Thai ngoài tử cung thì niêm mạc có dày không?

Mang thai ngoài tử cung là tình trường hợp khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Và nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời thì thai ngoài tử cung sẽ biến chứng xấu và để lại hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là đe doạ tính mạng người mẹ. Vậy thai ngoài tử cung là gì, nó có những triệu chứng nào và thai ngoài tử cung thì niêm mạc có dày không?

Tìm hiểu thai ngoài tử cung là gì?

Thai ngoài tử cung là những trường hợp được xác định khi mà thai không nằm trong lòng tử cung mà lại làm tổ ở những vị trí khác bên ngoài tử cung và trong số đó thường gặp nhất chính là ở ở vòi trứng (trên 90%).

Bên cạnh đó, cũng có thể gặp thai làm tổ ở những vị trí khác như: buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung…  Khi thai ở những vùng này thì một khi thai phát triển lớn sẽ bị vỡ và gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa tới sức khoẻ và tính mạng của người mẹ.

Điều đáng nói là trường hợp này thường gặp nhất trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ.

thai-ngoai-tu-cung
Thai ngoài tử cung là trường hợp khá phổ biến

Đâu là nguyên nhân gây nên thai ngoài tử cung? 

Có thể điểm danh một số nguyên nhân gây nên tình trạng thai ngoài tử cung như sau:

  • Do người mẹ bị viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là khuẩn Chlamydia gây ảnh hưởng đến vòi trứng.
  • Do tác dụng của một số biện pháp hỗ trợ sinh sản như: thụ tinh trong ống nghiệm, chuyển phôi và kích thích rụng trứng.
  • Trứng bị mắc kẹt khi thụ tinh và không thể tới tử cung mà nguyên nhân là do ống dẫn trứng bị viêm.
  • Do mất cân bằng nội tiết.
  • Người mẹ hút thuốc lá cũng làm tăng cao nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.
  • Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai cũng nguy cơ cao bị thai ngoài tử cung.

Ngoài những nguyên nhân kê trên, trong thực tế có tới hơn 50% trường hợp nữ giới mang thai ngoài tử cung mà không tìm được chính xác nguyên nhân. Vì vậy, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì nên chủ động cảnh sát và không nên chủ quan với trường hợp mang thai ngoài tử cung.

Mang thai ngoài tử cung thường có những dấu hiệu nào?

Chúng ta có thể liệt kê nhanh chóng một số dấu hiệu thường thường gặp của mang thai ngoài tử cung như sau:

  • Bị rong huyết nhẹ
  • Nôn, buồn nôn
  • Đau bụng dưới
  • Đau nhói bụng
  • Đau một bên cơ thể
  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Đau vai, cổ hoặc trực tràng
  • Ngất xỉu
thai-ngoai-tu-cung-1
Một trong những triệu chứng phổ biến khi mang thai ngoài tử cung là đau bụng dưới

Những dấu hiệu kể trên khá rõ ràng nhưng lại bị nhiều bà bầu chủ quan, coi đó là biểu hiện bình thường của thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu khi thai kỳ chưa ổn định.

Tuy nhiên, chị em phụ nữ đang mang thai nếu thấy mình có một trong những biểu hiện kể trên thì không nên chủ quan mà cần theo dõi và tới gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định nguyên nhân cũng như có hướng điều trị phù hợp.

Nếu bị mang thai ngoài tử cung niêm mạc có dày không?

Có thể nói rằng, niêm mạc tử cung phủ toàn bộ mặt tử cung chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai cũng như mang thai về sau này. Do đó, nhiều người băn khoăn rằng liệu mang thai ngoài tử cung thì niêm mạc có dày không?

Với vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết ngay khi người mẹ mang thai ngoài tử cung, dù phôi thai không chuyển về tử cung thì cơ thể vẫn gia tăng sản sinh hormone nội tiết tố để làm dày niêm mạc để hỗ trợ cho phôi thai và nhau thai phát triển. Vì thế, có thể khẳng định được rằng, nếu bà bầu mang thai ngoài tử cung thì lớp niêm mạc vẫn sẽ dày lên như bình thường.

thai-ngoai-tu-cung-2
Mang thai ngoài tử cung vẫn làm cho niêm mạc dày lên

Vậy đâu là cách điều trị thai ngoài tử cung hiệu quả và an toàn?

Mang thai ngoài tử cung là trường hợp rất nguy hiểm vì nó khiến cho thai nhi không thể phát triển một cách bình thường nên loại bỏ phôi thai sớm chính là cách bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng cho người mẹ.

Đồng thời, loại bỏ phôi thai càng sớm thì càng gia tăng khả năng sinh sản cho người mẹ về sau này.

thai-ngoai-tu-cung-3
Có nhiều phương pháp điều trị trường hợp thai ngoài tử cung

Xét về những phương pháp điều trị thai ngoài tử cung thì có nhiều lựa chọn khác nhau. Dựa theo tình hình cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp thích hợp nhất.

Đối với những trường hợp thai ngoài tử cung mà không có biến chứng thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc ngăn phôi thai ngoài tử cung tiếp tục phát triển.

Bên cạnh đó, thai ngoài tử cung cũng có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật giúp loại bỏ bào phôi và khắc phục những tổn thương gặp phải ở ống dẫn trứng.

Chị em điều trị thai ngoài tử cung cần lưu ý không mang vác đồ nặng quá 4,5kg trong thời gian đầu và nên uống nhiều nước để tránh bị táo. Trong 1 tuần đầu sau phẫu thuật cần kiêng quan hệ tình dục, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

Có thể nói rằng, mang thai ngoài tử cung là trường hợp rất nguy hiểm ở các bà bầu. Và để giảm thiểu được nguy cơ gặp phải tình trạng này thì chị em phụ nữ nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thủ thuật phá thai, tăng cường vệ sinh vùng kín, khám phụ khoa định kỳ.

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ thì nên tới gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và sớm phát hiện cũng như khắc phục các vấn đề nếu có.

Mang thai ngoài tử cung thì có có ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo hay không?

Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh con. Cây trả lời là CÓ.

Nếu phụ nữ đã từng mang thai ngoài tử cung và phải loại bỏ phôi thai thì những lần mang thai sau sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể, lần mang thai sau cũng có nguy cơ thai làm tổ ngoài tử cung.

Do đó, bạn nên thận trọng hơn, ngay từ khi có kế hoạch mang thai lần tiếp theo phải theo dõi kỹ càng và chỉ khi kiểm tra, được bác sĩ xác nhận là túi thai đã di chuyển về đúng vị trí trong tử cung thì mới có thể yên tâm.

Trên đây chính là những thông tin về trường hợp mang thai ngoài tử cung, từ đó giúp chị em có thể xác định được liệu rằng mang thai ngoài tử cung thì niêm mạc có dày không. Hi vọng rằng, những chia sẻ này sẽ giúp chị em có thêm kinh nghiệm trong việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe thai kỳ.