Mang thai thiên chức thiêng liêng đối đồng thời cũng là một hành trình đầy gian nan của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua chặng đường thai kỳ một cách thuận lợi và nhẹ nhàng. Rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải nhiều sự cố không mong muốn, trong đó có tình trạng thai chửa ngoài tử cung.
Mục lục
- 1 Thế nào là thai chửa ngoài tử cung?
- 2 Bị chửa ngoài tử cung khi thử que có lên không?
- 3 Những dấu hiệu nhận biết thai chửa ngoài tử cung
- 4 Những ai có nguy cơ cao bị mang thai ngoài tử cung?
- 5 Những yếu tố làm tăng cao nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung
- 6 Thai ngoài tử cung có thể giữ được hay không?
- 7 Bác sĩ nói gì về cách phòng tránh thai chửa ngoài tử cung?
Thế nào là thai chửa ngoài tử cung?
Thai chửa ngoài tử cung hay còn được gọi theo cách khác là thai chửa ngoài dạ con. Đây là tình trạng khi mà trứng được thụ tinh nhưng lại làm tổ và phát triển ở một vị trí bên ngoài buồng tử cung. Trong khi đó, bên trong tử cung của người mẹ mới là nơi mà trứng cần phải làm tổ ở đó
Trứng làm tổ bên ngoài dạ con có thể gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, nguy hiểm hơn là nó đe dọa tới tính mạng của thai phụ nếu không được can thiệp kịp thời.
Một thai kỳ phát triển bình thường sẽ diễn ra theo quy trình sau: trứng được thụ tinh bên trong ống dẫn trứng, sau đó trứng sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ lại niêm mạc tử cung rồi phát triển thành phôi, rồi thành thai nhi. Thai nhi này sẽ ở lại bên trong tử cung, tiếp tục phát triển cho tới khi được sinh ra.
Nếu như trứng làm tổ bên ngoài tử cung thì phôi thai sẽ không thể phát triển bình thường mà phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí là không thể tồn tại được.
Cụ thể, theo nhiều số liệu được tổng hợp bởi CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ): thai ngoài tử cung là nguyên nhân gây nên 3 – 4% các trường hợp tử vong có liên quan đến quá trình mang thai ở phụ nữ.
Bị chửa ngoài tử cung khi thử que có lên không?
Rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc rằng: “Chửa ngoài tử cung thử que có lên không?”. Về vấn đề này, trước hết cần hiểu rằng cơ chế hoạt động của que thử thai là xác định nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu của người phụ nữ. Điều này không phụ thuộc hay chịu sự chi phối của vị trí thai làm tổ.
Do đó, một khi đã mang thai thì nồng độ HCG sẽ có sự thay đổi và nếu mức HCG đạt mức thích hợp thì que thử thai vẫn lên 2 vạch như bình thường
Tuy nhiên, có một vấn đề là phụ nữ gặp tình trạng mang thai ngoài tử cung thì nồng độ HCG trong nước tiểu sẽ lên xuống thất thường không cố định. Vì thế, cách thử thai thích hợp và mang kết quả chính xác nhất chính là siêu âm để kiểm tra xem thai vào tử cung chưa, tình hình thai nhi ra sao.
Những dấu hiệu nhận biết thai chửa ngoài tử cung
Các trường hợp thai ngoài tử cung được phát hiện quá muộn đều gây nguy hiểm đối với sức khoẻ và tính mạng của người mẹ. Thường thì các ca thai sai vị trí sẽ được phát hiện khi ở tuần 4 – 10 của thai kỳ. Triệu chứng ban đầu của hiện tượng thai ngoài tử cung thường không rõ ràng vì bị nhiều thai phụ nhầm lẫn với tình trạng đau bụng dưới, ra máu do kỳ kinh nguyệt hoặc trễ kinh.
– Hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường: Một chút máu có màu hồng nhạt xuất hiện trên quần lót được gọi là máu báo thai, nó khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu máu có màu đỏ sẫm và kéo dài không ngừng thì có thể là biểu hiện của việc bạn bị mang thai ngoài tử cung. Lúc này hãy tới cơ sở ý tế để được kiểm tra ngay.
– Thai chửa ngoài cổ tử cung làm nồng độ HCG trong nước tiểu bị giảm đi: Xét nghiệm nồng độ HCG có trong nước tiểu là chỉ định mà bác sĩ thường yêu ầu tiến hành khi kiểm tra tình hình thai nhi. Một khi trứng làm tổ thì HCG đã bắt đầu xuất hiện, nó tăng nhanh và đạt mức tối đa khi thai nhi được khoảng 2,5 tháng tuổi. Sau giai đoạn này, nồng độ HCG giảm dần và sẽu ổn định vào tháng thứ 4 của thai kỳ.
– Triệu chứng đau bụng dữ dội: tình trạng đau bụng một bên dữ dội là một dấu hiệu nhận biết bạn bị mang thai ngoài tử cung. Và vị trí thai làm tổ chính là vị trí cơn đau xuất hiện. Thường thì nó sẽ ở mức độ âm ỉ và kéo dài, một số người thì lại là cảm giác mót rặn như khi bị táo bón. Trong khi đó, một số khác lại đau dữ dội đi kèm với hiện tượng chảy máu âm đạo.
Thai nhi càng lớn thì mức độ những cơn đau càng tăng dần. Lúc này, bà bầu sẽ bị mệt mỏi cơ thể, thậm chí là ngất xỉu, rất nguy hiểm với sức khoẻ và tính mạng.
