lượng kinh có thể bị giảm đáng kể khi tập thể dục.
Điều này gây ra một tình trạng được gọi là thiếu máu cục bộ, xảy ra tương tự như ở trong cơ tim. Khi một cơ bị thiếu máu cục bộ, bạn sẽ cảm thấy đau.