– Bị chuột rút trong giai đoạn đầu mang thai: Đối với phụ nữ mang thai thì chuột rút là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài suốt 3 tháng đầu thai kỳ với tần suất thường xuyên thì có thể bạn đã đang mang thai chửa ngoài tử cung. Thai nhi càng lớn thì cách mạch máu tại vị trí làm tổ sẽ càng bị chèn ép, căng phồng và dễ bị vỡ ra.
– Khó chịu khi đi vệ sinh: hiện tượng bàng quang và ruột bị chèn ép chính là nguyên nhân là mẹ bầu gặp khó khăn trong khi đi vệ sinh. Cơn đau cũng tạo cảm giác mót rặn như táo bón. Các dấu hiệu cảnh báo đi kèm bao gồm: dễ mắc bệnh viêm nhiễm, tình trạng tiểu buốt, tiểu đau…
– Bà bầu bị ù tai, hoa mắt, chóng mặt là dấu hiệu để nhận biết tình trạng mang thai ngoài tử cung. Thai nhi lớn dần lên ở ngoài tử cung sẽ làm tử cung vỡ ra, làm chảy máu ồ ạt. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người mẹ bị hoa mắt do mất máu, thậm chí sẽ bị ngất xỉu. Lúc này, cần được cấp cứu kịp thời cho sản phụ. Thường thì thai nhi đã bị hỏng và cần được loại bỏ để bảo vệ tính mạng người mẹ.
– Đau vai gáy ở giai đoạn đầu thai kỳ: thai nhi làm tổ gây nên những cơn đau ở vùng bụng dưới, sau đó sẽ lan dần tới vùng đầu, vai và vùng gáy. Điều đáng nói là hầu hết mọi người đều bỏ qua dấu hiệu này bởi nghĩ rằng nó là các triệu chứng bình thường do mệt mỏi của bà bầu.
– Huyết áp thấp do thai chửa ngoài tử cung: Nếu bạn bị chửa ngoài dạ con và gặp tình trạng huyết áp thấp thì có thể thai đã bị vỡ. Nếu đi kèm với những cơn đau bụng dữ dội, đau nhức vai, toát mồ hôi, hoa mắt chóng mặt thì cần phải lập tức đi khám ngay. Để càng lâu thì nguy cơ thai bị vỡ càng cao và nguy hiểm tới tính mạng người mẹ.
Những ai có nguy cơ cao bị mang thai ngoài tử cung?
– Nhóm đối tượng là chị em phụ nữ từng có lịch sử bị mang thai ngoài tử cung 1 hoặc nhiều lần.
– Nữ giới đã từng phẫu thuật ống dẫn trứng hoặc khu vực vùng bụng chậu.
– Phụ nữ từng bị hoặc đang bị viêm vùng chậu.
– Nhóm đối tượng là chị em phụ nữ đang hoặc đã từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
Những yếu tố làm tăng cao nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung
– Nhóm phụ nữ hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá gián tiếp từ những người xung quanh có nguy cơ cao bị chửa ngoài dạ con.
– Phụ nữ trên 35 tuổi dễ bị mang thai ngoài tử cung.
– Nếu bạn từng điều trị vô sinh, khó mang thai cũng đối mặt với nguy cơ bị chửa ngoài dạ con.
– Nhóm phụ nữ dùng các biện pháp hỗ trợ sinh sản cũng có thể là nguyên nhân làm tăng cao nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung có thể giữ được hay không?
Mang thai ngoài tử cung có giữ được không là vấn đề được mọi bà bầu quan tâm. Về vấn đề này đã có rất nhiều nghiên cứu cũng như số liệu thống kê khác nhau. Theo đó:
- Thai ngoài tử cung thường làm tổ ở vòi trứng (95 – 98%)
- Thai làm tổ ở buồng trứng (0,7 – 1%),
- Thai ngoài tử cung thường làm tổ ở cổ tử cung (0,5 – 1%)
- Nhiều trường hợp thai còn làm tổ ở ổ bụng
Đây đều là những vị trí không đảm bảo điều kiện môi trường thuận lợi cho phôi thai phát triển. Một khi thai lớn dần lên và tới một mức nào đó sẽ gây nên tình trạng: vỡ màng thai, xuất huyết ổ bụng. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu mất khả năng sinh sản ở những lần sau, nghiêm trọng hơn là nguy hiểm tới tính mạng cho người mẹ.
Điều đáng nói là không thể di chuyển thai ngoài tử cung vào tử cung. Vì thế, việc loại bỏ thai này càng sớm càng tốt là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của người mẹ.
Bác sĩ nói gì về cách phòng tránh thai chửa ngoài tử cung?
– Nếu bạn bị bệnh về viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là tắc vòi trứng do viêm nhiễm thì cần phải điều trị dứt điểm.
– Vệ sinh âm đạo sạch sẽ là cần thiết và rất quan trọng nhưng cần sử dụng loại dung dịch vệ sinh có nồng độ kiềm phù hợp, độ tẩy rửa không quá cao.
– Tránh cho cơ quan sinh dục bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nên mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, không mặc đồ quá bó sát.
– Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…
– Không lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay hormone, thay vào đó hãy chủ động sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.
Trong trường hợp bạn bị mang thai ngoài ý muốn và cần thực hiện thủ thuật đình chỉ thai thì cần làm tại cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục, không bị ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.
Với những thông tin hữu ích kể trên, hi vọng bạn sẽ có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm cho việc xử lý với tình trạng thai ngoài tử cung.